Con đường lây nhiễm viêm gan B ? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm do virus HPV xâm nhập vào cơ thể gây nên những tổn thương cho gan và làm cho chức năng của gan bị ảnh hưởng. Tình trạng bệnh nhân không thể loại bỏ virus siêu vi viêm gan B ra khỏi cơ thể sau khi nhiễm bệnh giai đoạn cấp tính và nhiễm siêu vi trong tế bào gan kéo dài gần như sống chung suốt đời với virus viêm gan siêu B.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B do vi rút viêm gan B (viết tắt là HBV) gây ra là một bệnh lý nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh viêm gan B có thể tiến triển âm thầm dẫn đến xơ gan thậm chí là ung thư gan. Vì vậy bệnh nhân cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời tránh để bệnh diễn biến nặng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ở Việt Nam bệnh viêm gan B với hơn 10 triệu người mắc phải. Điều tra về gánh nặng bệnh tật năm 2019 cho thấy, viêm gan B là nguyên nhân gây ra hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. Trong đó, 90% bệnh nhân không biết về tình trạng bệnh của mình. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm gan B được cảnh báo ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc viêm gan B, và khoảng hơn 10% số bệnh nhân này có nguy cơ mắc ung thư gan. Bệnh viêm gan B (HBV) được coi là “sát thủ thầm lặng” với các triệu chứng rất kín đáo, khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nhiễm viêm gan B vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nguy hiểm cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Viêm-gan-B-HBV
           Viêm-gan-B-HBV

Viêm gan siêu vi B có lây nhiễm không?

Bệnh viêm gan siêu vi B có lây không trở thành mối lo lắng và băn khoăn của rất nhiều người và một trong những nguyên nhân khiến bệnh bùng nổ rộng rãi chính là do tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan siêu vi B.

Do đó, việc viêm gan siêu vi B có số lượng người mắc cao đến vậy chính là do những con đường lây nhiễm giống với con đường lây nhiễm của virus HIV/AIDS nhưng lại có tốc độ lây lan nhanh hơn tới 100 lần.

Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào?

Viêm gan siêu vi B là một loại virus rất dễ lây. Khả năng lây nhiễm cao hơn vi rút HIV từ 50 đến 100 lần. Viêm gan siêu vi B lây truyền khi máu, tinh dịch, hoặc dịch cơ thể khác của bệnh nhân (đã nhiễm virus viêm gan B) xâm nhập vào cơ thể người chưa bị nhiễm. Virus viên gan B có thể  lây qua các con đường:

  • Lây từ mẹ sang con: lây truyền virus từ người mẹ đã nhiễm virus viêm gan B sang cho con trong khi sinh xảy ra trong thời kỳ chu sinh (từ tuần 28 của thai kì đến tuần 7 sau sinh), những tháng đầu sau sinh.
  • Lây truyền qua đường máu: lây qua tiêm chích và truyền máu như (dùng chung kim tiêm, thiết bị tiêm thuốc, dao cạo râu, bàn chải đánh răng) qua tiếp xúc các vết thương, vết trầy xước ở da có chảy máu, hay dịch tiết của vết thương.
  • Lây truyền trong khi quan hệ tình dục: Quan hệ với người đã nhiễm virus viêm gan B nhất là khi quan hệ tình dục có trầy xước, chảy máu.
Các con đường lây nhiễm viêm gan B
        Các con đường lây nhiễm viêm gan B

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B có hai thể: Viêm gan siêu vi B cấp tính và mạn tính

-Viêm gan siêu vi B cấp tính: là sự tồn tại của virus trong cơ thể bệnh nhân trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus:

  • Khoảng 70% người bệnh có thể hoàn toàn không có triệu chứng hay không vàng da.
  • 30 % có vàng da, với các triệu chứng như: mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sốt nhẹ, đau đầu, nôn, buồn nôn, chán ăn. Đau hạ sườn phải do gan lớn. Xuất hiện vàng da sau 3-7 ngày, nước tiểu sậm màu, phân có thể bạc màu.
  • 0.1% – 0.5% bệnh nhân bị viêm gan thể tối cấp với thay đổi tri giác, phù não, rối loạn đông máu. Suy đa cơ quan, ARDS, hội chứng gan thận, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, báng, phù toàn thân. Với 60% bệnh nhân tử vong
  • Giai đoạn phục hồi: Sau 4-8 tuần khi có các triệu chứng đầu tiên. Vàng da giảm dần sau 2-4 tuần.

-Viêm gan siêu vi B mạn tính: tình trạng gây ra bởi nhiễm HBV kéo dài kéo dài trên 6 tháng.

  • Triệu chứng lâm sang: thường không có triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng không đặc hiệu như: mệt mỏi, đau khớp…
  • Giai đoạn xơ gan với các triệu chứng như: dấu hiệu sao mạch, vàng da,…, tăng áp tĩnh mạch cửa (tuần hoàn bàng hệ, giãn tĩnh mạch thực quản…),
  • Giai đoạn ung thư gan do virus HBV có thể không qua giai đoạn xơ gan.

Người mắc bệnh viêm gan có được tiêm vaccine phòng Covid-19 không

Theo thông tin hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, những người mắc bệnh viêm gan cấp tính, mạn tính tiến triển có những biểu hiện lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt… men gan tăng cao… thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Các trường hợp người mắc bệnh gan cấp tính, mạn tính bao gồm viêm gan virus B, C, xơ gan đang trong điều trị ổn định và bệnh viêm gan virus B mạn tính không hoạt động, chưa có chỉ định điều trị được tiêm chủng.

Những bệnh nhân mắc bệnh gan nên trao đổi và tham khảo với bác sĩ điều trị của mình về thông tin tình trạng bệnh và khả năng tiêm vaccine Covid-19 trước khi tiêm. Khi đến điểm tiêm chủng, cần thông báo với cơ sở tiêm chủng về tình hình bệnh viêm gan trước tiêm, người bệnh cần mang theo sổ khám bệnh của bác sĩ khi đi tiêm chủng.

Lưu ý: bệnh nhân mắc bệnh viêm gan sau khi khám sàng lọc nếu đủ điều kiện tiêm chủng vaccine thì cần thực hiện theo hướng dẫn, chỉ định sau tiêm chủng giống như tất cả các trường hợp được tiêm chủng không mắc bệnh gan.

Ngoài ra, lưu ý quan trọng nữa đối với người bệnh đang điều trị viêm gan B, C trong hoàn cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát như hiện nay: Ngoài việc tiêm chủng vaccine, người bệnh phải uống thuốc đầy đủ, không được ngừng thuốc trước và sau tiêm, vì việc tiêm chủng không ảnh hưởng đến việc điều trị hay chưa điều trị. Nếu ngừng thuốc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (bùng phát viêm gan, kháng thuốc, biến chứng xơ gan, ung thư gan).

Bệnh viêm gan B có chữa được không?

Bệnh viêm gan B có chữa khỏi được hay không phụ thuộc vào dạng cấp tính hoặc mạn tính.

Viêm gan B cấp tính: Không cần điều trị cụ thể theo một phác đồ nào vì có tới 95% bệnh nhân hồi phục sau thời gian tự phát. Phần lớn bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ theo các phác đồ của bác sĩ điều trị

  • Viêm gan B mạn tính: Gồm nhóm bệnh nhân có virus viêm gan B không hoạt động và hoạt động. Bệnh nhân có virus ở dạng không hoạt động cần theo dõi định kỳ, chưa cần điều trị đặc trị. Với những bệnh nhân có virus hoạt động, bác sĩ điều trị sẽ dựa vào tình trạng cụ thể để lựa chọn thuốc điều trị đặc trị theo dạng uống hoặc dạng tiêm cho phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.  Mục đích của việc điều trị chỉ là ngăn chặn virus HBV phát triển gây tổn thương gan, hình thành xơ gan và ung thư gan. Thời gian điều trị tùy thuộc vào từng tình trạng của mỗi bệnh nhân, có thể kéo dài từ một vài năm đến cả đời.
  • Cơ hội chữa khỏi bệnh viêm gan siêu vi dứt điểm là rất thấp.

Bệnh viêm gan B mạn tính sống được bao lâu?

Những người mắc bệnh viêm gan B luôn thắc mắc rằng viêm gan B mãn tính sống được bao lâu? Thời gian tuổi thọ sống của mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Để trả lời được câu hỏi này, bác sĩ cần phải xác định xem tình trạng của bệnh nhân. Có hai loại viêm gan B mãn tính, đó là viêm gan virus HBV mạn giai đoạn không hoạt động và ở giai đoạn hoạt động.

Đối với bệnh nhân viêm gan B mạn giai đoạn không hoạt động

  • Những bệnh nhân ở thể lành có thể yên tâm, họ gần như có tuổi thọ giống như những người bình thường. Là do virus trong cơ thể không hoạt động và không gây tổn thương đến gan.
  • Tuy nhiên, bệnh nhân viêm gan B không nên quá chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình. Để duy trì tình trạng hiện tại, bệnh nhân bắt buộc phải theo dõi, tiến hành kiểm tra men gan định kỳ và kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để kéo dài tuổi thọ.

Đối với bệnh nhân ở thể hoạt động

  • Đối với bệnh nhân trong trường hợp hoạt động thường rất lo ngại không biết người mắc viêm gan B mãn tính sống được bao lâu. Do virus gây bệnh hoạt động cực kỳ mạnh mẽ, gây tổn thương gan của bệnh nhân vừa gia tăng khả năng lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
  • Đối với những bệnh nhân điều trị bệnh, tuổi thọ có thể được kéo dài. Thông thường phải mất khoảng 13 – 15 năm để thuốc phát huy hết tác dụng, ngoài ra người bệnh cũng phải được theo dõi vấn đề kháng thuốc.
  • Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Nên giữ một tâm lý thoải mái, không lo lắng về bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không, viêm gan B mãn tính sống được bao lâu. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ kéo dài được tuổi thọ được tốt hơn.
  • Những bệnh nhân không được điều trị kịp thời, virus hoạt động mạnh mẽ và sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề. Nếu bệnh nhân gặp phải các biến chứng như suy gan, ung thư gan thì bệnh nhân chỉ sống được khoảng 2 – 5 năm.

Điều trị viêm gan B mạn như thế nào?

Bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính cần được theo dõi định kì bởi bác sĩ chuyên khoa Gan. Việc theo dõi định kì là cực kì quan trọng đối với bệnh nhân viêm gan B.

Không phải trường hợp nào cũng phải uống thuốc điều này tùy thuộc tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc để điều trị khi cần. Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị viêm gan B mạn rất hiệu quả và làm hạn chế lây làn cua virus trong cơ thể.

-Các loại thuốc mà bệnh nhân viêm gan siêu vi B để hạn chế trong qua trình lây lan bệnh nhân cần sử dụng trong quá trình điều trị bệnh như:

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất chúng ta cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng, hạn chế sử dụng các thuốc có hại cho gan, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không uống bia rượu, không hút thuốc lá, tập thể dục đều đặn.

Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?

  • Bạn cần làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể virus viêm gan B (anti HBs), trong trường hợp âm tính và HBsAg, bạn cần tiêm phòng vaccine hoàn toàn không gây hại và rất hiệu quả. Nếu xét nghiệm cho miễn dịch dương tính, có nghĩa là bạn đã có kháng thể với virus, cơ thể bạn đã được miễn dịch, sự miễn dịch tồn tại bao lâu tuỳ thuộc cơ địa và tình trạng từng người.
  • Tiêm phòng vaccine cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh và các mũi tiếp theo khi trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với với viêm gan B, nên tiêm huyết thanh kháng viêm gan B ngay sau sinh.
  • Không sử dụng chung bơm  kim tiêm hay các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
Phòng ngừa lây nhiễm HBV
        Phòng ngừa lây nhiễm HBV

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh viêm gan B vì vậy việc phòng ngừa viêm gan B là rất quan trọng và cần thiết để tránh lây nhiễm virus viêm gan B ra cộng đồng đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình, gia đình và toàn xã hội. Đối với mỗi bệnh nhân mắc viêm gan B nên chủ động phòng tránh và tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Nếu còn thắc mắc gì liên hệ 0929.620.660 hoặc truy cập Wedsite: NhathuocAZ.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhà thuốc AZ xin trân thành cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết này

0929620660 0985226318 Zalo Facebook