Viêm gan B: Những điều cần biết và cách phòng ngừa

Viêm gan B do virus HBV gây ra là một bệnh lý nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bên cạnh đó, vêm gan B có thể tiến triển âm thầm dẫn đến xơ gan thậm chí là ung thư gan. Vì vậy bạn cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh để bệnh diễn biến nặng gây hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh viêm gan B ở Việt Nam được coi là Ổ Dịch với hơn 10 triệu người mắc phải. Điều tra về gánh nặng bệnh tật năm 2019 cho thấy, bệnh là nguyên nhân gây ra hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. Trong đó, 90% bệnh nhân không biết về tình trạng bệnh của mình. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm gan B được cảnh báo ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc viêm gan B, và khoảng hơn 10% số bệnh nhân này có nguy cơ mắc ung thư gan. Bệnh viêm gan với các triệu chứng rất kín đáo, khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nhiều người bệnh nhiễm viêm gan B vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HBV ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí nguy hiểm hơn còn đe dọa đến tính mạng.

Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể trở thành mãn tính, có thể gây nhiễm trùng gan hoặc ung thư gan. Viêm gan B có thể ở bất kỳ đối tượng nào như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành nhiễm virus nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Bệnh viêm gan B được chia làm 2 dạng : Cấp tính và mãn tính.

Viêm gan B là gì
Viêm gan B là gì

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính phát sinh trong khoảng 6 tháng đầu khi bệnh nhân nhiễm virus, là giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh. Khoảng 90% người nhiễm virus viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và 10% sẽ tiến triển thành viêm gan B mãn tính, gây nguy hiểm cho gan.

Vấn đề bệnh nhân nhiễm viêm gan B cấp tính có trở thành mãn tính hay không phụ thuộc vào độ tuổi của người mắc bệnh.

Viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mãn tính là khi bệnh nhân nhiễm virus trên 6 tháng khi bị nhiễm virus. Giai đoạn mãn tính là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, dẫn theo nhiều biến chứng khó lường. Viêm gan B mãn tính có 2 dạng: Thể hoạt động và thể không hoạt động

Viêm gan B thể không hoạt động

Cũng giống như trường hợp nhiễm viêm gan B thể người lành mang mầm, virus HBV ở thể ngủ yên không hoạt động. Bệnh nhân mắc bệnh chung sống hòa bình với virus, vẫn sinh hoạt, học tập, lao động bình thường

Viêm gan B mãn thể hoạt động

Khác với viêm gan B mãn thể không hoạt động, virus HBV thể hoạt động không ngừng sinh sôi, nảy nở, gây tổn hại đến gan như : xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Virus HBV là gì

Virus HBV là nguyên nhân gây ra cái chết cho hơn 600.000 bệnh nhân mỗi năm trên toàn thế giới. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có số người nhiễm HBV cao nhất với khoảng 15-20% trên tổng dân số.

Virus HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có gen di truyền ADN chuỗi kép với kích thước 27 nm có hình cầu, vỏ bao quanh của HBV là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg.

Bên trong lớp vỏ HBV là một lớp kháng nguyên hoà tan có hình hộp (HBeAg). Bên trong lõi của virus HBV có chứa enzym polymerase AND, phụ thuộc ADN và các hoạt tính phiên mã ngược.

Virus HBV có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 100°C, virus có thể sống trong vòng 30 phút. Ở nhiệt độ -20°C, thời gian sống của nó có thể kéo dài tới 20 năm.

Viêm gan B có lây không?

Virus viêm gan B có hoạt động lây nhiễm giống với virus HIV. Với những đặc điểm riêng biệt virus HBV còn nguy hiểm hơn cả virus HIV.

Nếu virus HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể và không thể lây nhiễm trong môi trường tự nhiên thì virus HBV có thể sống ít nhất 7 ngày ở ngoài tự nhiên và trong thời gian này có thể xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân không được vaccine bảo vệ.

Virus viêm gan B lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con giống với Virus HIV

Con đường lây nhiễm của Viêm gan B
Con đường lây nhiễm của Viêm gan B

Lây qua đường máu

Virus HBV có thể sống trong máu khô nhiều ngày những việc làm sau đây rất dễ làm lây lan virus từ người này sang người khác.

Sử dụng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh rang, dao cạo râu, bấm móng chân, móng tay….

Để vết thương hở tiếp xúc với máu của bệnh nhân nhiễm virus.

Lây từ mẹ sang con

Nếu bệnh nhân là phụ nữ khi mang thai bị nhiễm virus viêm gan B thì thai nhi cũng có khả năng bị lây nhiễm nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời thì khả năng lây nhiễm sẽ tăng cao theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

Trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây nhiễm là 1%. Trong 3 tháng giữa tỷ lệ lây nhiễm là 10%. Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ thì khả năng lây nhiễm sang con sẽ là 60 – 70%.

Do vậy, trước khi có ý định mang thai và trong suốt thai kỳ, bệnh nhân bị nhiễm virus HBV cần đến gặp bác sĩ, nêu rõ bệnh sử của mình để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất cũng như có các biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường phát tán virus viêm gan B từ người này sang người khác. Virus HBV sống trong dich sinh dục và có thể lây qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.

Vì vậy, cần đảm bảo rằng khi quan hệ tình dục đã cần có các biện pháp ngăn ngừa bệnh lây lan như sử dụng bao cao su, không dùng các dụng cụ hỗ trợ kém vệ sinh…

Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 100 lần virus HIV. Trên đây là 3 con đường lây nhiễm của virus HBV cần lưu ý

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B

Dựa vào các con đường lây nhiễm của Virus HBV, có thể xác định được những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất:

Nhóm đối tượng 1:

Những bệnh nhân bị lây viêm gan B qua đường máu, sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, thường là những đối tượng nghiện ma túy, những người thường xăm hình, làm móng tay, móng chân tại những cơ sở không tiệt trùng dụng cụ chuyên dụng cẩn thận, sạch sẽ.

Những bác sĩ, nhân viên y tế khi có vết thương hở tiếp xúc với máu hoặc vết thương hở của người bị nhiễm viêm gan B, những người không may được truyền máu từ người bị virus HBV.

Nhóm đối tượng 2:

Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm virus HBV mà không được tiêm vắc xin ngay sau khi sinh, những người thân trong gia đình có bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B cũng rất dễ bị lây nhiễm nếu sử dụng chung đồ lót, bàn chải đánh răng, vợ hoặc chồng bị viêm gan B khi quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp phòng tránh.

Nhóm đối tượng 3:

Những đối tượng không chung thủy, quan hệ tình dục với người bị virus HBV. Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, và các biện pháp an toàn…

Triệu chứng của bệnh viêm gan B

Triệu chứng của bệnh Viêm gan B giai đoạn đầu thường không rõ rệt. Đặc biệt virus HBV ở dạng ngủ thì không có biểu hiện gì bất thường. Chỉ khi các bác sĩ làm các xét nghiệm thì mới có thể phát hiện ra.

Ở giai đoạn nặng hơn, người mắc virus HBV thường sẽ biểu hiện ra bên ngoài và có những biểu hiện rõ rệt như: Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn thậm chí là gầy sút cân không rõ nguyên nhân, suy nhược cơ thể…

Sốt: Có một số bệnh nhân khi mới bị nhiễm virus HBV thường có hiện tượng sốt nhẹ về chiều. Nguyên nhân là do virus HBV tấn công làm tổn thương gan, làm gan không thải hết chất độc và chất độc bên trong dồn vào máu khiến cơ thể bị sốt.

Rối loạn tiêu hóa: thường gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, táo bón, buồn nôn, nôn, trướng bụng,…

Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu: Vàng da, vàng mắt là một trong những triệu chứng điển hình nhất của viêm gan B và các bệnh về gan xuất hiện khi đã ở giai đoạn nặng, cần phải đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

Xuất huyết dưới da: cũng là dấu hiệu cho thấy virus viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn nặng. Khi thấy có các triệu chứng da xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ máu hoặc mũi xuất huyết cần đi khám sức khỏe ở bệnh viện gần nhất.

Đau bụng: Có cảm giác ở vùng gan, phía bên trên phải bụng bị đau

Biến chứng nguy hiểm của Viêm gan B

Viêm gan B trở nên nguy hiểm khi chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây nên những biến chứng phổ biến và nguy hại như:

Xơ gan

Xơ gan hay còn gọi là sẹo hóa gan các tế bào gan bị thay thế bởi các sẹo mô xơ và làm gan bị xơ hóa dẫn đến suy giảm chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan thường mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, suy giảm hệ miễn dịch, hai chân phù nề sau đó lan ra toàn thân nếu bệnh nặng hơn.

Bệnh não gan

Đây là một bệnh hiếm gặp nhưng nguy cơ tử vong rất cao thường có các triệu chứng ban đầu lo lắng, bứt rứt, khó chịu. Diễn biến nặng hơn có thể khiến khó ngủ, suy giảm nhận thức, mất định hướng không gian và thời gian. Lâu dần, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mê sảng, hôn mê sau.

Suy gan cấp

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của Virus HBV. Người mắc bệnh có biểu hiện thường xuyên buồn nôn, chán ăn, vàng da, vàng mắt. Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới suy hô hấp, suy đa tạng và nặng hơn tử vong.

Ung thư gan

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất là giai đoạn cuối cùng rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong cao của bệnh viêm gan B. Bệnh nhân nhiễm virus HBV có tỷ lệ mắc ung thư gan đến 20 lần so với người bình thường. Những biểu hiện chính của bệnh là phù sút cân nhanh chóng, đau bụng, lách to,…

Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả

Hiện nay, phương pháp tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Nếu virus HBV đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì chỉ có thể sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng virus HBV trong cơ thể. Tổ chức WHO khuyến cáo cần tiêm vacxin phòng tránh đầu tiên càng sớm càng tốt: trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần.

Cách phòng ngừa viêm gan B
Cách phòng ngừa viêm gan B

Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số cách phòng tránh viêm gan B sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus HBV.
  • Nên đi đến các cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn không bị nhiễm bệnh.
  • Trước khi có ý định mang thai vợ chồng cần đi kiểm tra để xác định có bị nhiễm bệnh không.
  • Phụ nữ mang thai cũng cần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Băng kín các vết thương hở để tránh bị lây nhiễm virus HBV.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai.
  • Luôn sử dụng bơm kim tiêm mới và đã được vô trùng.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch nếu không có dụng cụ bảo vệ.
  • Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm môi…tại những cơ sở không uy tín, an toàn.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: bàn chải đánh răng, kìm bấm móng, dao cạo râu…
  • Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách phòng tránh để tránh bị lây nhiễm.

Việc khám sàng lọc gan mật cho phép thực hiện thăm khám, xét nghiệm men gan và sàng lọc viêm gan B, C… Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chức năng gan mật và tư vấn chế độ dinh dưỡng, lối sống khỏe để có các phương pháp phòng ngừa viêm gan B.

Chuẩn đoán viêm gan B

Chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, rất khó có thể xác định liệu người bệnh có bị virus HBV hay không. Các xét nghiệm sau đây là những chỉ số quan trọng để giúp chẩn đoán chính xác:

Xét nghiệm HBsAg: kháng nguyên bề mặt của virus HBV. Nếu kết quả là HBsAg (+), điều đó có nghĩa là bệnh nhân bị nhiễm virus HBV

Xét nghiệm chống HBs: một xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus HBV. Nếu bệnh nhân đã được tiêm vắc-xin viêm gan B hoặc đã bị nhiễm virus HBV và hồi phục, sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus và xét nghiệm chống HBs sẽ dương tính. Nồng độ chống HBs >10mUI / ml bảo vệ chống lại virus viêm gan B.

Điều trị viêm gan B

Việc điều trị bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn viêm gan B mãn tính, lúc đó bệnh nhân cần được chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp mà Bác sĩ đưa ra.

Dưới đây Nhà thuốc AZ xin cung cấp các thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm gan B mạn tính ở người trưởng thành đã được kiểm định và áp dụng trên toàn thế giới.

Điều trị viêm gan B cấp tính:

Viêm gan B cấp tính không cần sử dụng thuốc để điều trị, và chỉ cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian có triệu chứng lâm sàng

Cần đưa vào thực đơn hằng ngày các chất dinh dưỡng đầy đủ, tăng lượng rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.

Hạn chế sử dụng chất béo, giảm muối, kiêng rượu và tránh các loại thuốc chuyển hóa từ gan

Bệnh nhân cần uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất và lọc các chất có hại.

Khi hồi phục từ viêm gan B cấp tính, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt vừa phải để bảo vệ gan

Điều trị viêm gan B bằng thuốc

Ức chế sự nhân lên hài hước của virus viêm gan B (uống): Điều trị bằng thuốc kháng virus là một quá trình sử dụng lâu dài, người bệnh phải tuân thủ các hướng dẫn nghiêm ngặt để dùng thuốc để tránh tạo ra các chủng thuốc kháng virus.

Thuốc có chứa thành phần Tenofovir Disoproxil Fumarate 300mg cho người lớn từ 18 tuổi trở lên

-Thuốc Viread 300mg (Hộp 30 viên) Gilead Sciences Ltd Vương Quốc Anh…

Thuốc có chứa thành phần Tenofovir Alafenamide 25mg cho người lớn từ 18 tuổi trở lên

– Thuốc Hepbest 25mg (Hộp 30 viên) Mylan – Ấn Độ

– Thuốc Vemlidy 25mg (Hộp 30 viên) Gilead Sciences Ireland UC – Ireland…

Thuốc có chứa thành phần Entecavir 0,5mg có thể được sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên

– Thuốc Baraclude 0,5mg (Hộp 30 viên) AstraZeneca Pharmaceuticals LP…

Tiêm interferon: thuốc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt virus và tế bào bị nhiễm bệnh. Hiện nay, có hai loại thuốc tiêm:

-Interferon alpha dạng tiêm dưới da 3-5 lần/tuần

-Peg-interferon alpha dạng tiêm dưới da mỗi tuần một lần

Quá trình điều trị cho bệnh nhân kéo dài từ 6-12 tháng và cần theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ của thuốc để điều trị kịp thời. Tiêm interferon được ưa thích ở những phụ nữ muốn có con, bị nhiễm virus viêm gan D đồng thời, không dung nạp hoặc đã thất bại trong điều trị bằng thuốc kháng virus đường uống.

Một số câu hỏi liên quan về bệnh viêm gan B.

Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B

Nhiễm virus HBV cấp tính trong khi mang thai thường không nghiêm trọng và không liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong hoặc tăng khả năng gây quái thai. Như vậy trong khi mang thai nhiễm HBV không cần phải được xem xét để chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, đã có nghiêm cứu về tỷ lệ tăng cân nặng khi sinh thấp và sinh non ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm HBV cấp tính.

Hơn nữa, nhiễm virus HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỷ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỷ lệ lây truyền được báo cáo cao tới 60% tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở hoặc gần sinh.

Phụ nữ bị nhiễm virus HBV mạn tính thường chịu đựng tốt việc mang thai trong trường hợp không có bệnh gan tiến triển. Sự bùng phát có thể xảy ra, Sinh hóa gan nên được kiểm tra 3 tháng một lần trong thời kỳ đang mang và cứ sau 6 tháng sau khi sinh. Xét nghiệm DNA HBV được thực hiện đồng thời hoặc với sự hiện diện của ALT cao.

Bệnh nhân viêm gan B sống được bao lâu?

Những bệnh nhân bị viêm gan B thường có sự lo lắng và lòng tự trọng thấp vì họ sợ rằng họ có thể truyền bệnh cho người khác. Bên cạnh đó, người bệnh luôn lo lắng về việc họ có thể sống với viêm gan B trong bao lâu?

Thông thường, hầu hết người bệnh virus HBV cấp tính tự hồi phục ở 90%, chỉ có khoảng 10% tiến triển thành mãn tính. Tuy nhiên, người bệnh mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính không nên chủ quan vì điều đó

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính, trên thực tế, thời gian sống sót của mỗi bệnh nhân là khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh

Có nhiều yếu tố quyết định thời gian sống sót của người bệnh ở giai đoạn mãn tính. Thời gian sống sót phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, nó cũng bị ảnh hưởng bởi các biến chứng mà bệnh nhân gặp phải.

Trên thực tế, khả năng từ ung thư gan là rất thấp, đây là một biến chứng không phổ biến. Tuy nhiên, nếu không may virus có tác động mạnh và phát triển thành ung thư gan, người bệnh có thể sống khoảng 2 – 5 năm.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch, khả năng chống lại bệnh tật cũng quyết định thời gian sống của người bệnh. Nếu người bệnh luôn lo lắng về việc mình sẽ sống với virus HBV trong bao lâu, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị.

Do đó, người bệnh nên được điều trị trong khi sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tâm lý thoải mái, thời gian sống có thể kéo dài đến 90-95 tuổi.

Bệnh nhân viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh nhân viêm gan B nên bô sung vào thực đơn hằng ngày như:

  • Thực phẩm giàu protein như: cá, thịt, trứng…
  • Thực phẩm chứa đường và vitamin như: hoa quả tươi, sữa chua…
  • Thức ăn dễ tiêu hóa
  • Các loại rau chứa vitamin như: bầu, bí, cà chua, quýt, táo…
  • Các loại thực phẩm như bột mì, gạo tẻ, đậu nành, đậu xanh… nên được cung cấp đầy đủ trong bữa ăn hằng ngày để duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Người bị viêm gan B nên kiêng các thực phẩm chiên rán có nhiều chất béo

  • Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm gan B cũng cần tránh một số loại thực phẩm như:
  • Thực phẩm béo, thực phẩm chiên, rán, nướng, nhiều dầu mỡ…
  • Tuyệt đối kiêng rượu, bia các chất kích thích, đồ uông có cồn vì nó sẽ gây hại trực tiếp cho gan
  • Hạn chế ăn các thực phẩm quá bổ dưỡng, giàu protein như thịt dê, rùa, lòng đỏ trứng, thịt chó…
  • Bệnh nhân không nên ăn nhiều gan vì gan bị bệnh sẽ chuyển hóa kém, gây rối loạn tiêu hóa nặng hơn
  • Bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có quá nhiều đường, giàu đồ ngọt, làm cho gan không chuyển hóa hết, tăng lượng đường trong máu, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế ăn các loại hạt giàu chất béo như đậu phộng, dừa, hướng dương,.. gây cản trở quá trình chuyển hóa chất béo và tích tụ chất béo trong gan, ảnh hưởng đến chức năng gan.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay, gây kích ứng như ớt, tiêu, tỏi, gừng, hành tây, cà ri…
  • Không ăn thực phẩm quá mặn, thực phẩm chứa độc tố, măng tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm…
  • Cá biển có chứa các chất đông máu như cá thu, cá ngừ.., có thể khiến bệnh nhân bị viêm gan B chảy máu
  • Không ăn các món hải sản sống hoặc chưa được  nấu chín
  • Cẩn trọng với các chất phụ gia trong thực phẩm như: borax, thuốc tẩy, chất làm trắng trong bánh tráng, bún, phở,…

Mọi thông tin thắc mắc liên hệ 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập wedsite NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết

0929620660 0985226318 Zalo Facebook