Viêm gan C là bệnh viêm gan do siêu vi viêm gan C gây ra. Khác với bệnh viêm gan B khi người bệnh bị nhiễm siêu vi viêm gan C bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính và rất hiếm khi gây ra thể viêm gan tối cấp.
Khi bị nhiễm viêm gan C lâu dài không được điều trị sớm có thể sẽ biến chứng thành xơ gan và nếu tình trạng xơ gan không được điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ suy gan, ung thư gan là rất cao.
Bài viết dưới đây Nhà thuốc AZ cung cấp một số thông tin về viêm gan C. Mọi thắc mắc quý khách hãy liên hệ ngay đến 0929.620.660 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.
Viêm gan C là gì?
Viêm gan C là tình trạng nhiễm trùng gan do siêu vi HCV gây ra, khiến các tế bào gan bị viêm, gây rối loạn chức năng gan. Tình trạng viêm trong mô gan có thể hình thành các tổn thương xơ chai, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan như xơ gan và ung thư gan.
Bệnh lây truyền từ bệnh nhân mang virus viêm gan C sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ lây truyền cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C ở người bệnh chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C, sử dụng chung kim tiêm, một số nguyên nhân khác như châm cứu, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không được khử khuẩn…).
Người bị nhiễm viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus vì hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng viêm gan C.
Virus viêm gan C có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính:
Viêm gan C cấp tính: là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong vòng 6 tháng sau người bệnh nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể. Có khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus tự khỏi hẳn, không cần điều trị đặc hiệu nào. Tuy nhiên, đa số trường hợp bệnh nhân nhiễm viêm gan cấp tính đều dẫn đến mãn tính.
Viêm gan C mãn tính: là tình trạng nhiễm trùng kéo dài trên 6 tháng nếu bệnh không được điều trị kịp thời bệnh có thể tồn tại suốt đời và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy chức năng gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, toàn cầu hiện có khoảng 71 triệu bệnh nhân đang bị nhiễm virus viêm gan C mãn tính.
Thời gian ủ bệnh viêm gan C là bao lâu
Thời gian ủ bệnh viên gan C kéo dài từ 2 đến 6 tháng kể từ lần tiếp xúc đầu tiên với nguồn bệnh. Trung bình là khoảng 45 ngày.
Nguyên nhân gây viêm gan C
Bệnh viêm gan C là do nhiễm virus HCV RNA, thường lây truyền qua máu.. Virus HCV có tính đa hình thái kiểu gen rất cao. Đôi khi bệnh gây ra các triệu chứng điển hình bao gồm chán ăn, mệt mỏi và vàng da, nhưng nó có thể không có triệu chứng.
Virus HCV là gì?
Virus HCV là một flavivirus RNA gây viêm gan siêu vi cấp tính và là nguyên nhân phổ biến của viêm gan virus mãn tính. Các phân nhóm này khác nhau về địa lý, độc tính và đáp ứng với điều trị. HCV cũng có thể thay đổi hồ sơ axit amin của nó theo thời gian ở bệnh nhân bị nhiễm bệnh, tạo ra các chủng biến đổi
Virus HCV có đa hình genotypic rất cao. Hiện tại, đã xác định được 6 kiểu gen chính được đánh số từ 1 đến 6. Kiểu gen chính của HCV ở bệnh nhân ở Việt Nam là kiểu gen 1, tiếp theo lần lượt là 6, 2 và 3. Tùy thuộc vào kiểu gen virus HCV, các khuyến nghị điều trị sẽ khác nhau.
Virus HCV gây viêm gan C lây truyền như thế nào?
Viêm gan C là một căn bệnh có khả năng lây truyền cao chủ yếu lây truyền qua đường máu với các hình thức sau:
Sử dụng chung dụng cụ dùng ma tuý: Bất cứ thứ gì liên quan đến việc tiêm chích ma túy, từ ống tiêm, kim tiêm đều có thể dính máu và làm lây truyền bệnh viêm gan C. Các loại ống sử dụng để hút hoặc hít ma túy cũng có thể dính máu do nứt môi hoặc chảy máu cam.
Sử dụng chung dụng cụ xăm hoặc xỏ khuyên: Các thiết bị xăm, xỏ khuyên và mực xăm có thể làm truyền nhiễm virus.
Tái sử dụng hoặc dùng các thiết bị, dụng cụ y tế không được khử trùng, đặc biệt là các loại bơm kim tiêm
Truyền máu không qua sàng lọc
Sử dụng chung các đồ dùng có khả năng dính máu của người bệnh như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
Virus HCV lây truyền qua đường tình dục và có thể truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, phương thức này ít phổ biến hơn.
Virus HCV không lây lan qua thức ăn, nước uống, tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và chung đồ ăn, thức uống với người bị bệnh.
Đối tượng nào dễ mắc viêm gan C
Viêm gan C là một căn bệnh rất dễ lây lan và người nào cũng có thể mắc phải bệnh này. Đối tượng dễ mắc viêm gan C như:
Người tiêm chích ma tuý: Một trong những cách lây nhiễm virus viêm gan C phổ biến nhất.
Nhân viên chăm sóc sức khỏe: Bác sĩ, y tá, nhân viên phòng thí nghiệm có nhiều khả năng tiếp xúc với máu hoặc vô tình bị kim đâm có người bị nhiễm virus.
Người bệnh chạy thận nhân tạo: Có thể bị lây nhiễm do dùng các thiết bị lọc máu không được vệ sinh đúng cách.
Bệnh nhân có đời sống tình dục không lành mạnh: Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không bảo vệ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus.
Bệnh nhân có người thân mắc bệnh: Tiếp xúc hàng ngày với người bị bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người có khuyên hoặc hình xăm trên cơ thể: Các thiết bị và vật dụng xăm hình và xỏ khuyên làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Trẻ có mẹ mắc bệnh viêm gan C: Nếu người mẹ bị nhiễm HIV và viêm gan C.
Các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus HCV nên thực hiện xét nghiệm viêm gan C để xác định tình trạng lây nhiễm hiện tại và có kế hoạch điều trị sớm khi mắc bệnh.
Các triệu chứng của viêm gan C
Viêm gan C được gọi là “kẻ sát nhân thầm lặng” vì thường ẩn trong cơ thể nhiều năm. Hầu hết mọi bệnh nhân không có dấu hiệu cảnh báo nên cho đến khi bệnh xuất hiện triệu chứng hoặc chẩn đoán được thực hiện thì việc điều trị mới được tiến hành.
Triệu chứng viêm gan C cấp tính
Những bệnh nhân bị viêm gan C cấp tính thường không có bất cứ biểu hiện hay các triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng sau khi bị nhiễm virus, bao gồm:
Mệt mỏi, chán ăn: Đây là dấu hiệu khá phổ biến ở người nhiễm virus HCV cấp. Bệnh nhân bị nhiễm có triệu chứng này là do virus tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch, từ đó khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, lười hoạt động, ngay cả khi nằm.
Sốt nhẹ: Triệu chứng sốt này có thể kéo dài hoặc xảy ra theo từng cơn. Thông thường, bệnh nhân khá lơ là khi có dấu hiệu này vì nghĩ chỉ do thời tiết hoặc cảm mạo bình thường.
Da vàng, mắt vàng: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng này rất ít xuất hiện. Nguyên nhân này là do virus HCV làm cho hoạt động của gan bị trì trệ, ảnh hưởng đến khả năng lọc thải các chất độc có hại ra khỏi cơ thể, khiến cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao nên sẽ gây vàng mắt, vàng da ở người bệnh.
Ngoài những triệu chứng kể trên, bệnh nhân có thể có một số biểu hiện viêm gan C khác, như: Đau nhức cơ bắp, ở phần trên bên phải của ổ bụng, cơ hoặc khớp, buồn nôn hoặc nôn, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu, dễ chảy máu, dễ bầm tím.
Triệu chứng viêm gan C mãn tính
Hầu hết người nhiễm viêm gan C mạn tính không có triệu chứng. Bệnh nhân bị nhiễm virus HCV trong nhiều năm thì gan có thể bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp bệnh không biểu hiện triệu chứng cho tới khi xuất hiện những biến chứng.
Ở những người bệnh không có triệu chứng thường được phát hiện nhờ xét nghiệm men gan trong máu (ALT, AST) thấy tăng cao và có tới 1/4 số bệnh nhân mắc viêm gan C mạn tính tiếp tục bị xơ gan, hoặc sẹo nghiêm trọng ở gan. Những bệnh nhân này cũng có thể có các triệu chứng khác bao gồm sưng ở chân và bụng, tích tụ chất độc trong máu có thể dẫn đến tổn thương não.
Tuy nhiên triệu chứng viêm gan C ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Có những bệnh nhân mắc bệnh nhưng không có bất kỳ một triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất mờ nhạt, không đủ để nhận biết. Nhiều trường hợp mắc bệnh nhiều năm mà không hề biết.
Để phát hiện bản thân mắc viêm gan C hay không, cần làm xét nghiệm máu để chẩn đoán. Vì vậy, khuyến cáo nên tầm soát viêm gan C ít nhất 6 tháng/lần, nếu không may mắc bệnh thì cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị.
Viêm gan C có nguy hiểm không?
Viêm gan C phụ thuộc vào từng đối tượng, bệnh nhân và có mức độ nguy hiểm khác nhau. Đối với những người bệnh có sức đề kháng tốt với virus HCV, điều này có thể không gây ra bất kỳ tác hại nào cả.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:
Viêm gan mãn tính: biểu hiện với các triệu chứng rối loạn chức năng gan từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng.
Xơ gan: Bệnh viêm gan kéo dài gây tổn thương gan, mô bị tổn thương liên tục được thay thế bằng mô sẹo, gây xơ gan tiến triển. Theo WHO, khoảng 15-30% những người bị viêm gan mãn tính phát triển xơ gan trong vòng 20 năm. Biểu hiện của xơ gan phụ thuộc vào giai đoạn bù đắp hoặc giảm chức năng gan và tăng huyết áp. Một số biểu hiện nghiêm trọng phổ biến nhất như nôn ra máu, chảy máu khó cầm máu, nhiễm trùng trong ổ bụng và có thể tử vong là do những biến chứng này.
Ung thư gan: Virus HCV đã được xác định là những nguyên nhân gây ung thư gan. Những bệnh nhân bị xơ gan liên quan đến HCV có nguy cơ ung thư gan cao hơn so với những bệnh nhân bị xơ gan liên quan đến rượu. Nguy cơ ung thư thậm chí còn cao hơn nếu người bệnh bị cả viêm gan C và uống rượu.
Viêm gan C có chữa được không?
Bệnh viêm gan C hiện nay là một bệnh mãn tính, mặc dù chưa có vắc-xin để điều trị ngăn ngừa Virus HCV, nhưng bệnh nhân hoàn toàn không thể lo lắng quá nhiều về việc bị nhiễm HCV.
Viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng vi-rút. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại đã nghiên cứu thành công các loại thuốc chống lại virus và chữa khỏi hoàn toàn bệnh
Tuy nhiên, người bệnh không nên quá chủ quan, vì vậy bệnh nhân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu bệnh mới được phát hiện ở giai đoạn mạn tính thì quá trình điều trị viêm gan C sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là quá trình phục hồi tế bào gan bị tổn thương do sự tấn công của virus HCV.
Virus HCV sống được bao lâu ở môi trường tự nhiên?
Virus HCV không chỉ tồn tại trong cơ thể bệnh nhân mà còn xuất hiện trên các vật dụng sinh hoạt hoặc trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể sống trong khoảng 16 giờ đến 4 ngày ở môi trường tự nhiên, trong nhiệt độ phòng.
Trong khoảng thời gian này, Virus HCV có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh nếu không có biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt virus HCV có thể tồn tại và lây nhiễm qua các dụng cụ liên quan đến máu như: sử dụng chung dao cạo râu, kim tiêm, dụng cụ y tế,…
Điều trị viêm gan C
Muốn điều trị viêm gan C, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. Theo đó, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ không được tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc khi không có chỉ định. Hiện nay, các phương pháp điều trị virrus HCV bao gồm:
Điều trị viêm gan C bằng thuốc: Đối với những người mắc bệnh viêm gan C mạn tính và virus HCV đang tấn công cơ thể bệnh nhân thì người bệnh bắt buộc cần đến sự điều trị bệnh bằng các loại thuốc tấn công và tiêu diệt virus HCV trong cơ thể người bệnh.
Điều trị viêm gan C không sử dụng thuốc: Phương pháp này thực tế là dựa trên tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, đối với những người viêm gan C cấp tính thì bệnh nhân có thể không cần dùng đến các loại thuốc khống chế virus mà chỉ cần có chế độ ăn uống khoa học, cân đối, theo dõi tình trạng bệnh định kì theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ điều trị thì có thể đẩy lùi được bệnh. Đối với những người nhiễm virus HCV mạn tính thì phương pháp này có thể nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và hạn chế được những biến chứng cho bệnh nhân.
Chẩn đoán viêm gan C
Bác sĩ có thể chẩn đoán Virus HCV thông qua xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm nhằm kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống HCV. Kháng thể chống HCV là những chất cơ thể tạo ra để chống lại virus HCV, thường xuất hiện khoảng 12 tuần sau khi bị nhiễm virus.
Nếu kết quả xét nghiệm kháng thể chống virus HCV dương tính, bệnh nhân có khả năng cao là đã bị nhiễm virus. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiếp tục thực hiện một số xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán, bao gồm:
Xét nghiệm HCV – RNA (đo tải lượng HCV): đo số lượng ARN virus hiện có trong máu bệnh nhân
Xét nghiệm xác định kiểu gen: Nhằm tìm ra loại virus HCV nào đang gây bệnh, vì hiện tại có đến 6 kiểu gen chính của HCV. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị sẽ hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Nếu các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm Virus HCV mãn tính hoặc có dấu hiệu tổn thương gan, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hoạt động của gan, như xét nghiệm chức năng của gan, hình ảnh gan qua siêu âm ở phần bụng, độ xơ chai gan qua siêu âm đàn hồi hoặc chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ gan phát hiện u gan, xét nghiệm máu tầm soát sớm ung thư tế bào gan (HCC Risk)…
Phác đồ điều trị viêm gan C
Phác đồ điều trị virus HCV mạn phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định vì còn phụ thuộc vào kiểu gen của viêm gan C.
Phác đồ điều trị virus HCV mạn tính hiện nay chủ yếu là sử dụng các loại thuốc uống (DAAs) như: Sofosbuvir, Ledipasvir, Daclatasvir, Grazoprevir, Velpatasvir …
Phác đồ điều trị virus HCV mãn tính sử dụng các loại thuốc uống (DAAs) có thời gian điều trị trung bình 12 tuần, một số trường hợp cần kéo dài 16-24 tuần.
Một số phác đồ điều trị cụ thể được khuyến cáo tại Việt Nam:
Phác đồ điều trị virus viêm gan C mạn tính trên bệnh nhân không xơ gan:
– Kiểu gen 1 (type 1):
- Sofosbuvir/Ledipasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Sofosbuvir + Daclatasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Elbasvir/Grazoprevir thời gian điều trị 12 tuần
- Sofosbuvir/Velpatasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Kiểu gen 2 (type 2)
- Sofosbuvir + Daclatasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Sofosbuvir + Ribavirin thời gian điều trị 12 tuần
- Sofosbuvir/Velpatasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Kiểu gen 6 (type 6)
- Sofosbuvir/Ledipasvir thời gian điều trị 12 tuần.
- Sofosbuvir + Daclatasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Sofosbuvir/Velpatasvir thời gian điều trị 12 tuần
Phác đồ điều trị virus viêm gan C mạn tính trên bệnh nhân xơ gan còn bù
– Kiểu gen 1 (type 1):
- Sofosbuvir/Ledipasvir thời gian điều trị 24 tuần. (điều trị 12 tuần + Ribavirin)
- Sofosbuvir + Daclatasvir thời gian điều trị 24 tuần. (điều trị 12 tuần + Ribavirin)
- Elbasvir/Grazoprevir thời gian điều trị 12 tuần
- Sofosbuvir/Velpatasvir thời gian điều trị 12 tuần
– Kiểu gen 2 (type 2)
- Sofosbuvir + Daclatasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Sofosbuvir + Ribavirin thời gian điều trị 16 – 20 tuần
- Sofosbuvir/Velpatasvir thời gian điều trị 12 tuần
- Kiểu gen 6 (type 6)
- Sofosbuvir/Ledipasvir thời gian điều trị 24 tuần. (điều trị 12 tuần + Ribavirin)
- Sofosbuvir + Daclatasvir thời gian điều trị 24 tuần. (điều trị 12 tuần + Ribavirin)
- Sofosbuvir/Velpatasvir thời gian điều trị 12 tuần
Phác đồ điều trị virus viêm gan C mạn tính trên bệnh nhân xơ gan mất bù
Cần theo dõi trong quá trình điều trị:
+ Lâm sàng: 4 tuần một lần, đánh giá triệu chứng lâm sàng, các tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ Men gan ALT, tế bào máu ngoại vi, creatinin, mức lọc cầu thận: 4 tuần một lần.
+ Đo tải lượng HCV RNA (sử dụng kỹ thuật với ngưỡng phát hiện < 50 IU/ml): tuần 4, 12, 24.
+ Tỷ lệ Prothrombin, AFP, siêu âm bụng 12 tuần một lần.
Thuốc điều trị viêm gan C
DAAs hiện đang được dùng rộng rãi trong kê đơn vì lợi ích và hiệu quả tuyệt vời của chúng. Hiện nay, đã có những sản phẩm chính hãng nhập khẩu vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Đặc biệt, thuốc Generic có nguồn gốc từ Ấn Độ có giá thuốc thấp hơn nhiều so với thuốc nghiên cứu ban đầu. Cung cấp cơ hội điều trị, hy vọng và cuộc sống mới cho người bệnh
–Thuốc Epclusa (Hộp 28 viên) của Gilead Velpatasvir/sofobusvir 100/400
-Thuốc Myvelpa (Hộp 28 viên) của Mylan Ấn Độ Sofobusvir/Velpatasvir 400/100
-Thuốc Ledvir (Hộp 28 viên) 90/400 Ledipasvir/sofobusvir
-Thuốc Sofuled (Hộp 28 viên) của công ty BRV
Phòng ngừa bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan C hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm virus HCV. Một số phương pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng chung kim tiêm: Những người dùng ma túy qua đường tĩnh mạch có khả năng bị lây nhiễm virus HCV rất cao vì tình trạng sử dụng chung bơm kim tiêm. Virus HCV cũng có thể tồn tại trong các dụng cụ khác như ống hút, ống hít khi dùng ma túy trái phép.
- Tránh tiếp xúc với máu hoặc các chế phẩm từ máu: Những người làm trong ngành y tế, xét nghiệm cần cẩn thận để tránh tiếp xúc với máu của người bệnh. Các thiết bị và dụng cụ y tế sau khi dùng đều phải được vứt bỏ một cách an toàn hoặc tiệt trùng đúng cách để ngăn ngừa lây nhiễm virus HCV.
- Không sử dụng chung các vật dụng chăm sóc cá nhân: Không sử dụng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu và kéo để tránh bị dính máu và làm lây lan virus HCV
- Chọn tiệm xăm và xỏ khuyên cẩn thận: Lựa chọn các tiệm xăm hình hoặc xỏ khuyên uy tín, vệ sinh phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm.
- Quan hệ tình dục an toàn: Không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc với bất kỳ đối tác nào có tình trạng sức khỏe không đảm bảo.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì một lối sống lành mạnh, quản lý tốt cân nặng, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân độc hại cho gan như thuốc lá, rượu bia, hóa chất… và khám sức khỏe định kỳ cũng là phương pháp giúp bạn bảo vệ lá gan, phát hiện sớm và điều trị kịp thời virus HCV cũng như các bệnh về gan khác.
Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan C
Viêm gan C khi mang thai
Viêm gan C có thể lây từ mẹ sang con, khả năng lây nhiễm không cao (khoảng 4 – 8%). Nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên nếu phụ nữ mang thai có tải lượng virus HCV cao hoặc đồng nhiễm HIV.
Người mẹ bị mắc virus HCV không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, virus HCV có thể tiến triển nặng đe dọa đến sự an toàn của cả mẹ và con.
Do đó, trong trường hợp nghi ngờ nhiễm virus HCV khi đang mang thai, cần đến các bệnh viện chuyên khoa để được xét nghiệm và tư vấn cách điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh các hậu quả khó lường về sau.
Viêm gan C sống được bao lâu?
Người bệnh viêm gan C sống được bao lâu là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân tự hỏi. Những người mắc bệnh thường lo lắng sau khi bị nhiễm bệnh mà không biết họ có thể sống bao nhiêu năm.
Trên thực tế, người bệnh có thể sống chung đến hết đời nếu được điều trị và có lối sống lành mạnh với chế độ tập luyện hợp lý. Kiểm soát lượng virus HCV không hoạt động.
Trong trường hợp nguofi bệnh bệnh bị biến chứng xơ gan, thời gian sống sót có thể kéo dài đến khoảng 20 năm với điều trị kịp thời.
Trên thực tế, người bệnh chỉ nguy hiểm khi virus viêm gan C tấn công gan. Tại thời điểm này, người bệnh đã có nguy cơ bị ung thư gan. Người bệnh không điều trị có thể kéo dài từ 5 đến 7 năm, hầu hết trong số đó là do ung thư gan, làm giảm tuổi thọ.
Bệnh nhân nhiễm viêm gan C nên kiêng ăn gì.
Những loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân bị virus HCV có thể góp phần gây tổn thương gan hoặc biến chứng nhiễm trùng .Các loại thực phẩm mà bệnh nhân cần kiêng bao gồm:
- Rượu, bia các đồ uống có cồn
- Thực phẩm giàu chất béo
- Thực phẩm có lượng đường cao
- Thực phẩm gây độc cho gan
- Thức ăn mặn
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể là một phương thức có giá trị trong việc bảo vệ gan của người bệnh như là một phần của kế hoạch điều trị virus HCV tổng thể của bạn. Để biết chính xác viêm gan C kiêng ăn gì và không kiêng ăn gì, bạn cần tìm hiểu và thảo luận với bác sĩ chuyên môn.
Bệnh nhân viêm gan C nên ăn gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bệnh nhân viêm gan C
- Ăn thường xuyên và có bữa ăn phù hợp
- Duy trì lượng calo phù hợp
- Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì thay cho cơm
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Cung cấp đầy đủ chất đạm, hạn chế thực phẩm béo, mặn và nhiều đường
- Uống đủ nước
- Duy trì một cân nặng phù hợp.
Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến viêm gan C. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929620660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.