Stent động mạch vành tồn tại bao lâu

Về mặt lý thuyết, stent động mạch vành (hay giá đỡ kim loại động vành) sẽ có tuổi thọ bằng thời gian sống còn lại của người được đặt. Vài năm gần đây, các công ty thiết bị y tế đang tạo ra các loại giá đỡ (scaffold) tự tiêu, nghĩa là các giá đỡ này sẽ tự tiêu hủy và biến mất vài năm sau khi được đặt. Tuy nhiên vẫn còn thiếu bằng chứng về tính hiệu quả và an toàn của loại thiết bị mới này.

Xét về mặt bản chất, thì người bệnh cần quan tâm ở đây là hiệu quả của việc đặt stent động mạch vành sẽ duy trì được bao lâu? Nghĩa là người bệnh mong muốn động mạch vành vẫn duy trì thông suốt, không bị tái hẹp và không cần đặt lại stent khác. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người, tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và cần thiết phải uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Stent mạch vành là gì?

Stent mạch vành là các ống lưới làm bằng kim loại hay polymer có phủ thuốc hoặc không phủ thuốc, được sử dụng làm giá đỡ trong lòng động mạch để chống tắc hẹp.

Đặt stent mạch vành là kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da bằng cách đưa bóng và stent vào vị trí động mạch vành tắc nghẽn, nhằm mở rộng lòng mạch cho máu lưu thông đến vùng cơ tim thiếu máu. Đồng thời giúp người bệnh tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc giảm thiểu vùng tim bị hoại tử và cho phép người bệnh hoạt động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực.

2. Tuổi thọ của Stent thay đổi do nhiều yếu tố

Stent động mạch vành làm bằng kim loại, chính vì vậy nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lòng động mạch vành (trừ stent tự tiêu sẽ tiêu biến sau 2 năm).

Nếu như thay đổi một góc nhìn khác, chúng ta có thể nói rằng tuổi thọ của stent là thời gian duy trì hiệu quả lâu dài của việc đặt stent, thì thông thường stent sẽ ổn định lòng động mạch vành rất lâu (10-15 năm). Tuy vậy nếu bệnh nhân và bác sĩ kiểm soát không tốt các yếu tố gây xơ vữa động mạch vành thì thời gian trên sẽ giảm xuống (có thể chỉ còn vài tháng).

Các yếu tố nguy cơ có thể gây nên tái hẹp stent như: hút thuốc lá, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, uống thuốc không đầy đủ, kiểm soát không tốt bệnh lý đái tháo đường, huyết áp cao hay rối loạn lipid máu kèm theo, stent phủ không hết vùng tổn thương, lối sống tĩnh tại,…

Trong đó cần nhấn mạnh rằng hút thuốc lá là yếu tố gây tái hẹp stent hàng đầu, thời gian đầu sau đặt stent bệnh nhân cần uống thuốc kháng tiểu cầu kép (Aspirin kết hợp với Clopidogrel hoặc Ticagrelor/ Prasugrel). Stent là vật lạ đối với cơ thể, nếu không sử dụng kháng tiểu cầu kép, tiểu cầu và hồng cầu sẽ tới bám vào stent và tạo huyết khối tắc mạch – một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, gây tử vong cao. Chính vì vậy bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các yếu tố liên quan đến quá trình đặt stent làm giảm tuổi thọ của stent:

Sư tăng sinh lớp trung mạc mạch máu: quá trình nong bóng và đặt stent đã tác động vào lớp trung mạc mạch máu sẽ kích thích, gây tăng sinh và bao phủ vào trong lòng stent, dẫn đến làm hẹp lòng stent sau đó vài tháng hoặc kéo dài đến vài năm.Tân sinh mảng xơ vữa: mảng xơ vữa mới sẽ hình thành trong lòng stent gây tái hẹp stent. Điều này xảy ra do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, chế độ ăn uống và tập luyện không thích hợp, kém tuân thủ điều trị hoặc do chính cơ địa của bệnh nhân.

Mặt khác, nguy cơ tái hẹp cũng tăng lên theo số lượng stent đặt.

cục máu đông tại buồng tim

Sự hình thành cục máu đông có thể gây mất hoặc làm giảm tác dụng của stent.

3. Các loại stent mạch vành tim được sử dụng

Stent kim loại trần hay stent phủ thuốc là hai loại stent được dùng phổ biến. Ngoài ra, còn có thêm các loại stent thế hệ mới ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của các loại stent thế hệ đầu.

3.1. Stent kim loại trần (Bare metal stent – BMS)

Là loại stent mạch vành thế hệ đầu, được làm từ kim loại trần (thường là thép không gỉ) và không có lớp phủ đặc biệt. Tỷ lệ tái tắc hẹp sau đặt stent này là 17-41%.

3.2. Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES)

Loại stent này có khung kim loại giống với stent kim loại trần nhưng được phủ thuốc bên ngoài có tác dụng ngăn ngừa tái hẹp trong stent làm giảm nguy cơ tái hẹp trong stent xuống dưới 10%.

3.3. Giá đỡ tự tiêu mạch vành (Biorabsorbable scaffolds-BRS)

Là loại stent cấu tạo từ hệ thống giá đỡ tự tiêu đặc biệt (bản chất là poly-lactate, hoặc desaminotyrosine polycarbonate, hoặc magnesium), có khả năng tự tiêu hoàn toàn trong cơ thể trong thời gian nhất định, từ đó giúp mạch vành khôi phục trở lại với đặc tính tự nhiên ban đầu. Mặc dù, nhiều dữ liệu nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tái hẹp của BRS thấp hơn có ý nghĩa so với stent phủ thuốc (chỉ 2%), BRS vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do làm tăng tỷ lệ huyết khối trong stent so với các loại stent đương thời.

Stent mạch vành tim

Stent mạch vành tim có nhiều loại khác nhau

5. Chăm sóc như thế nào để kéo dài tuổi thọ của Stent trong cơ thể?

Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của stent và chính bản thân người bệnh.

5.1. Thuốc cho người đặt stent

Thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông sau đặt stent là bắt buộc, nhất định phải tuân thủ.

Ngoài ra, người có các bệnh mắc kèm khác như mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, suy tim,… cũng cần phải dùng thêm thuốc điều trị.

5.2. Ăn uống đóng vai trò then chốt

Thức ăn cho người đặt stent giống như con dao hai lưỡi, có thể góp phần bảo tồn tuổi thọ của stent nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ tái hẹp.

Hãy ăn nhiều chất xơ hơn, điều này làm giảm sự hấp thu chất béo và làm sạch lòng mạch. Chất xơ có nhiều ở rau củ, trái cây, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên cám

Đừng lạm dụng thức uống kích thích, cà phê, nước ngọt hay nước có gas, chúng có thể khiến quá trình tổn thương mạch máu tăng lên. Uống nước lọc và trà xanh sẽ tốt hơn nhiều.

Nói không với chất béo động vật, không chỉ ở mỡ mà còn chứa trong da, nội tạng và thịt màu đỏ đậm. Nói như vậy không có nghĩa là kiêng chất béo hoàn toàn, vì cơ thể vẫn cần hợp chất này cho nhiều hoạt động khác. Hãy bổ sung chất béo lành mạnh thông qua các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều,… và dầu oliu, hướng dương,…Ăn cá thường xuyên hơn, ít nhất là 3 bữa mỗi tuần. Đây cũng là nguồn đạm nạc cùng chất béo omega – 3 cực kỳ có lợi cho tim và não.

Tập thói quen ăn nhạt và ít đường, nó giúp hạn chế tăng huyết áp và tiểu đường ở bệnh nhân tim.

5.3. Cần phải tập thể dục thường xuyên

Lưu ý sau đặt stent mạch vành vẫn nên vận động vừa sức. Rèn luyện giúp tăng tính chịu đựng của tim cũng như thúc đẩy lưu thông máu.

Bạn có thể hoạt động theo bất kỳ hình thức nào, khởi đầu nhẹ nhàng với 30 phút, sau đó tăng dần mức độ, cường độ lên.

Lý tưởng nhất là đi bộ nhanh vì nó giúp hình thành hệ thống tuần hoàn bàng hệ, là các mao mạch nhỏ ở vị trí cơ tim thiếu máu. Vì vậy mà tim được tưới máu tốt hơn.

Tập thể dục giúp ngăn ngừa phồng động mạch chủ hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên thúc đẩy lưu thông máu cho người bị bệnh tim

5.4. Nhớ tránh xa căng thẳng

Stress là một trong những thủ phạm gây tổn thương mạch máu, từ đó hạt mỡ xấu, canxi và chất thải chuyển hóa mới có cơ hội lắng đọng ở đây để tạo thành mảng xơ vữa, làm hẹp mạch máu.

Tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, cởi bỏ những áp lực trong công việc và cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể tập thiền, yoga và đi du lịch nhiều hơn.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook