Viêm gan E: Những điều cần biết và cách phòng ngừa

Bên cạnh các bệnh lý về gan liên quan đến virus như viêm gan B, viêm gan C thì bệnh viêm gan E vẫn đang là vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hàng năm, trên thế giới ghi nhận khoảng 20 triệu người nhiễm vi rút viêm gan E, trong đó khoảng 3,4 triệu người có triệu chứng, 70 000 người chết và 3000 thai chết lưu. Viêm gan E xảy ra ở nhiều nước Châu Á, châu Phi và một số nước châu Âu, châu Mỹ. Tại Việt Nam, cho đến nay mặc dù chưa có các nghiên cứu dịch tễ đủ lớn, nhưng có một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ mới nhiễm và đã từng nhiễm virus viêm gan E vẫn thực sự là một vấn đề cần quan tâm.

Bên cạnh các triệu chứng có liên quan đến viêm gan, nhiễm virus viêm gan E có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác gây biểu hiện lâm sàng khá phức tạp, khó chẩn đoán. Trong khoảng thời gian gần đây, việc áp dụng kỹ thuật miễn dịch như anti HEV IgM và IgG, PCR HEV trong  việc chẩn đoán đã góp phần chẩn đoán thêm nhiều ca bệnh viêm gan E vào khám và điều trị tại các bệnh viện.

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Bệnh viêm gan E. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.

Viêm gan E là gì?

Viêm gan E là một bệnh lý lây qua đường tiêu hóa do virus viêm gan E (HEV) gây ra. Bệnh có thể bùng phát thành dịch do nhiễm bẩn nguồn nước. Theo các số liệu thống kê, viêm gan E là bệnh nguy hiểm. Hằng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu người bị nhiễm bệnh, hơn 56 nghìn người bị tử vong do căn bệnh này. Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc nhiễm viêm gan E khá cao.

Hầu hết những người mắc bệnh E sẽ khỏi bệnh trong vòng vài tháng. Thông thường, nó không dẫn đến bệnh mạn tính hoặc tổn thương gan như một số dạng viêm gan khác. Nhưng bệnh viêm gan E có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai hoặc bất kỳ ai có hệ miễn dịch kém, kể cả người già hoặc người đang bị bệnh.

Virus viêm gan E là gì?

Virus viêm gan E (HEV) là một loại herpesvirus có bộ gene là chuỗi đơn RNA, thuộc họ Herpesviridae, không có vỏ bọc và có sức chịu đựng kém..

Có thể gặp trên toàn thế giới các kiểu gen khác nhau của virus viêm gan E cho thấy có sự khác biệt về dịch tễ học giữa các vùng. HEV có 4 loại kiểu gen, tất cả bốn loại kiểu gen của HEV đều có thể gây bệnh cho người trong khi chỉ có kiểu gen 3 và 4 có khả năng lây nhiễm ở động vật. Kiểu gen 1 thường thấy ở các nước đang phát triển và có thể gây ra bùng phát dịch ở cộng đồng, trong khi kiểu gen 3 thường thấy trong các nước phát triển và hiếm khi gây ra sự bùng phát dịch.

Virus viêm gan E
Virus viêm gan E

 

Các thể lâm sàng của viêm gan do virus viêm gan E

Viêm gan cấp tính: Triệu chứng chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da có biểu hiện tăng dần. Diễn biến thường tự khỏi.

Viêm gan tối cấp: sốt cao, vàng mắt, vàng da, mệt lả, gan teo nhỏ, hôn mê gan dẫn đến tử vong.

Viêm gan mạn tính: Ít gặp. Chủ yếu gặp ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như ghép tạng, HIV, điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Viêm gan E có lây không?

Bệnh viêm gan E đa số lây truyền qua đường phân – miệng. Vi rút HEV được đào thải theo phân của người hoặc động vật bị nhiễm, sau đó qua nước uống, đồ ăn bị nhiễm mầm bệnh nhưng không được nấu chin sẽ lây cho người lành khác. Viêm gan E có thể lây nhiễm sang một số loài động vật có vú và việc tiêu thụ thịt hoặc nội tạng của động vật bị nhiễm bệnh khi chưa được nấu chín có thể dẫn đến lây truyền qua đường thực phẩm cho người.

Một số nghiên cứu cho rằng các con đường khác có thể lây nhiễm nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ bao gồm:

  • Truyền máu, dùng chế phẩm máu của người đang bị nhiễm virus HEV cho người khác.
  • Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

Ở các nước đang phát triển, nơi HEV kiểu gen 1 và 2 chiếm ưu thế, nguồn lây nhiễm HEV phổ biến nhất là nước uống bị ô nhiễm. Ở các nước phát triển, các trường hợp lẻ tẻ của HEV kiểu gen 3 đã xảy ra sau khi tiêu thụ thịt lợn hoặc thịt hươu chưa nấu hoặc nấu chưa chín. Tiêu thụ hải sản có vỏ cứng như tôm, cua là một yếu tố rủi ro trong một đợt bùng phát được mô tả gần đây xảy ra đối với hành khách trên tàu du lịch. HEV kiểu gen 4, được phát hiện ở Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, cũng có liên quan đến việc lây truyền qua đường thực phẩm.

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan E

Độ tuổi hay gặp viêm gan E chủ yếu là trẻ lớn, vị thành niên, những người trong độ tuổi 15-44 và phụ nữ đang mang thai.

Dựa vào cách thức lây nhiễm của virus HEV, những đối tượng có nguy cơ cao bị HEV có thể là người:

  • Vệ sinh không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Quan hệ tình dục qua miệng, hậu môn với nhiều người hoặc với người bị mắc bệnh mà không có sử dụng biện pháp phòng tránh.
  • Sống chung với những người bị viêm gan E mạn tính thì khả năng bị lây nhiễm là rất cao bởi vì viêm gan E là bệnh dễ lây qua đường thức ăn và nước uống.
  • Đi chơi, đi du lịch hoặc sống ở những vùng đang có dịch bùng phát cao.

Triệu chứng của bệnh viêm gan E

Thời gian ủ bệnh sau khi bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan E là trong khoảng từ 3-8 tuần, trung bình là 40 ngày.

Tỷ lệ nhiễm trùng có triệu chứng và không có triệu chứng nằm trong khoảng từ 1/2 đến 1/13. Trong đó, người bị lây nhiễm HEV sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp nhất khi họ thuộc độ tuổi từ 15 – 40 tuổi. Theo thống kê, đối tượng bị lây nhiễm HEV phổ biến nhất là trẻ em, tuy nhiên ở lứa tuổi này hầu như không xuất hiện triệu chứng của bệnh hoặc triệu chứng chỉ rất nhẹ và thường không có dấu hiệu vàng da gây nên khó khăn trong chẩn đoán.

Triệu trứng của viêm gan E có một số đặc điểm giống với các bệnh viêm gan do virus A, B, C, D.

Thời kỳ khởi phát:  Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ có sốt nhẹ, người mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn, nôn như là biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường nên dễ bi nhầm lẫn.

Thời kỳ toàn phát: Khi viêm gan E bước vào giai đoạn mạn tính, người bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng của một bệnh lý về gan như da vàng, lòng trắng mắt và móng tay, chân vàng; nước tiểu đậm màu, phân bạc trắng; bệnh nhân sụt cân nhanh chóng; hay đau nhức xương khớp; gan sưng to và có thể sờ được ở vùng hạ sườn phải (vị trí của lá gan).

Thông thường, các triệu chứng của bệnh lý HEV rất khó phân biệt với giai đoạn cấp của các bệnh viêm gan virus khác, triệu chứng thường kéo dài 1-2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp như bệnh viêm gan E cấp tính đưa đến tình trạng viêm gan tối cấp (hay suy gan cấp) và có thể gây ra tử vong. Nhiều khảo sát cho thấy, phụ nữ đang thời kỳ mang thai có tỷ lệ dễ mắc phải viêm gan tối cấp cao hơn so với người bình thường, hơn nữa sẽ có nguy cơ cao bị những biến chứng về sản khoa và có thể bị tử vong vì bệnh viêm gan E. Đặc biệt, viêm gan E đối với thai phụ trong quý thứ ba của thai kỳ có tỷ lệ tử vong khoảng 20%.

Triệu chứng Viêm gan E
Triệu chứng Viêm gan E

Biến chứng nguy hiểm của viêm gan E

Khoảng 90% người bị nhiễm virus HEV có thể tự khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần biện pháp cải thiện nào khác do sức đề kháng tốt, khoảng 10% còn lại có sự chuyển biến sang ác tính, lúc này virus HEV sẽ tàn phá gan một cách nhanh chóng, không kiểm soát. Khi virus HEV không được đào thải ra khỏi cơ thể, chúng nhanh chóng nhân đôi, phát triển sẽ kích hoạt tế bào Kupffer (một loại đại thực bào ở xoang gan) hoạt động quá mức và phóng thích ra các chất gây viêm như TGF-β, TNF-α, Interleukin… làm tổn thương nghiêm trọng các tế bào gan, gây nên xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Các biến chứng nghiêm trọng tuy hiếm nhưng đặc biệt xảy ra ở những nhóm người có nguy cơ.

Các biến chứng có thể biểu hiện thành một nhiễm trùng kéo dài, rối loạn thần kinh và tổn thương gan nặng hoặc suy gan, có thể gây tử vong.

Người mang thai là một nhóm có nguy cơ đáng chú ý. HEV có thể ảnh hưởng đến cả cha và mẹ và có thể cả thai nhi của họ. Như tổ chức y tế thế giới (WHO) lưu ý, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng cao tới 20–25 phần trăm ở những người trong ba tháng cuối của thai kỳ.

Viêm gan E cũng có thể nguy hiểm hơn ở những người có tiền sử rối loạn gan hoặc bệnh gan mãn tính. Những người được ghép gan và dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Cách phòng ngừa viêm gan E hiệu quả

Phòng ngừa bệnh viêm gan E là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm và các biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay đã có vaccine tái tổ hợp Hecolin của Trung Quốc bước đầu cho thấy có hiệu quả cao chống lại virus HEV. Tuy nhiên, loại vaccine này chưa được FDA cũng như nhiều nước khác chấp thuận, trong đó có Việt Nam.

Để đảm bảo sức khỏe tốt, tránh được tác nhân viêm gan E, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Lựa chọn những thực phẩm tươi sạch.
  • Ăn chín, uống sôi. Nước sôi hoặc nước khử trùng bằng clo sẽ làm mất hoạt tính của virus.
  • Tránh các loại thịt sống như thịt lợn và động vật hoang dã như hươu.
  • Rửa tay bằng xà phòng, nước ấm sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
  • Khi đi du lịch đến các nước đang phát triển hoặc các khu vực quá đông đúc với nguồn nước không sạch, hãy nhớ chỉ uống nước tinh khiết. Cách dễ nhất là uống nước đóng chai mọi lúc.  Sử dụng nước đóng chai cho mọi việc, từ đánh răng đến rửa trái cây và rau quả và chế biến thức ăn.
  • Xây dựng hệ thống xử lý rác thải hiệu quả.
  • Không sử dụng phân tươi cho rau quả.

Chẩn đoán viêm gan E

Chẩn đoán Viêm gan E
Chẩn đoán Viêm gan E

Lâm sàng:    

Các triệu chứng chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần. Ở những vùng có dich tễ lưu hành diễn biến lâm sàng có thể găp những thể nặng với các biểu hiện của suy gan cấp và có thể tử vong.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh viêm gan E cấp gần như tương tự với những triệu chứng của viêm gan do virus khác gây ra nên không thể chỉ chẩn đoán dựa trên những triệu chứng trên lâm sàng để phân biệt giữa viêm gan E với những loại viêm gan do virus khác.

Cận lâm sàng

Hiện nay, chẩn đoán nhiễm virus HEV được dựa trên các xét nghiệm miễn dịch nhằm phát hiện những kháng thể như IgM, IgG  đặc hiệu với loại virus này trong máu của  bệnh nhân. Xét nghiệm máu có ALT, AST, bilirubin máu tăng.

Ngoài ra, một loại xét nghiệm khác ít được sử dụng hơn như dùng phản ứng chuỗi polymerase có sao chép ngược để phát hiện RNA (HEV- RNA) của virus viêm gan E trong máu hoặc phân người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay xét nghiệm HEV- RNA chỉ có thể thực hiện tại những cơ sở xét nghiệm chuyên ngành.

Điều trị viêm gan E

Thông thường, đối với những người có hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng cao thì khi nhiễm bệnh sẽ có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị.

Còn những trường hợp có sức đề kháng yếu hơn thì phải sử dụng thuốc được chỉ định từ bác sĩ để điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng như ribavirin, peginterferon hoặc kết hợp peginterferon và ribavirin.

Ngoài ra, người bệnh cần phải kết hợp việc uống thuốc  với nhiều yếu tố:

  • Nghỉ ngơi phục hồi lại sức khỏe, sau khi khỏi bệnh thì nên làm việc nhẹ nhàng và từ từ. Tránh các công việc phải vận động mạnh, làm việc quá sức hay quá tải để bệnh không tái phát lại.
  • Thường xuyên bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây, sinh tố.
  • Có một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tránh không dùng các chất có cồn như rượu bia vì nó sẽ gây tổn hại lớn cho gan.
  • Lưu ý quan trọng là sử dụng các loại thuốc cần sự tư vấn hay chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có bác sĩ chỉ dẫn.

Một số câu hỏi liên quan viêm gan E

Viêm gan E và viêm gan B có đặc điểm nào khác nhau?

Về con đường lây truyền: viêm gan E là bệnh chủ yếu lây truyền qua đường phân-miệng, virus sống trong phân, rác, nước thải  sẽ thông qua thức ăn (thực phẩm, rau quả không đảm bảo vệ sinh) đi vào cơ thể người. Khác với đường lây của virus HEV, bệnh viêm gan B lây truyền qua đường máu ( qua quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con, tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh).

Đặc điểm của bệnh: Viêm gan E thường diễn biến cấp tính gây mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy,… Sau 7-10 ngày thì bệnh thường tự khỏi, ít có trường hợp bệnh cấp tính trở thành bệnh mạn tính nên nguy cơ mắc các bệnh như xơ gan, ung thử gan thấp hơn. Ngược lại, viêm gan B thường là một bệnh lý mạn tính, có thể gây các biến chứng như xơ gan thậm chí ung thư gan, không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có thể dùng thuốc nhằm giảm độc tố của virus. Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng khi người bệnh khỏe mạnh, chỉ khi có các yếu tố thuận lợi sẽ gây ra những triệu chứng đặc trưng của bệnh lý gan như bệnh viêm gan E.

Ai nên đi xét nghiệm virus viêm gan E?

Nhiễm HEV nên được xem xét ở bất kỳ người nào có các triệu chứng của bệnh viêm gan vi rút có kết quả xét nghiệm âm tính với các dấu hiệu huyết thanh của viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, các vi rút viêm gan khác và tất cả các nguyên nhân gây tổn thương gan cấp tính khác. Bất kỳ người có triệu chứng nào đã từng đến hoặc đi từ vùng lưu hành bệnh viêm gan E hoặc vùng có dịch bệnh bùng phát cũng nên được đánh giá về tình trạng nhiễm HEV. Những bệnh nhân này nên lấy tiền sử chi tiết về việc đi lại, nguồn nước uống, thức ăn chưa nấu chín và tiếp xúc với người bị vàng da để hỗ trợ chẩn đoán. Vì các trường hợp mắc bệnh viêm gan E trong nước cũng đang xảy ra, nên việc nhiễm HEV cũng cần được xem xét ở bất kỳ người nào có các triệu chứng chấn thương gan không rõ nguyên nhân, bất kể tiền sử đi lại.

Bệnh viêm gan E có trở thành mạn tính không?

Cho đến nay, không có báo cáo nào về sự tiến triển của viêm gan E cấp tính thành viêm gan E mãn tính ở các nước đang phát triển, nơi các kiểu gen HEV 1 và 2 là nguyên nhân chính gây bệnh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ca nhiễm HEV genotype 3 mắc phải ở các nước phát triển đang tiến triển thành viêm gan mãn tính và bệnh gan mãn tính. Những trường hợp mãn tính này xảy ra chủ yếu ở những người ghép tạng rắn đang được điều trị ức chế miễn dịch.

** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Viêm gan E.  Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.

 

0929620660 0985226318 Zalo Facebook