Xạ trị: Lưu ý và những điều bạn cần biết

Xạ trị là một trong các phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư, được dùng phổ biến nhằm kìm hãm sự phát triển của những khối u ác tính. Những tên khác của liệu pháp này là liệu pháp tia X,  liệu pháp bức xạ, chiếu xạ. Đây là một phương pháp điều trị khá là tốn kém và phức tạp, bên cạnh đó nó cũng có thể mang đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Xạ trị. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.

Xạ trị là gì?

Liệu pháp này dùng các hạt hoặc sóng năng lượng cao như: các chùm electron hoặc proton, tia X, tia gamma, để tiêu diệt hay là phá hủy các tế bào ung thư.

Bình thường những tế bào trong cơ thể phát triển và phân chia để tạo thành những tế bào mới. Nhưng những tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn hầu hết những tế bào lành. Sẽ giúp phá vỡ DNA thành những  đoạn nhỏ bên trong các tế bào. Sự phá vỡ này ngăn cản những tế bào ung thư phát triển, phân chia và có thể làm chết tế bào ung thư. Những tế bào lành gần đó cũng có thể bị ảnh hưởng do bức xạ nhưng phần lớn sẽ được phục hồi và lại hoạt động bình thường.

Trong khi sử dụng hóa trị và những phương pháp điều trị khác, các thuốc chống ung thư được đưa vào cơ thể bằng đường uống hay đường tiêm, làm cho toàn bộ cơ thể đều chịu ảnh hưởng của thuốc chống ung thư thì phương pháp này thường là điều trị tại chỗ. Điều này có nghĩa là sẽ  chỉ ảnh hưởng tới phần cơ thể cần được điều trị. Liệu pháp này được lên kế hoạch nhằm tác động và làm tổn thương những tế bào ung thư đồng thời giảm thiểu tác hại tới những tế bào lành xung quanh.

Một số phương pháp điều trị bức xạ (các liệu pháp xạ trị toàn thân) dùng các chất phóng xạ được đưa vào đường tĩnh mạch hay  bằng đường uống. Mặc dù loại phóng xạ này sẽ đi khắp cơ thể, chất phóng xạ chỉ chủ yếu tập trung ở khu vực của khối u, từ đó ít ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể.

Xạ trị được chỉ định điều trị bệnh ung thư nào?

Mục tiêu của phương pháp xạ trị nhằm điều trị khỏi và kiểm soát hoặc giảm nhẹ bệnh ung thư.

Với những trường hợp có khối u to, bệnh nhân cần phải được xạ trị trước để làm nhỏ khối u. Hoặc sau phẩu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, phương pháp xạ trị ung thư còn được áp dụng cho mục đích để loại bỏ những triệu chứng chảy máu hay tắc những cơ quan nội tạng.

Thường thì xạ trị ung thư tại giai đoạn đầu, giai đoạn 1, 2 và đầu giai đoạn 3 có thể có mục tiêu nhằm chữa khỏi ung thư. Tại  ung thư giai đoạn sau giai đoạn 3 và giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) thì mục tiêu thường nhằm kiểm soát và giảm nhẹ bệnh.

Phương pháp này thường được  bác sĩ chỉ định dùng cho một số bệnh ung thư sau: Ung thư vòm họng, Ung thư phổi, Ung thư gan, Ung thư tiền liệt tuyến, Ung thư cổ tử cung, Ung thư máu, Ung thư trực tràng, Ung thư dạ dày, Ung thư thực quản, Ung thư tuyến giáp, Ung thư xương, Ung thư đại tràng, Ung thư trực tràng.

Bệnh ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng,…  có thể được điều trị bằng phương pháp này giai đoạn sớm. Hoặc những u bướu được phát hiện tại  giai đoạn sớm có thể xạ trị mà không cần phải phẫu thuật.

Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối  việc  áp dụng phương pháp này cho việc giảm những cơn đau và ngăn chặn sự hình thành các tế bào mới. Nếu trong điều kiện bệnh nhân hồi phục tốt thì cơ hội để khỏi bệnh vẫn rất cao. Ví dụ như bệnh ung thư vú điều trị bằng xạ trị thì cơ hội sống rất lớn với người bệnh.

Lưu ý khi xạ trị ung thư

Buổi xạ trị đầu tiên có thể sẽ kéo dài 2-3 giờ. Bệnh nhân sẽ được mặc áo choàng từ bệnh viện cung cấp.

Không cần cởi bỏ các trang sức, đồng hồ… nếu vị trị đeo không nằm ở vùng xạ trị. Mạng che cố định sẽ được đặt cho bệnh nhân nếu  bệnh nhân bị ung thư ở đầu, cổ.

Bệnh nhân sẽ được định vị chính xác vùng cần xạ trị. Các bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh mô phỏng bằng CT để định hình tia trên Multi-Leaf Collimator, việc này nhằm  giúp tia xạ chỉ tác dụng lên chính khu vực cần điều trị.

Máy điều trị lớn và có thể  gây tiếng ồn trong quá trình, tuy nhiên, nó sẽ không gây đau đớn lên người bệnh. Trong suốt quá trình thì bệnh nhân cần nằm yên nhằm đảm bảo tia xạ tác dụng vào đúng vùng định vị.

Bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân thông qua hệ thống truyền hình cáp, bác sĩ sẽ nói chuyện cùng với bệnh nhân thông qua hệ thống. Trong suốt quá trình giữa bệnh nhân và bác sĩ sẽ trò truyện thông qua một hệ thống liên lạc 2 chiều. Vì vậy, nếu có vất kỳ vấn đề gì thì bệnh nhân chỉ cần thông báo cho bác sĩ và sẽ được  bác sĩ sẽ lập tức hỗ trợ kịp thời.

Quy trình xạ trị như thế nào?

Quá trình thực hiện xạ trị ung thư thì  bệnh nhân thường trải qua những bước cơ bản sau:

  • Thăm khám lần đầu tiên  Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và  phân tích những kết quả xét nghiệm, x quang, ct để chẩn đoán về diễn biến cùng giai đoạn bệnh… nhằm đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Sau đó Chụp CT mô phỏng nhằm mục đích để quét khu vực cần được xạ trị
  • Lập kế hoạch: Bác sĩ sẽ lên kế hoạch chi tiết về phương pháp,liều lượng, thời gian phù hợp cho bệnh nhân
  • Bắt đầu Tiến hành Phương pháp này buổi đầu tiên:Thông qua việc buổi đầu tiên các bác sĩ sẽ theo dõi về sự đáp ứng cùng phản ứng cơ thể của bệnh nhân… để có sự điều chỉnh cần thiết thích hợp trong lộ trình của bệnh nhân
  • Phương pháp này theo một phác đồ: Thời gian có thể kéo dài khoảng vài tuần, trong thời gian đó bác sĩ sẽ liên tục theo dõi, để có sự điều chỉnh và hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân
    Cuối cùng là Kiểm tra, theo dõi cùng chăm sóc bệnh nhân.

Phương pháp xạ trị

Có một số cách xạ trị có thể thực hiện được như sau:

Xạ trị ngoài

Dùng máy điều khiển những tia năng lượng cao đi từ bên ngoài cơ thể vào khối u. Cách này được thực hiện với bệnh nhân ngoại trú đến bệnh viện hay trung tâm điều trị, thường được tiến hành trong khoảng nhiều tuần và đôi khi sẽ được thực hiện khoảng hai lần một ngày trong vài tuần. Một người được điều trị xạ ngoài có thể sẽ không phát xạ vì vậy có thể không phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa an toàn đặc biệt khi ở  nhà. Trải qua  trăm năm lịch sử đến nay đã có những kỹ thuật xạ trị ngoài phát triển từ thấp đến cao như sau: Xạ trị 2 D: Xạ trị vào khối u theo hình ảnh 2 chiều; Xạ trị không gian ba chiều (3D-CRT); Xạ trị điều biến liều (IMRT); Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT); Xạ phẫu; Xạ trị lập thể; Xạ trị cắt lớp xoắn ốc: cung cấp liều xạ từng lát, có thể sử dụng để diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc; Xạ trị proton; Xạ trị hạt nặng.

Xạ trị ngoài
Xạ trị ngoài

Xạ trị proton

Xạ trị proton hay còn được gọi là liệu pháp proton trong xạ trị là một liệu pháp ngoài dùng chùm hạt proton có năng lượng cao thông thường khoảng 160 tới 230 MeV khi đó nó có tốc độ bằng tới khoảng 70-80% tóc độ ánh sang. Chùm hạt proton được phát ra nhờ loại máy gia tốc hạt có thể là cyclotron hay synchrotron.
Proton là một thành phần cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ khoảng 1.67×10^-27 kg và có năng lượng nghỉ 938.27MeV. Proton thông thường được tạo ra bởi nguyên tử H sau khi lấy đi hoàn toàn electron.

Do đặc điểm phân bố liều của các bức xạ proton trong vật chất nói chung và ở trong mô của cơ thể người nó riêng đó là nó thường tập chung phần lớn liều tại vị trí có chiều sâu nhất định, tùy theo năng lượng của chùm hạt proton mà sẽ không đi xuyên sâu hơn. Trong khi đó xạ trị tia X thông thường bức xạ sẽ chủ yếu tập chung ở gần bề mặt cơ thể và sẽ giảm dần khi đi sâu vào trong cơ thể. Lợi thế này giúp việc dùng liệu pháp proton sẽ tập chung liều vào tại vị trí khối u và tránh được sự ảnh hưởng tới các mô lành xung quanh. Ví dụ, dùng liệu pháp proton trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt sẽ hạn chế được tới khoảng 60% liều chiếu lên những mô lành xung quanh so với việc Xạ trị photon điều biến liều IMRT.

 Hình ảnh So sánh hình ảnh lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân u não sử dụng liệu pháp proton và IMRT
Hình ảnh So sánh hình ảnh lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân u não sử dụng liệu pháp proton và IMRT

Việc dùng liệu pháp proton trong Phương pháp này còn cho phép tăng liều tại khối u nhưng mà vẫn ít ảnh hưởng tới những mô lành xung quanh. Điều này sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ và sự phát sinh ung thư mới do chiếu xạ gây nên, đồng thời còn thời gian điều trị và tăng chất lượng cuộc sống.

Xạ trị trong

xạ trị trong hay còn có thể được gọi là xạ trị áp sát. Một nguồn phóng xạ sẽ được đưa vào bên trong cơ thể trong khối u hoặc là gần khối u. Một số loại xạ trị áp sát, nguồn xạ có thể được đặt vào bên trong cơ thể để hoạt động. Đôi khi nó được đặt trong cơ thể một khoảng thời gian sau đó được loại bỏ. Điều này còn tùy   thuộc vào loại ung thư. Những biện pháp cảnh báo an toàn cho loại bức xạ này là rất  cần thiết trong một khoảng thời gian. Điều quan trọng cần hiểu được là nếu nguồn xạ bên trong còn lại trong cơ thể thì sau một thời gian cũng không còn hoạt tính phóng xạ nữa.

Xạ trị trong
Xạ trị trong

Xạ trị toàn thân

Thuốc phóng xạ sẽ được đưa qua đường uống hoặc là đưa vào tĩnh mạch để điều trị một số loại ung thư nhất định. Các loại thuốc phóng xạ này sau đó sẽ phân bố đi khắp cơ thể. Người bệnh có thể phải tuân thủ những cảnh báo đặc biệt tại nhà trong một khoảng thời gian sau khi những loại thuốc phóng xạ này được đưa vào cơ thể.

Loại phóng xạ dùng cho người bệnh phụ thuộc vào tùy loại ung thư và vị trí bị ung thư. Trong một số trường hợp, cần dùng   không chỉ một loại thuốc phóng xạ. Bác sỹ điều trị có thể trả lời những câu hỏi cụ thể của người bệnh về loại phóng xạ được chỉ định và các ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào đồng thời người bệnh cần biết những cảnh báo gì.

Xạ trị ung thư có tác dụng gì?

Hầu hết những loại xạ trị không thể tiếp cận tất cả  bộ phận của cơ thể, điều đó có nghĩa là chúng sẽ không có hiệu quả nhiều trong việc điều trị ung thư đã lan rộng trong cơ thể. Nhưng có thể được dùng để điều trị nhiều loại ung thư hoặc kết hợp với những phương pháp điều trị khác. Dưới đây là một số các tác dụng của Phương pháp này có thể được dùng như:

Để chữa lành hay thu nhỏ khối u trong giai đoạn đầu

Một số bệnh ung thư rất nhạy cảm với các  tia xạ, do vậy Phương pháp này có thể được dùng trong những trường hợp này để làm cho ung thư co lại hay biến mất hoàn toàn. Đối với một số bệnh ung thư xạ trị có thể được dùng  trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u (đây  gọi là liệu pháp trước phẫu thuật) hay sau phẫu thuật để giúp ung thư không quay trở lại (gọi là một liệu pháp bổ trợ).

Đối với một số bệnh ung thư có thể sẽ  được chữa khỏi bằng Phương pháp này hoặc phẫu thuật, Phương pháp này có thể là một phương pháp điều trị ưu tiên. Điều này là vì bức xạ có thể gây ra ít tổn hại hơn và những cơ quan trong cơ thể có thể có nhiều khả năng hoạt động trở lại sau khi được điều trị.

Đối với một số ung thư, xạ trị và hóa trị có thể được dùng cùng nhau. Một số loại thuốc hóa học ( là chất phóng xạ) giúp bức xạ hoạt động tốt hơn bằng việc làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với các  bức xạ. Hạn chế của việc hóa trị và xạ trị kết hợp với nhau là tác dụng phụ thường có thể trầm trọng hơn.

Để ngăn chặn ung thư quay trở lại hay tái phát ung thư

Ung thư có thể lây lan đến những bộ phận khác trong cơ thể. Các bác sĩ thường cho rằng một vài các tế bào ung thư có thể đã lan rộng dù chúng không được nhìn thấy trên các hình ảnh quét như CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp thì khu vực ung thư lan rộng có thể được điều trị bằng phương pháp này để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào trước thời điểm  chúng phát triển thành khối u.

Ví dụ, những người bệnh mắc một số loại ung thư phổi có thể tiến hành Phương pháp này để phòng ngừa (dự phòng) đầu tiên vì là loại ung thư phổi của họ thường lan đến não. Đôi khi, Phương pháp này nhằm ngăn ngừa ung thư di căn có thể được thực hiện cùng lúc nhằm điều trị để điều trị ung thư hiện có.

Điều trị những triệu chứng gây ra bởi ung thư tiến triển

Đôi khi ung thư đã lan quá rộng và khó chữa khỏi nhưng một số khối u này vẫn có thể được điều trị nhằm thu nhỏ kích thước để người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn. Phương pháp này có thể giúp giảm những triệu chứng như đau, khó nuốt hay thở hoặc tắc ruột do ung thư tiến triển (di căn) gây ra.

Sử dụng điều trị ung thư tái phát

Nếu ung thư quay trở lại hay tái phát), bức xạ có thể được dùng để điều trị ung thư hoặc điều trị những triệu chứng do ung thư tiến triển. Phương pháp này sẽ được dùng sau khi tái phát hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Ví dụ, nếu ung thư đã quay trở lại tại  một bộ phận của cơ thể đã được điều trị bằng phóng xạ thì có thể sẽ không tiến hành tại nơi đó. Điều này tùy thuộc vào lượng bức xạ  được sử dụng trước đó. Trong  những trường hợp khác, một số khối u không đáp ứng tốt với bức xạ và đối với các bệnh ung thư này bức xạ có thể không được dùng  để điều trị tái phát.

Tác dụng phụ của xạ trị ung thư

Phản ứng phụ của xạ trị có thể xảy ra tùy thuộc vào kích thước cùng vị trí khối u

Tác dụng phụ cấp tính có thể gặp như:

  • Nôn, buồn nôn, Mệt mỏi, chán ăn,..(khi hóa xạ trị đồng thời).
  • Viêm da tại vùng xạ trị.
  • Viêm phổi do các tia xạ (với xạ trị vùng ngực).
  • Giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời).
  • Rụng tóc, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó, viêm niêm mạc miệng, họng,  ( xạ trị vùng đầu-cổ- ngực).
  • Viêm bàng quang, Đau bụng, đi lỏng, …(xạ trị vùng bụng-chậu).

Tác dụng phụ muộn ( diễn ra sau khi kết thúc xạ trị khoảng vài tháng đến vài năm) như:

  • Hoại tử da, Teo da,… vùng xạ trị
  • Khít hàm,  Khô miệng,… (xạ trị vùng đầu cổ)
  • Xơ phổi (khi xạ trị vùng ngực)
  • Viêm hoặc dính ruột (khi xạ trị vùng bụng-chậu)
  • Ung thư thứ phát, Ức chế tủy xương, …(là trường hợp  hiếm gặp

U lành có phải xạ trị không

U lành tính là một kết quả của sự tăng trưởng của những tế bào lành tính nhưng không phải ung thư trong cơ thể và không có lây lan đến những bộ phận khác trong cơ thể. Hầu hết những khối u lành thường không có triệu chứng lâm sàng và có thể không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Bởi vậy nếu những khối u nhỏ và không gây ra bất cứ triệu chứng nào thì không cần phải điều trị nói chung cũng như xử dụng điều trị Phương pháp này nói riêng. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết khối u có gây ảnh hưởng cho cơ thể thì có thể dùng  các kĩ thuật như nội soi, phẫu thuật và có thể dùng cả Phương pháp này nếu cần thiết trong trường hợp những khối u không thể tiếp cận một cách an toàn bằng việc phẫu thuật.

Lúc đó Phương pháp này sẽ dùng để giảm kích thước khối u đồng thời ngăn nó không phát triển lớn hơn.

Do đó u lành có cần xạ trị không tùy  thuộc vào vị trí khối u lành và các ảnh hưởng do nó gây ra mà bác sĩ sẽ có cácchỉ định cụ thể.

Xạ trị khác hóa trị như thế nào? Xạ trị và hóa trị cái nào nặng hơn?

Hóa trị ung thư cũng là một trong các phương pháp điều trị bệnh ung thư mang tính chất toàn thân. Hóa trị ung thư thường được hiểu như là một phương pháp điều trị ung thư bằng những thuốc hóa học gây độc tế bào. Hóa trị được áp dụng như một  phương pháp điều trị cho các bệnh ung thư như với mục đích chữa khỏi, kéo dài vàcải thiện thời gian sống cho người bệnh.

Điều trị tia xạ là việc dùng bức xạ ion hóa có năng lượng cao, đó là loại  sóng điện từ hoặc những hạt nguyên tử để điều trị bệnh. Tia xạ có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tế bào và tổ chức ung thư.

Vì có các cơ chế tác động khác nhau nên không thể nói được hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn mà tùy thuộc vào từng loại ung thư, vị trí ung thư cùng mức độ di căn của khối u cũng như  về tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, điển hình là những bệnh lý đi kèm cùng yếu tố tuổi tác.

Xạ trị cần kiêng gì

Xạ trị nên kiêng một số loại thực phẩm đồ uống như sau:

Những loại thực phẩm thô, cứng

  • Khi tiến hành đặc biệt là tại vùng miệng, cổ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch nước bọt, chính vị vậy người bệnh nên tránh những loại thực phẩm thô, cứng và khó nuốt tránh tổn thương vùng khoang miệng như những loại bánh quá cứng, các loại hạt quá cứng, thịt xương, sườn, …
  • Thay vào  đó người bệnh nên dùng những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt thậm chí là được xay nhuyễn sẽ giúp người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn như những loại cháo, súp, canh,…

Những loại thức ăn nặng mùi

  • Sau khi tiến hành xạ trị ung thư bệnh nhân thường sẽ xuất hiện triệu chứng  nôn, buồn nôn và đặc biệt nhạy cảm với những loại thức ăn có mùi nặng. Các thực phẩm này sẽ làm người bệnh cảm thấy chán ăn và khó chịu có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
  • Do đó người bệnh nên tránh xa những món ăn có mùi nặng như sầu riêng và tỏi hay những thức ăn có chứa mù tạt, mắm tôm… Bên cạnh đó để hạn chế mùi cho món ăn, có thể để món ăn nguội cũng là  một giải pháp hữu hiệu giảm bớt mùi cho thức ăn.

Những loại thực phẩm có cồn và chất kích thích

  • Không chỉ xạ trị ung thư  mà ngay cả đối với các bệnh nhân ung thư nói chung, các loại thực phẩm chứa cồn và chất kích thích (rượu, bia,…) luôn đứng đầu trong những thứ chú ý cần tránh tuyệt đối.
  • Những loại chất kích thích này cần được kiêng triệt để trong thời gian điều trị ung thư và thậm chí sau khi đã điều trị ung thư xong vì đây là những chất có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và  khiến tâm lý người bệnh căng thẳng mệt mỏi gây  ảnh hưởng đến điều trị, nhất là khi bệnh  nhân đang có sức đề kháng yếu.

Những loại thực phẩm đóng hộp

  • Thực phẩm đóng hộp thường có chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó những loại sản phẩm này thông thường thường chứa một lượng dầu khá lớn sẽ gây khó tiêu và đầy bụng ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời kèm theo đó giá trị dinh dưỡng của không cao.
  • Thay vào  đó người bệnh nên dùng các loại thực phẩm tự nhiên và trái cây tươi… vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời đảm bảo  an toàn, dễ hấp thu.

Những loại thực phẩm cay, nóng

  • Các  món ăn được tẩm ướp quá nhiều gia vị cay nóng sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của người bệnh. Đặc biệt là đối với những  bệnh nhân có tiến hành tại vùng bụng thông thường sẽ có thể xuất hiện các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy… thì những loại thực phẩm cay, nóng này cần được kiêng triệt để.
  • Một số món ăn cay nóng phổ biến như các món chiên rán, bún cá cay, kim chi, … cần được cân nhắc trước khi dùng bởi có thể gây ra tình trạng khó chịu và  ảnh hưởng đến tiêu hóa của bệnh nhân.

Những loại nước có ga

  • Người bệnh nên hạn chế việc uống các loại đồ uống có ga trong khoảng thời gian xạ trị ung thư vì các  loại nước này cơ bản chỉ chứa đường cũng những chất phụ gia khác chứ hoàn toàn có rất ít chất dinh dưỡng và không có lợi cho sức khỏe. Thay vào những  loại nước có ga, người bệnh nên dùng nước ép trái cây tươi để cung cấp đầy đủ vitamin tự nhiên cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng sẽ có lợi hơn trong quá trình xạ trị ung thư.

Một số câu hỏi liên quan đến Xạ trị

Xạ trị sống được bao lâu

Việc sau xạ trị sống được bao lâu tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cùng giai đoạn người bệnh tiến hành những biện pháp điều trị bằng Phương pháp này cũng như những biện pháp khác.

Trong các trường hợp phát hiện và được điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn, 94% ung thư buồng trứng, lên đến 90% ung thư đại trực tràng, 93% ung thư cổ tử cung, 93% với bệnh ung thư vú, 97% ung thư da, …

Tuy nhiên càng ở những giai đoạn sau thì thời gian sống của người bệnh  sẽ ngày càng giảm bớt và ở giai đoạn tiến triển tiên lượng dù thấp hơn nhưng vẫn sẽ có khả năng điều trị hoàn toàn thành công.

tại giai đoạn cuối các biện pháp xạ trị sẽ chỉ có khả năng thu nhỏ khối u và giảm sự phát triển khối u giúp tăng thời gian sống cho bệnh nhân do tại giai đoạn này thì tế bào ung thư đã di căn đồng thời gây ra nhiều biến chứng xấu cho người bệnh. Tỷ lệ sống sau 5 năm với ung thư dạ dày là 4%, ung thư vú khoảng 20%, ung thư vòm họng là 38%, ung thư phổi là 1-2%, …

Xạ trị có đau không

Xạ trị là một phương pháp sử dụng những tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này hầu như sẽ không gây đau đớn cho người bệnh, tuy nhiên, có thể bệnh nhân  sẽ cảm thấy khó chịu một chút trong quá trình bác sĩ trị liệu bức xạ. Phương pháp này có thể sẽ  gây nên những đau rát nhẹ vùng da xung quanh vùng xạ.

Bên cạnh  đó bệnh nhân cũng có thể có cảm giác mệt mỏi và đây là triệu chứng phổ biến với bệnh nhân tiến hành Phương pháp này tuy nhiên nó sẽ biến mất dần sau khi liệu trình  kết thúc.
Cũng có những bệnh nhân  không có cảm giác đau gì suốt quá trình, điều này tùy thuộc vào tiền sử bệnh, cấu tạo gene cùng thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.

Xạ trị 1 lần bao nhiêu tiền

Thông thường mỗi đợt xạ trị sẽ có thể  kéo dài 5 ngày một tuần. Mỗi lần hết bao nhiêu tiền tùy thuộc từng giai đoạn bệnh và tùy thuộc vào từng loại u bướu. Càng vào sâu điều trị hay bệnh càng nặng thì chi phí sẽ càng cao. Trung bình, chi phí cho một lần dao động khoảng từ 5 – 7 triệu đồng.

Xạ trị có được bảo hiểm y tế không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT về mức chi trả bảo hiểm y tế

Nếu bệnh nhân thăm khám theo đúng tuyến  như bảo hiểm y tế hay được chuyển tuyến theo đề xuất của cơ sở y tế thì bệnh nhân sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị ung thư bao gồm cả chi phí xạ trị theo các mức tương ứng.

Thực tế việc mua bảo hiểm y tế  rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư do chi phí điều trị ung thư quá cao, việc có bảo hiểm y tế sẽ  giúp giảm tương đối chi phí gia đình người bệnh cần phải  chi trả trong quá trình điều trị ung thư.

Xạ trị có rụng tóc không

Xạ trị có thể gây rụng tóc trong điều trị Phương pháp này vùng đầu thường làm rụng tóc. Đôi khi, phụ thuộc vào liều xạ trị trên đầu và tóc mọc lại sẽ không giống như trước.

Nếu xảy ra  rụng tóc, hầu hết thường bắt đầu trong vòng khoảng  2 tuần đầu điều trị và nặng nhất là  sau 1 đến 2 tháng điều trị. Da đầu của bệnh nhân  sẽ rất nhạy cảm khi gội và chải hay chạm vào. Nhưng tóc thường có thể  sẽ bắt đầu mọc lại ngay cả khi điều trị chưa kết thúc.

Bao lâu thì xạ trị 1 lần? 1 đợt kéo dài bao lâu?

Thời gian xạ trị mất bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và không phải ai cũng sẽ giống ai.

Thời gian xạ trị mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại ung thư, Sức khỏe của bệnh nhân, Giai đoạn mức độ phát triển của bệnh ung thư và  Hình ảnh chụp CT mô phỏng cùng một số yếu tố khác

Do đó, mỗi bệnh nhân sẽ có một số đợt xạ trị và thời gian khác nhau. Có những bệnh nhân chỉ cần 4, 5 đợt xạ trị. Nhưng cũng có những bệnh nhân lại cần hàng chục đợt xạ trị.

Trước khi được tiến hành xạ trị, bệnh nhân sẽ được chụp CT giúp cung cấp hình ảnh 3 chiều của phần cơ thể sắp bắt đầu tiến hành xạ trị.

Hình ảnh CT mô phỏng sẽ góp phần giúp bác sĩ lên kế hoạch. Đồng thời còn giúp theo dõi toàn bộ quá trình xạ trị cho người bệnh  sau này.

Nhìn chung, những buổi xạ trị đều giống nhau, nhưng có buổi đầu tiên sẽ kéo dài hơn.

1 đợt xạ trị kéo dài khoảng từ 15 đến 30 phút. Thường thì bệnh nhân sẽ được điều trị Phương pháp này 1 lần trong 1 ngày. Các đợt điều trị có thể sẽ kéo dài liên tiếp nhiều tuần hay  cách tuần.
Trong các đợt Phương pháp này xen kẽ, bệnh nhân sẽ có thể trở về nhà nghỉ ngơi. Khi đến đợt tiếp theo thì đến bệnh viện để tiếp tục lộ trình điều trị.

Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh không? Xạ trị phải cách ly bao lâu?

Xạ trị không ảnh hưởng đến người xung quanh và không cần cách ly nếu bệnh nhân thuộc nhóm  bệnh nhân điều trị tia xạ ngoài do nhóm bệnh nhân này không phải là nguồn bức xạ.

Xạ trị có ảnh hưởng đến người xung quanh và cần cách ly nếu bệnh nhân thuộc nhóm bệnh nhân điều trị xạ trị áp sát hay dùng thuốc phóng xạ qua đường uống, tiêm. Những bệnh nhân  này là nguồn phóng xạ và cần phải cách ly với mọi  người xung quanh. Thông thường các bệnh nhân này sẽ phải cách ly một thời gian tại bệnh viện và sẽ chỉ được xuất viện khi đã được đánh giá là an toàn cho mọi người tiếp xúc. Đặc biệt, là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần cách ly với người  bệnh  trong thời gian lâu hơn.  Bệnh nhân nên lưu lại bệnh viện khoảng  24 giờ, sau đó có thể về nhà sinh hoạt bình thường. Hiện nay,nhờ kỹ thuật tiến bộ nên thời gian cách ly ngày càng được rút ngắn hơn, tuy nhiên  bệnh nhân cũng nên chú ý cẩn thận, lưu lại bệnh viện khoảng 24 giờ vì tại bệnh viện đã có sẵn các  quy trình xử lý chất thải của bệnh nhân nhằm không gây ảnh hưởng đến môi trường

Xạ trị có nguy hiểm không

Xạ trị – một phương pháp điều trị tốt, có an toàn và hiệu quả. Mỗi năm, có tới hàng triệu bệnh nhân được điều trị xạ trị nhằm chữa trị và kiểm soát những triệu chứng của bệnh ung thư. Bên cạnh đó, một số bệnh lành tính cũng có thẻ được chỉ định Phương pháp này. Tuy nhiên, giống như những phương pháp điều trị ung thư khác thì Phương pháp này cũng có các tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Xạ trị. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.

0929620660 0985226318 Zalo Facebook