Triệu chứng bệnh hắc lào – Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Triệu chứng bệnh hắc lào – Nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng nhathuocaz giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết này nhé!

Triệu chứng bệnh hắc lào – Bệnh hắc lào là gì?

Bệnh hắc lào là gì?

Bệnh hắc lào là một bệnh nấm da do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra, phổ biến nhất là ba loại microsporum, trychophyton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và epidermophyton. Bệnh có thể xuất hiện trên toàn thân, từ da đầu, da chân, da đùi đến móng tay,… Bệnh hắc lào có khả năng lây lan rất nhanh nếu không có biện pháp xử trí ngăn chặn sự phát triển của vi nấm.

Triệu-chứng-bệnh-hắc-lào
Triệu-chứng-bệnh-hắc-lào

Triệu chứng bệnh hắc lào như thế nào?

Triệu chứng bệnh hắc lào như thế nào? Triệu chứng phổ biến của bệnh hắc lào là sự ngứa da, đặc biệt khi ra mồ hôi, đôi khi đi kèm với tróc vảy hoặc bong tróc ở bề mặt da.

Tổn thương da ban đầu xuất hiện dưới dạng các đám nhỏ tròn hoặc hình bầu dục, sau đó lan dần liên kết với nhau tạo thành mảng lớn hình đa cung nổi nhẹ trên bề mặt da. Màu sắc của tổn thương thường là đỏ hoặc nâu, gây bong tróc vảy có cạnh sắc cứng và gây ngứa tại vị trí tổn thương. Một số trường hợp có thể kèm theo các mụn nước nhỏ phồng rộp hoặc các mụn mủ vàng do bị tổn thương da do cào, gãi gây xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Bệnh hắc lào có khả năng lây lan sang người khác qua tiếp xúc hoặc do sử dụng chung đồ với người bị bệnh trong giai đoạn tổn thương da đang có mẩn đỏ và bong tróc vảy da.

Nấm hắc lào thường phát triển ở chân hoặc thân mình với các tổn thương đa dạng về hình thái và vị trí:

  • Nấm hắc lào ở đùi: Thường xuất hiện ở mặt trong của đùi, tổn thương là những chấm đỏ có vảy nhỏ, lan dần thành mảng hình tròn hoặc bầu dục, bề mặt đỏ, hơi gồ cao, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng này liên kết với nhau thành mảng lớn hình cung, giữa nhạt màu.
  • Nấm hắc lào ở chân: Thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân và mu bàn chân, tổn thương là mảng da đỏ hình tròn hoặc bầu dục, bong da và gây ngứa.
  • Nấm hắc lào ở da đầu: Có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da đầu. Biểu hiện ban đầu là nổi mẩn đỏ sưng tấy, sau đó bị rụng tóc. Một số trường hợp có thể thấy xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong, các vết tổn thương da phồng rộp, kích thước nhỏ có chứa mủ thậm chí nặng thì bị sưng đau hoại tử da kèm theo chảy nước trên da tại các tổn thương. Biến chứng có thể gây sốt và viêm hạch bạch huyết.
  • Nấm hắc lào dạng đa sắc: Thường xuất hiện ở vùng cánh tay trên, lưng, ngực và cổ, đôi khi có xuất hiện ở mặt. Nấm da dạng đa sắc tố giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu lâm sàng. Sau đó, xuất hiện trên da các vết đốm nhỏ với kích thước và màu sắc khác nhau như màu trắng hồng hay nâu đậm, nâu hồng, có vảy và bờ viền rõ kèm theo ngứa.

Cách điều trị bệnh nấm hắc lào như thế nào hiệu quả

Bệnh hắc lào thường có tính chất lành tính, và điều trị khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có khả năng tái phát và lan rộng, do đó cần điều trị một cách tích cực cho đến khi bệnh hoàn toàn khỏi.

Điều trị tại chỗ:

Thường sử dụng các dạng thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị hắc lào như ketoconazole, miconazole, clotrimazole,… Các loại thuốc này có ưu điểm là không màu, không mùi thơm, không gây lột da, không gây sưng đau. Tuy nhiên, có thể gây dị ứng nhẹ, nhưng dị ứng này sẽ hết sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Các loại thuốc cổ điển như ASA, BSI, mỡ Benzosali cũng có tác dụng tốt, nhưng có thể làm lột da nhiều, gây đau rát và có thể làm da sạm. Hiện nay, ít sử dụng loại thuốc này.

Cần lưu ý bôi thuốc đều đặn để giảm triệu chứng ngứa và ngăn chặn sự lan rộng. Tuyệt đối không tự gãi hoặc trầy xước vùng da bị tổn thương để tránh bị bội nhiễm vi khuẩn.

Điều trị toàn thân:

Sử dụng thuốc điều trị kháng nấm như Nizoral, Itraconazole,… Có thể kết hợp với thuốc kháng Histamin để giảm ngứa hoặc kháng sinh nếu xuất hiện mủ hoặc bội nhiễm.

Hầu hết các trường hợp nấm da bệnh hắc lào thường chỉ cần sử dụng thuốc bôi hoặc bột trị nấm theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh tái phát, nên tiếp tục sử dụng thuốc bôi trên vùng da nhiễm nấm trong khoảng 7 ngày sau khi bệnh khỏi.

Các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng và kéo dài sẽ được đề xuất sử dụng thuốc trị nấm toàn thân.

Khi điều trị bệnh hắc lào, cần lưu ý:

– Tuân thủ đúng thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhân, tránh tái phát.

– Không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.

– Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc uống trị nấm khi không có chỉ định của bác sĩ.

– Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề liên quan đến gan trước khi sử dụng các thuốc uống trị bệnh.

– Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng hơn, xuất hiện mụn mủ, gây viêm đau.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội mỗi ngày, đặc biệt là vùng da bị bệnh cần được giữ sạch sẽ và khô ráo.

– Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.

– Chọn đồ bằng cotton hoặc chất liệu giúp thấm hút mồ hôi nhanh.

Nhìn chung, nấm da hắc lào thường không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, vùng da bị bệnh nếu không được điều trị tốt có thể để lại thâm hoặc sẹo, làm giảm thẩm mỹ suốt đời. Thời gian điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương da.

Phòng bệnh hắc lào tái phát

Nấm hắc lào có khả năng lây lan và tái phát rất cao. Người đã từng mắc bệnh có thể bị tái phát nếu tiếp xúc với người bệnh khác. Vì vậy, việc phòng ngừa lây nhiễm và tái phát nấm hắc lào rất quan trọng.

Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để phòng ngừa nấm hắc lào:

  1. Không dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo với người khác để tránh lây nhiễm.
  2. Điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ nếu mắc bệnh, đồng thời tuân thủ đúng liều dùng và thời gian sử dụng thuốc.
  3. Hạn chế mặc quần áo ẩm ướt, quần áo chật, hợp thời tiết và thoáng mát.
  4. Lựa chọn loại xà phòng tắm, sữa tắm phù hợp với làn da bản thân, tránh các sản phẩm gây kích ứng da.
  5. Vệ sinh thân thể thường xuyên, giữ sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt tập trung vùng da dễ bị nhiễm nấm.
  6. Vệ sinh sạch sẽ cho chó, mèo và những thú cưng khác để tránh lây nhiễm nấm từ động vật.
  7. Thông báo cho những người tiếp xúc gần để hạn chế lây nhiễm và tăng cảnh giác đối với các triệu chứng nấm hắc lào.
  8. Duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống, và nghỉ ngơi khoa học để tăng cường sức đề kháng cơ thể.
  9. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại Vitamin hỗ trợ sức đề kháng.
  10. Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng việc tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi đủ giấc, và điều trị triệt để các bệnh liên quan.

Hắc lào là bệnh lý da liễu lành tính và phổ biến, tuy nhiên bệnh gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và thẩm mỹ. Do đó, không nên chủ quan hay lơ là trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Việc tuân thủ các biện pháp trên sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm hắc lào và giữ cho da luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Tham khảo Internet

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0929 620 660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được hỗ trợ.

0929620660 0985226318 Zalo Facebook