Thuốc Viread điều trị viêm gan B của công ty Dược phẩm Mỹ Gilead được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng vào năm 2008 với Số đăng ký VN-6990-08. Như chúng tôi tìm hiểu được thuốc được xuất hiện trên thị trường với 2 tên Viread 245mg và Viread 300mg. Viread là thuốc biệt dược được được FDA Mỹ phê duyệt sử dụng vào ngày 26/10/2001, đem đến cơ hội điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân viêm gan B virus mạn tính. Rất nhiều khách hàng tìm kiếm mua thuốc Viread 245mg hoặc Viread 300mg, vậy hai hàm lượng này có gì khác nhau? địa chỉ mua thuốc uy tín ở Việt Nam ở đâu? và Giá thuốc Viread là bao nhiêu? mời bạn cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Thuốc Viread 245 mg và Viread 300 mg khác gì nhau?

Ở hai hình ảnh trên các bạn có thể thấy rõ có hai hàm lượng thuốc viread là 245 mg và 300 mg, thực ra hai hàm lượng này chỉ là một thuốc VIREAD mà thôi. Đối với Viread 300mg ở thành phần hoạt chất ghi đầy đủ gốc muối là Tenofovir Diproxil Fumarate 300mg, còn đối với thuốc Viread 245 mg mục thành phần hoạt chất không ghi gốc muối Fumarat nên hàm lượng chỉ là 245 mg Tenofovir Diproxil. Như vậy về bản chất Viread 245 mg và Viread 300 mg là cùng một loại thuốc, cùng thành phần Tenofovir Diproxil 245 mg.
Theo như số đăng ký VN-6990-08 (nguồn Thuocbietduoc.com) thì thuốc Viread được phê duyệt ở Việt Nam là Viread 300mg từ năm 2008, nhưng hiện nay trên thị trường Nhà thuốc AZ chỉ thấy xuất hiện thuốc Viread với hàm lượng 245 mg điều trị viêm gan B của Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy sau đây, tôi chỉ giới thiệu cùng bạn đọc về thuốc Viread 245 mg.
Thông tin cơ bản về thuốc Viread 245 mg
- Thành phần chính: Tenofovir disoproxil 245 mg.
- Nhà sản xuất: Gilead
- Số đăng ký: VN-6990-08 (Của hàm lượng 300mg)
- Quy cách: Hộp 30 viên
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
- Nhóm thuốc: Điều trị viêm gan B, HIV.
Chỉ định của thuốc Viread 245 mg là gì?
Chỉ định phổ biến được sử dụng của Viread chính là Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở người lớn. Ngoài ra Viread 245 mg còn được dùng trong phối hợp với thuốc khác retro-virus khác trong phòng ngừa phơi nhiễu HIV hoặc trong điều trị HIV tuyp 1 (HIV-1) ở người lớn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Viread
Liều dùng
Điều trị với thuốc Viread nên được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ có kinh nghiệm điều trị. Việc điều chỉnh liều phụ thuộc vào từng cơ địa bệnh nhân hoặc những thuốc được kết hợp khác, cán bộ y tế sẽ điều chỉnh để có được hiệu quả điều trị cao nhất.
Liều dùng cho nhiễm HIV
- Người lớn (từ 18 tuổi trở lên, người nặng ít nhất 35 kg): Liều thông thường là 1viên/ngày.
- Trẻ em (từ 12 tuổi – 17 tuổi, nặng ít nhất 35 kg): Liều thông thường là 1viên/ngày.
- Trẻ em (từ 2 tuổi – 11 tuổi hoặc cân nặng dưới 35 kg): tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liều dùng cho nhiễm virus viêm gan B mạn tính
- Người lớn (từ 18 tuổi trở lên, người nặng ít nhất 35 kg): Liều thông thường là 1viên/ngày.
- Trẻ em (từ 12 tuổi – 17 tuổi, nặng ít nhất 35 kg): Liều thông thường là 1 viên/ngày.
- Khi bệnh nhân quên một liều, ngay khi nhớ ra, hãy uống liền 1viên.
Khi bệnh nhân quên thuốc tính tới thời điểm dùng liều kế tiếp dưới 12 giờ, bệnh nhân cần bỏ qua liều thuốc của ngày hôm đó, và tiếp tục sử dụng thuốc đúng thời điểm của từng ngày vào những ngày tiếp theo. Lưu ý không uống cùng lúc 2 liều (gấp đôi liều hàng ngày) để bù cho liều thuốc đã bỏ qua khi quên uống.
Những chú ý khi sử dụng thuốc Viread:
- Với viên nén Viread 245 mg bệnh nhân có thể uống nguyên viên cùng nước lọc, không dùng các loại chất lỏng khác để uống thuốc như nước hoa quả, bia, rượu… Lưu ý không nghiền nhỏ viên nén khi uống.
- Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc để điều trị: Thuốc uống cùng bữa ăn và nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Mọi sự thay đổi khác khi dùng thuốc cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị có chuyên môn.
Chống chỉ định của thuốc Viread
Thuốc Viread không được sử dụng trong những trường hợp nào?
- Thuốc Viread không được sử dụng cho những bệnh nhân mẫn cảm với những thành phần của thuốc là Tenofovir disoproxil fumarate hay bất kì thành phần tá dược nào của thuốc.
- Với phụ nữ mang thai: Chỉ nên sử dụng khi cần thiết rõ ràng. Điều trị với thuốc có thể làm giảm nguy cơ truyền nhiễm HIV cho em bé. Thảo luận với bác sĩ về những nguy cơ và lợi ích của thuốc nếu điều trị khi đang mang thai.
Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng trong sử dụng thuốc Viread:
- Khi bắt buộc dùng các thuốc khác với thuốc Viread, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận về tác dụng phụ bất thường hoặc tác dụng mạnh.
- Phản ứng quá mẫn có thể xảy ra ở những người nhạy cảm.
- Trước khi sử dụng thuốc Viread hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: các vấn đề về thận, nghiện rượu, các vấn đề về gan (như viêm gan C, xơ gan ), các vấn đề về xương (như bệnh xương, mất xương, loãng xương, yếu hoặc gãy xương), bệnh về tuyến tụy (viêm tụy)…
- Hạn chế đồ uống có cồn.
- Rươu: Cần hạn chế rượu vì rượu là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tình trạng bệnh về gan và làm nặng thêm tiến triển viêm gan.
- Cần thận trọng khi dùng Viread đồng thời với các thuốc khác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh khác gần đây.
- Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường liên quan đến tác dụng phụ của thuốc dai dẳng hoặc nghiêm trọng, gọi ngay cho bác sĩ của bạn hoặc đến ngay trung y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Tương tác thuốc
- Viread không nên dùng chung với adefovir dipivoxil.
- Aspirin, Tylenol, Advil và Aleve khi dùng chung với thuốc có thể gây độc thận.
- Amprenavir, Atazanavir, Indinavir, Ritonavir, Saquinavir: Tương tác cộng hay đồng vận khi dùng chung với Viread.
- Các thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleosid như Delavirdin, Efavirenz, Nevirapin: Tương tác cộng hay đồng vận khi dùng chung với Viread.
- Các loại thuốc kết hợp có chứa tenofovir như Atripla, Biktarvy, Cimduo, Complera, Descovy, Genvoya, Odefsey, Stribild, Symfi hoặc Truvada: không nên dùng chung với thuốc Viread.
- Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị khi muốn dùng chung thuốc Viread với các thuốc điều trị bệnh khác.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Viread là gì?
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, đau yếu cơ không biến mất.
- Đau đầu nghiêm trọng không biến mất
- Các dấu hiệu nhiễm trùng như như sốt, sưng hạch bạch huyết,…
- Ớn lạnh
- Khó thở, ho,
- Lở loét da không lành.
- Khó nói hoặc nuốt
- Vấn đề về thăng bằng hoặc chuyển động mắt yếu
- Cảm giác châm chích
- Sưng ở cổ hoặc cổ họng
- Thay đổi kinh nguyệt
- Bất lực
Khác: Các phản ứng ngoài ý muốn còn tùy thuộc vào cơ địa từng bệnh nhân, vì vậy liên hệ ngay cho bác sĩ của bạn nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường.
Quá liều và xử lý
- Trong các trường hợp sử dụng thuốc Viread quá liều hay uống quá nhiều so với liều được chỉ định phải cấp cứu, người nhà cần đem theo toa thuốc/lọ thuốc nạn nhân đã uống. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng cần biết chiều cao và cân nặng của nạn nhân để thông báo cho bác sĩ.
- Nên làm gì nếu quên một liều?
Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn để bảo đảm đạt hiệu quả của thuốc được tốt nhất. Nếu quên một liều bệnh nhân cần uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu thời gian kể từ lúc bệnh nhân phát hiện ra việc quên thuốc gần đến liều thuốc sử dụng tiếp theo, bệnh nhân bỏ qua liều thuốc của ngày hôm đó và dùng thuốc bình thường lại đúng giờ vào những ngày tiếp theo. Chú ý không dùng gấp đôi liều thuốc để bù lại liều thuốc bệnh nhân đã quên.
Thuốc Viread giá bao nhiêu
Thuốc Viread được bán tại các bệnh viện với nhà thuốc do chính sách giá khác nhau. Giá thuốc Viread bán lẻ tại các Nhà thuốc tư nhân giao động từ 1.7 – 1.8 triệu đồng. Liên hệ 0929 620 660 để được tư vấn thuốc Viread giá bao nhiêu, Chúng tôi cam kết bán và tư vấn thuốc nhập khẩu chính hãng, với giá bán rẻ nhất, uy tín nhất.
Mua thuốc Viread ở đâu uy tín Hà Nội, HCM
Nếu bạn vẫn chưa biết mua thuốc Viread nhập khẩu chính hãng ở đâu uy tín. Chúng tôi xin giới thiệu các địa chỉ mua thuốc uy tín:
*Cơ sở Hà Nội
*Cơ sở Hòa Bình.
Chúng tôi có chính sách vận chuyển thuốc toàn quốc, khách hàng nhận thuốc, kiểm tra thuốc rồi mới thanh toán tiền.
Sản phẩm tương tự thuốc Viread
Ngoài ra, chúng tôi còn có các thuốc có thành phần Tenofovir disoproxil 245 mg tương tự thuốc Viread 245 mg tại đây.
- Thuốc Evasif 245 mg của Thổ Nhĩ Kỳ
- Thuốc Usatenvir 300 (Hộp 30 viên, Công ty dược phẩm Ampharco- U.s.a)
- Thuốc Batigan 300mg (Hộp 30 viên, Công ty dược phẩm Phương Đông- Việt Nam)
- Thuốc Orihepa 300 (Hộp 30 viên, Công ty dược phẩm Đông Nam- Việt Nam)
- Thuốc Tefostad Stada – Thuốc Tenofovir stada (Hộp 30 viên, Công ty Stada Việt Nam)
- Thuốc Gentino-B (Hộp 30 viên, Công ty Dược phẩm Getz- Pakistan)
- Thuốc Ricovir 300mg (Hộp 30 viên, Côn ty dược phẩm Mylan- Ấn Độ).
Dược lực học và dược động học của thuốc
Dược lực học
- Thuốc Viread với thành phần hoạt chất chính là Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) – một hoạt chất kháng virus. Hoạt chất này sẽ tác động theo cơ chế ức chế hoạt động của enzym sao chép ngược. Mà enzym sao mã ngược là một enzym quan trọng, cần thiết cho quá trình nhân đôi, tăng sinh và phát triển của virus.
- Khi enzym sao mã ngược bị ức chế, từ đó sẽ ức chế sự tăng sinh của virus, dẫn đến làm ngừng sự lây lan của virus và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Là một trong các loại thuốc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính và HIV-I hiệu quả cao.
Dược động học
- Sau khi uống, tenofovir disoproxil fumarat được hấp thu nhanh và chuyển thành tenofovir, với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt sau 1 đến 2 giờ. Sinh khả dụng thuốc khoảng 25 % nhưng tăng khi dùng tenofovir disiproxil fumarat với bữa ăn giàu chất béo. Tenofovir phân bố rộng rãi trong các mô, đặc biệt ở thận và gan. Sự gắn kết với protein huyết tương thấp hơn 1% và với protein huyết thanh khoảng 7%.
Thời gian bán thải kết thúc của tenofovir từ 12 đến 18 giờ. Tenofovir bài tiết chủ yếu qua nước tiểu bằng cả hai cách bài tiết qua ống thận và lọc qua cầu thận. Tenofovir được loại bằng thẩm phân máu
Nếu còn thắc mắc về bất cứ thuốc điều trị viêm gan B mãn tính hay HIV-I như: Thuốc Viread giá bao nhiêu tiền? Mua thuốc Viread ở đâu uy tín? Thuốc Viread xách tay chính hãng giá bao nhiêu? Thuốc Viread có tác dụng phụ là gì? Cách phân biệt Viread chính hãng và thuốc Viread giả? Thuốc điều trị viêm gan B mãn tính có hiệu quả, có an toàn? Vui lòng liên hệ với thuockedonaz theo số hotline 0929 620 660 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách chính xác và tận tâm nhất. Nhathuocaz.com.vn xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết.
Tác giả: Ds Lê Hữu Dũng
Tham vấn Y khoa: Ds Phạm Quốc Hoàn
Tài liệu tham khảo: