Quản lý căng thẳng giúp giảm bùng phát bệnh Crohn như nào?

Quản lý căng thẳng giúp giảm bùng phát bệnh Crohn như nào? Bệnh Crohn có thể không được biết đến nhiều như bệnh ung thư hoặc bệnh tim nhưng nó cũng có khả năng tước đi mạng sống của một người. Đây là một căn bệnh viêm mãn tính của đường tiêu hóa. Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bùng phát bệnh Crohn. Vì vậy, việc quản lý căng thẳng có thể giúp giảm tình trạng trên.

1. Hai giai đoạn bùng phát và thuyên giảm của bệnh Crohn

Hầu hết những người mắc bệnh Crohn đều có chu kỳ bùng phát và thuyên giảm. Trong thời gian bùng phát Crohn, các triệu chứng liên quan đến viêm đường tiêu hóa ở mức tồi tệ nhất. Trong giai đoạn thuyên giảm, người bệnh lại cảm thấy khá bình thường.

Các triệu chứng phổ biến của đợt bùng phát Crohn bao gồm:

Đau bụng (thường nặng hơn sau bữa ăn).

Bệnh tiêu chảy.

Đi tiêu đau đớn.

Đi ngoài ra máu.

Giảm cân.

Thiếu máu.

Mệt mỏi.

Aline Charabaty, M.D., Giám đốc Trung tâm Bệnh viêm ruột tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown cho biết, bệnh Crohn cũng có thể biểu hiện qua các triệu chứng khác; chẳng hạn như đau khớp, viêm mắt và tổn thương da.

Tiêu chảy

Hầu hết những người mắc bệnh Crohn đều có chu kỳ bùng phát và thuyên giảm.

2. Quản lý căng thẳng giúp giảm bùng phát bệnh Crohn như thế nào?

Bệnh Crohn là một chứng rối loạn viêm ruột gây đau đớn. Nó gây viêm đường tiêu hóa và có thể xảy ra ở bất cứ đâu từ miệng đến hậu môn. Tình trạng viêm đến và đi theo chu kỳ. Bệnh nhân sẽ trải qua các giai đoạn thuyên giảm và tái phát trong vài tuần hoặc vài tháng.

Việc điều trị nhằm mục đích kiểm soát cơn đau và các triệu chứng. Nhưng ngay cả khi bạn đang được điều trị, bạn vẫn có khả năng bị bùng phát. Rất khó để xác định nguyên nhân gây bùng phát nhưng một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng là nguyên nhân phổ biến.

Các sự kiện lớn mang tính bước ngoặt hoặc các vấn đề hàng ngày có thể gây ra căng thẳng và dẫn đến bùng phát. Đối với những người mắc bệnh Crohn, căng thẳng có thể có tác động nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất.

Một số người thậm chí có thể bị ám ảnh về việc bị căng thẳng hoặc lo lắng về thời điểm các triệu chứng có thể tái phát. Điều này có thể làm trầm trọng hơn sự bùng phát của Crohn. Khi ấy, căng thẳng lại tiếp diễn, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bạn luôn trong trạng thái lo lắng.

Căng thẳng là một phần của cuộc sống, tuy nhiên, học cách quản lý nó sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh Crohn và các đợt bùng phát.

Bùng phát bệnh Crohn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy vậy, áp dụng các phương pháp thư giãn sẽ giúp bạn kiểm soát được chúng. Dưới đây là một số phương pháp để kiểm soát căng thẳng:

Hít thở sâu: Tập trung vào hít vào và thở ra. Làm chủ nhịp thở sẽ dần dần giúp bạn chậm lại và bình tĩnh. Phương pháp thiền Phật Giáo là một phương pháp rất hữu ích. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần. Đây là phương pháp thiền mà bạn sẽ tập trung để điều hòa hơi thở. Người tập sẽ thở thật sâu và chậm rãi, vừa tập trung thở vừa đếm từng lần để tâm tĩnh lại. Lúc này, tâm dõi theo hơi thở. Bắt đầu hít sâu vào bằng mũi, thở ra bằng miệng ba lần. Sau đó, hít vào bằng mũi, thở ra cũng bằng vui đếm 1. Tiếp tục thở và đếm 2,3 đến 10. Rồi đếm lại. Không nến đếm dưới 5 và quá hơn 10 vì khó tập trung. Phương pháp này giúp người tập nhanh chóng đạt được trạng thái tĩnh tâm, giảm lo lắng, cải thiện sự tập trung và cân bằng cảm xúc. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu.

Phản hồi sinh học: Cơ chế phản hồi sinh học có thể giúp bạn học cách làm chậm nhịp tim và giảm căng cơ. Liệu pháp phản hồi sinh học có sẵn tại các trung tâm vật lý trị liệu và y tế hoặc một số bệnh viện. Thậm chí, có một số thiết bị bạn có thể mua trực tuyến.

Phản hồi sinh học là một loại liệu pháp sử dụng các cảm biến gắn vào cơ thể bạn để đo các chức năng chính của cơ thể. Phản hồi sinh học nhằm giúp bạn tìm hiểu thêm về cách cơ thể bạn hoạt động. Thông tin này có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn các chức năng nhất định của cơ thể và giải quyết các vấn đề về sức khỏe.

Phản hồi sinh học được xây dựng dựa trên khái niệm “tâm trí hơn vật chất”. Có nghĩa là, với các kỹ thuật thích hợp, bạn có thể thay đổi sức khỏe của mình bằng cách để tâm đến cách cơ thể phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng và các kích thích khác.

Căng thẳng mãn tính có thể gây ra những tác động đáng kể đến cơ thể của bạn. Chẳng hạn như tăng huyết áp, tăng nhiệt độ cơ thể và gián đoạn chức năng não. Những chức năng như nhịp tim, nhiệt độ, huyết áp kể trên được kiểm soát không tự nguyện bởi hệ thống thần kinh. Ví dụ, bạn không nghĩ về việc làm cho tim mình đập nhanh hơn. Việc đó chỉ xảy ra để đáp ứng với môi trường xung quanh như khi bạn lo lắng, phấn khích hoặc tập thể dục.

Phản hồi sinh học là một kỹ thuật có thể giúp người bệnh có được nhiều quyền kiểm soát hơn với các chức năng không tự nguyện này. Phương pháp này giúp khai thác sức mạnh của tâm trí. Người bệnh sẽ nhận thức được những gì đang diễn ra bên trong cơ thể. Từ đó, người bệnh có thể phần nào tự kiểm soát tình hình sức khỏe của mình.

Di chuyển và vận động nhiều hơn: Đi bộ đường dài hoặc đi dạo quanh khu nhà. Đi bộ nhanh sẽ giúp bạn thư thái đầu óc và săn chắc cơ bắp. Phổi của bạn muốn được tận hưởng một bầu không khí trong lành và sức khỏe của bạn sẽ cải thiện khi endorphin được kích hoạt.

Tập yoga: Tập yoga để phát triển sự dẻo dai trong cơ thể và tâm trí của bạn. Nó có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, cải thiện tâm trạng. Đồng thời, nó cũng có thể điều chỉnh nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và mức độ hormone của bạn.

Thiền: Thiền là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng và tăng cường chánh niệm. Ngồi thiền để làm dịu đi những suy nghĩ vẩn vơ trong tâm trí bạn và loại bỏ lo lắng. Âm thanh của sự im lặng sẽ làm giảm mức độ căng thẳng và tăng chức năng tổng thể của bạn. Cơ thể sẽ cảm ơn bạn vì đã cho nó cơ hội để nạp năng lượng. Có rất nhiều ứng dụng có sẵn sẽ giúp hướng dẫn bạn trong quá trình thiền định.

Kỹ thuật hình dung: Hình dung các tình huống và bối cảnh gợi lên sự yên tĩnh. Hình dung bạn đang ở trong một chiếc thuyền đang trôi trên sông hoặc nằm trên một cánh đồng cỏ rộng mở. Cho tâm trí “đi nghỉ” có thể làm giảm mức độ căng thẳng của bạn.

Một hình ảnh phổ biến để hình dung là hình ảnh cây sậy trong một cơn gió mạnh. Nếu cây sậy cứng và giòn trước gió, nó sẽ gãy. Ngược lại, cây sậy sống sót vì nó linh hoạt và thích ứng tốt với sự thay đổi. Giống như cách con người ta đối mặt với các tình huống căng thẳng. Mục tiêu của việc hình dung chính là cây sậy sẽ sống sót sau cơn gió mạnh, tương tự như con người sống sót sau khi trải qua giông tố.

thiền chánh niệm

Học cách quản lý căng thẳng sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh Crohn và các đợt bùng phát.

3. Kết luận

Quản lý căng thẳng đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc bệnh Crohn. Mặc dù căng thẳng không đặc biệt gây ra bệnh Crohn nhưng nó có thể dẫn đến bùng phát và tái phát. Kiểm soát căng thẳng là một cách để bạn giảm thiểu ảnh hưởng của Crohn đối với cuộc sống của bạn. Bằng cách điều trị đúng cách và kiểm soát mức độ căng thẳng của mình, bạn có thể tiếp tục sống một cuộc sống khỏe mạnh và viên mãn.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook