Vai trò của Lysin với sức khỏe: Những điều bạn nên biết

Vai trò của Lysin là một trong 20 loại axit amin tự nhiên, là thành phần không thể thiếu để xây dựng cấu trúc của protein trong cơ thể. Thiếu hụt Lysin gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của hệ cơ – xương – khớp, hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Vai trò của Lysin đối với sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.

Lysin là chất gì?

Lysin hay còn gọi là L-Lysine là một trong 20 loại amino axit tự nhiên cấu trúc nên protein trong cơ thể mỗi chúng ta. Không giống như các amino axit khác, cơ thể không thể tự tổng hợp Lysin, do đó chúng ta phải bổ sung Lysin cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Lysin là chất gì?
Lysin là chất gì?

Lysin có vai trò gì?

Vai trò của Lysin đảm nhận nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe con người như: tăng cường sức mạnh của hệ xương, hỗ trợ chức năng thần kinh (giảm lo âu, căng thẳng, hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần phân liệt) và nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch

Vai trò Lysin đối với sức khỏe
Vai trò Lysin đối với sức khỏe

Vai trò của Lysin – tăng cường sức mạnh của hệ xương

Trước khi tìm hiểu mối liên hệ giữa lysin và sức khỏe của hệ xương trong cơ thể, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của hệ xương.

  • Xương là cấu trúc rắn chắc nhất trong cơ thể, là một phần không thể thiếu của hệ vận động (còn gọi là hệ cơ – xương – khớp). Hệ xương trong cơ thể đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như:

+ Nâng đỡ toàn bộ cấu trúc cơ thể, là tấm lá chắn bảo vệ các cơ quan khỏi tác động có hại từ ngoại cảnh

+ Giúp cơ thể chúng ta di chuyển, thực hiện mọi cử động

+ Xương là nguồn dự trữ chất khoáng và chất béo quan trọng của cơ thể

+ Bên cạnh đó tủy xương (phần lõi bên trong các xương dẹt như xương chậu, xương hộp sọ,…) là nơi sản sinh ra các tế bào gốc tạo máu.

  • Về thành phần hóa học, xương cấu tạo bởi cấu trúc rắn linh hoạt đặc biệt và các tế bào sống. Các tế bào sống bao gồm: nguyên bào xương, tế bào tạo xương, tế bào hủy xương, tế bào xương trưởng thành. Phần cấu trúc rắn linh hoạt chứa thành phần vô cơ (chủ yếu là canxi và photpho) và thành phần hữu cơ (chủ yếu là collagen).
  • Do đó, thiếu hụt các nguyên tố như canxi, phospho và collagen làm suy giảm sức mạnh của hệ xương trong cơ thể, tăng nguy cơ giòn xương, gãy xương trước các tác động mạnh như chấn thương.
  • Lysin có tác dụng tăng cường sức mạnh của hệ xương thông qua cơ chế: giảm sự bài tiết Canxi qua thận, tăng tổng hợp cấu trúc collagen và thúc đẩy quá trình tái tạo mô liên kết tổn thương hỗ trợ sự làm lành xương

+ Lysine có thể giúp cơ thể bạn giữ lại Canxi. Người ta tin rằng lysine làm tăng sự hấp thu canxi ở ruột đồng thời làm giảm lượng Canxi bài tiết qua thận. Một nghiên cứu được tiến hành ở 30 phụ nữ, 15 người khỏe mạnh và 15 người mắc bệnh loãng xương đã cho thấy bổ sung đồng thời canxi và lysine làm giảm lượng Canxi bài tiết qua nước tiểu.

+ Lysin thúc đẩy quá hình hình thành nên cấu trúc Collagen. Collgen có bản chất là protein, là thành phần không thể thiếu xây dựng nên các cấu trúc như: xương, da, khớp, dây chằng,…Collagen có tác dụng kết nối các thành phần cấu trúc rời rạc, là nơi lắng động của ion Canxi.

+ Bản thân lysine cũng hoạt động như một yếu tố liên kết, làm tăng số lượng tế bào mới tại vị trí vết thương. Nó thậm chí còn thúc đẩy sự hình thành các mạch máu mới nuôi dưỡng các tổ chức tổn thương, thúc đẩy quá trình tạo sẹo và làm lành vết thương. Trong một nghiên cứu trên động vật, sự kết hợp giữa  2 axit amin là lysine và arginine có thể cải thiện và rút ngắn quá trình chữa lành các xương bị gãy

+ Làm lành vết thương là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành phần như: các khoáng chất, vitamin và các yếu tố khác. Lysine đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nếu như không có lysine thì việc chữa lành vết thương sẽ gặp khó khăn. Cơ thể cần một khoảng thời gian dài hơn để tái tạo mô mới, làm lành vết thương.

Vai trò của lysin đối với sức khỏe hệ thần kinh

Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực công việc, học tập, thi cử,… Stress có thể giúp chúng ta tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu stress trong thời gian dài sẽ khiến cho bệnh nhân có suy nghĩ tiêu cực và thậm chí có thể gây hại cho chính bản thân họ. Biểu hiện của stress thường gặp trên lâm sàng:

+ Biểu hiện ở thể chất: người mệt mỏi, thường xuyên nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực,  khó thở, rối loạn tiêu hóa,…

+ Biểu hiện ở tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, hay cáu gắt, không tập trung được trong công việc, học tập, thiếu quyết đoán,…

+ Biểu hiện ở hành viăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc,…

+ Biểu hiện ở cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, dễ nổi nóng, thường xuyên khó chịu,…

Lysin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của hệ thần kinh, giúp làm giảm căng thẳng lo âu, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lysine ngăn chặn các thụ thể liên quan đến phản ứng gây căng thẳng thần kinh. Nghiên cứu này được thực hiện trên loài chuột, sau khi được uống lysine, chúng đã giảm tỷ lệ đi đi ngoài phân lỏng do căng thẳng gây ra. Một nghiên cứu kéo dài 1 tuần ở 50 người khỏe mạnh cũng cho thấy việc bổ sung 2,64 gram lysine và axit amin arginine làm giảm lo lắng do căng thẳng và giảm lượng hormone cortisol trong máu.

Vai trò của lysin trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh rối loạn tâm thần nặng, tiến triển âm thầm và đang có xu hướng trẻ hóa. Người bị bệnh tâm thần phân liệt thường có biểu hiện triệu chứng như: hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ, rối loạn hành vi, mất ý chí, giảm sự bộc lộ tình cảm, xa lánh với người xung quanh,…Căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt hiện nay vẫn là một câu hỏi, tuy nhiên các nhà khoa học nhận định một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt như: yếu tố di truyền, yếu tố gia đình, yếu tố sinh hóa hay yếu tố xuất phát từ môi trường sống của người bệnh.

Lysine có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần phân liệt, làm giảm mức độ trầm trọng các triệu chứng đồng thời làm chậm tiến trình chuyển nặng của bệnh tâm thần. Mặc dù các nghiên cứu về sử dụng Lysin cho bênh nhân mắc tâm thần phân liệt vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng có căn cứ cho thấy lysine có thể cải thiện các triệu chứng tâm thần phân liệt kết hợp với thuốc được kê đơn khác.

Vai trò của Lysin đối với hệ tim mạch

Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính trong đó, áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với người bình thường. Theo hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế, tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg. Đa số người bệnh tăng huyết áp là tăng huyết áp vô căn (không rõ nguyên nhân). Một số dấu hiệu tăng huyết áp bạn cần lưu ý: nhức đầu, choáng và chóng mặt, tê hoặc ngứa ran các chi, chảy máu mũi, vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc, đau ngực, khó thở,…Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não,…

Một nghiên cứu được tiến hành ở 50 người trưởng thành bị thiếu lysine và tăng huyết áp cho thấy bổ sung lysine làm giảm huyết áp đáng kể.

Vai trò lysin trong điều trị nhiễm virus Herpes

Virus Herpes là virus gây ra bệnh nhiễm trùng ngoài da, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước tập trùng thành từng đám như chùm nho trên da kèm theo cảm giác ngứa, đau rát, khó chịu. Nguyên nhân lây nhiễm Herpes có thể xuất phát từ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh hoặc do rối loạn hormon trong cơ thể (tăng tiết hormon cortisol khi căng thẳng, lo âu kéo dài làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus Herpes). Việc bổ sung lysine qua chế độ ăn hoặc bằng thực phẩm bổ sung có thể giúp ngăn ngừa virus Herpes sản sinh. Người ta cho rằng lysine có thể chặn một axit amin khác gọi là arginine – một axit amin rất quan trọng giúp virus Herpes có thể nhân lên nhanh chóng trong tế bào vật chủ và gây bệnh.

Nhu cầu của Lysin của cơ thể

Hàm lượng Lysin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi

+ Nhu cầu Lysin với trẻ sơ sinh (3–4 tháng tuổi):103mg/kg cân nặng

+ Nhu cầu Lysin với trẻ em (2 tuổi): 64mg/ kg cân nặng

+ Nhu cầu Lysin với trẻ em (10–12 tuổi): 44 – 60mg/kg cân nặng

+ Nhu cầu Lysin với người lớn:  12mg/kg cân nặng

Lysin có trong các loại thực phẩm nào?

Lysin có trong các loại thực phẩm nào?
Lysin có trong các loại thực phẩm nào?

Lysine là một trong 20 loại axít amin tự nhiên của cơ thể, nó có tác dụng tăng cường hấp thu canxi, kích thích cơ thể sản xuất collagen. Đặc biệt đây Lysin là loại axít amin quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ bởi nó giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu, chuyển hóa chất dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển chiều cao. Khi trẻ bị thiếu axit amin lysine, trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, mệt mỏi, mất tập trung…Người trưởng thành khi thiếu lysine bị loãng xương, rụng tóc, thiếu máu….

Lysin cùng nằm trong 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, mà chúng ta chỉ có thể nhận được các loại các axít amin này từ thực phẩm hoặc qua thực phẩm chức năng.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu Lysin:

  • Phô mai: Đây là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trong các sản phẩm chế biến từ sữa, phô mai có hầu hết các axit amin thiết yếu cho cơ thể, trong đó có cả lysine.
  • Thịt bò nướng: đây là một trong những món ăn rất thơm ngon và có hàm lượng protein cao. Thịt bò nướng cũng chứa nhiều axit amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
  • Thịt gà: Lườn gà sau khi nấu chín không chỉ chứa đạm dễ tiêu hóa mà còn có nhiều axit amin, đặc biệt là lysine.
  • Cá ngừ: Hầu hết các loại cá đều rất tốt cho sức khỏe vì có omega – 3, nhưng trong đó, cá ngừ là loại cá đặc biệt giàu lysine.
  • Đậu nành: là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng protein (đạm) thực vật cao. Đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp các axit amin và cả lysine.
  • Thịt lợn: là một thực phẩm sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia với hàng triệu người tiêu dùng hàng ngày. Thịt lợn là thực phẩm có hàm lượng protein cao và nhiều axit amin trong đó có cả lysine.
  • Tôm: Các loại hải sản như tôm, cua là những thực phẩm rất giàu axit amin trong đó có lysine.
  • Hạt bí ngô: rất giàu protein và là một trong số ít thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên có nhiều axit amin lysine.
  • Trứng: trứng là thực phẩm yêu thích của nhiều người, bên cạnh đó trứng có hàm lượng protein cao và rất nhiều lysine.
  • Đậu trắng: Là thực phẩm được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trên thế giới, điều quan trọng là đậu trắng rất giàu các axit amin tự nhiên như lysine.

Bổ sung Lysin qua thực phẩm chức năng

Với người có nhu cầu lysin cao như: người cần hồi phục sau chấn thương, người mắc các bệnh lý về tim mạch,…hoặc rối loạn chức năng tiêu hóa dẫn đến kém hấp thu Lysin qua thực phẩm, có thể bổ sung Lysin qua thực phẩm chức năng.

Viên uống bổ sung Lysin có 2 dạng bào chế là viên nang và viên nén. Thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học là L – Lysin.

Dưới đây là một số thực phẩm chức năng chứa Lysin:

+ Viên uống L-Lysine Double Strength có hàm lượng 1000mg

+ Viên uống Blackmores Lyp – sine (hộp 30 hoặc 100 viên)

+ Viên uống L-Lysine GNC 1000mg

+ Viên uống L-Lysine Puritan’s Pride có hàm lượng 500mg

Khi bổ sung Lysin qua thực phẩm chức năng cần tuân thủ tuyệt đối cách dùng cũng như liều dùng thuốc. Người bệnh không nên sử dụng nhiều hơn liều dùng được khuyến cáo. Một số tác dụng phụ khi dùng quá liều Lysin: đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng viên uống Lysin cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ cho con bú.

** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Vai trò của Lysin đối với sức khỏe. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.

0929620660 0985226318 Zalo Facebook