Quan hệ tình dục an toàn khi mắc bệnh tim

Hoạt động tình dục là một phần quan trọng trong cuộc sống hang ngày và là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân tim mạch. Bệnh nhân tim mạch đôi khi cảm thấy đau ngực, khó thở khi quan hệ tình dục. Vậy người bệnh tim có nên quan hệ không? Biết được cách quan hệ tình dục an toàn sẽ giải đáp thắc mắc trên.

1. Mối liên quan giữa bệnh tim và hoạt động tình dục

1.1 Ảnh hưởng của quan hệ tình dục lên bệnh tim

Đối với đời sống tình dục, những người mắc bệnh tim thường thắc mắc liệu “Bệnh tim có nên quan hệ không?”. Trên thực tế, thì quan hệ tình dục gây tác động lên nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Cụ thể, nhịp thở sẽ tăng dần, da đỏ lên, cả nhịp tim và huyết áp đều tăng. Đây là những đáp ứng bình thường của cơ thể nhưng đối với những người có bệnh tim mạch, sự thay đổi này đôi khi lại là gánh nặng cho trái tim.

Ảnh hưởng của quan hệ tình dục lên bệnh tim gây ra các triệu chứng như: Đau ngực trong hoặc sau khi quan hệ, khó thở khi quan hệ, mệt nhiều, nhịp tim tăng rất nhanh hoặc không đều…

Nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim hay bất cứ một biến cố tim mạch nào khác như: Đau ngực, rối loạn nhịp tim hoặc cơn hen tim kịch phát tuỳ thuộc vào nhóm nguy cơ.

1.1.1 Nhóm nguy cơ thấp

Đa số bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ thấp, bao gồm:

Không triệu chứng và dưới ba yếu tố nguy cơ tim mạch (ngoại trừ giới tính)Tăng huyết áp đã kiểm soátĐau thắt ngực nhẹ ổn định ở bệnh nhân đang điều trị rối loạn cương bằng thuốc nhóm ức chế men phosphodiesterase-5.Đã tái thông thành công mạch vành. Sau nhồi máu cơ tim 6 đến 8 tuần, hiện không có triệu chứng hay không có dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên trắc nghiệm gắng sức.Bệnh lý van tim nhẹ

1.1.2 Nhóm nguy cơ trung bình

Nhóm nguy cơ trung bình bao gồm những bệnh nhân:

Không có triệu chứng và có từ 3 yếu tố nguy cơ tim mạch trở lên (không kể giới tính), ít vận động cũng được coi là một yếu tố nguy cơ.

Đau thắt ngực ổn định, mức độ trung bình Sau nhồi máu cơ tim từ 2 đến 6 tuần, không có triệu chứng, không được tái thông mạch vành và không có dấu hiệu thiếu máu cơ tim trên trắc nghiệm gắng sức.

Suy tim NYHA II hay suy tim phân suất tống máu dưới 40%. Bệnh mạch máu ngoại biên, cơn thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ do xơ vữa động mạch.

1.1.4 Nhóm nguy cơ cao

Nhóm này gồm những bệnh nhân:

Đau thắt ngực kháng trị hay đau thắt ngực không ổn định

Tăng huyết áp không kiểm soát được

Suy tim NYHA III/ IV Nhồi máu cơ tim trong vòng 2 tuần gần đây

Rối loạn nhịp tim nguy cơ cao

Bệnh cơ tim tắc nghẽn

Bệnh lý van tim mức độ trung bình trở lên, nhất là hẹp van động mạch chủ.

1.2 Ảnh hưởng bệnh tim đến quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục và bệnh tim có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vậy bệnh tim có ảnh hưởng đến sinh lý không ?

Có 2 yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tình dục ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch: Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần (lo lắng, trầm cảm, rối loạn kiểm soát cảm xúc).

Rối loạn chức năng tình dục phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thường do trở ngại về sức khỏe thể chất. Điều này bắt nguồn từ sự lo ngại về nguy cơ nhồi máu cơ tim, các tác dụng phụ của thuốc (ức chế thụ thể beta, lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu), các bệnh lý đi kèm như: Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá.

Sau nhồi máu cơ tim, các bệnh nhân đều giảm khả năng quan hệ tình dục cũng như giảm sự thỏa mãn khi quan hệ. Rối loạn tình dục sau nhồi máu cơ tim (thường là rối loạn cương dương) xảy ra khoảng 50% đến 75% bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được mổ bắc cầu động mạch vành cũng có thể gặp nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Nguyên nhân có thể là do những trở ngại về tâm lý, lo sợ từ phía bệnh nhân hay bạn tình.

Bệnh tim có nên quan hệ

Bệnh tim có nên quan hệ tình dục không là thắc mắc của nhiều người

2. Quan hệ tình dục an toàn khi mắc bệnh tim mạch

“Bệnh tim có nên quan hệ không?”. Biết được cách quan hệ tình dục an toàn ở người mắc bệnh tim sẽ giúp cho đời sống tình dục khoẻ mạnh hơn. Có nhiều cách chuẩn bị cho việc phục hồi hoạt động tình dục.

2.1 Thời gian có thể quan hệ trở lại

Đối với người mắc bệnh tim mạch, quan hệ tình dục cần tốn nhiều năng lượng, tăng hoạt động của tim do đó thường cần thời gian 1 đến 3 tuần sau khi xuất viện để cơ thể phục hồi. Khi đã sẵn sàng, người bệnh có thể bắt đầu các sinh hoạt tình dục.

Nếu không triệu chứng có thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân đã tái thông mạch vành thành công thì có thể quan hệ tình dục khoảng 3 đến 4 tuần sau nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, cần tránh gắng sức quá nhiều cũng như tránh các tác động mạnh lên ngực. Nếu trong quá trình quan hệ, bệnh nhân thấy mệt nhiều, khó thở khi quan hệ, cảm giác đánh trống ngực, cảm giác đau, nặng, tức ở ngực, hàm, cổ, tay, hoặc bụng thì nên dừng lại ngay, nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.2 Tập thể dục

Luyện tập thể lực sẽ giúp tăng sức chịu đựng của tim cũng như nâng thể trạng chung của cơ thể.

Ví dụ như trong luyện tập đi bộ, người bệnh sẽ tăng được sức chịu đựng và sự tự tin để sẵn sàng cho hoạt động tình dục. Năng lượng cần cho hoạt động giao hợp tương đương với đi bộ nhanh hoặc đi thang bộ lên 2 tầng lầu. Nếu tập thể dục đều đặn, nhịp tim hiếm khi tăng trên 120 lần/ phút và huyết áp chỉ tăng nhẹ khi quan hệ tình dục và mang tính chất tạm thời.

2.3 Tập kiểm soát các cảm xúc

Trong một thời gian ngắn sau biến cố tim mạch hoặc sau khi mổ tim hở, cảm xúc bệnh nhân chưa ổn định, dễ kích động và hay thay đổi tâm trạng. Bạn cần động viên người bệnh cố gắng tập kiểm soát cảm xúc từng ngày, giúp người bệnh cảm giác thoải mái, vui vẻ và điều chỉnh nhu cầu tình dục sao cho vừa sức với người bệnh.

2.4 Thuốc

Có nhiều thuốc tim mạch có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Trong số các thuốc tim mạch thì thuốc lợi tiểu nhóm thiazides, thuốc ức chế thụ thể beta, các thuốc giảm lipid máu có thể gây tác dụng phụ trên tình dục.

Một điều cần lưu ý là nhóm thuốc ức chế men phosphodiesterase-5 để điều trị rối loạn cương dương không nên sử dụng chung với nhóm thuốc nitrat dù ở bất kỳ hình thức nào.

Nhóm ức chế men phosphodiesterase-5 (PDE-5) như Sildenafil, Tadalafil, Vardenafil được sử dụng rộng rãi để điều trị rối loạn cương dương và có thể gây những ảnh hưởng đến tim mạch. Các thuốc này có thể cải thiện chức năng cương dương ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim ổn định, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc do nguyên nhân tâm lý.

Khó thở khi quan hệ

Nếu thấy khó thở khi quan hệ thì người bệnh cần dừng lại ngay

Đối với bệnh nhân tim mạch, thuốc nhóm PDE5 có hai tác dụng quan trọng: Hạ huyết áp và tương tác với nhóm nitrat. Cơ chế gây hạ huyết áp là thuốc làm giãn mạch, làm giảm kháng lực mạch máu hệ thống. Khi tương tác với nhóm thuốc nitrat, PDE5 có thể làm tụt huyết áp. Vardenafil và Tadalafil chống chỉ định sử dụng chung với nitrat vì thời gian tương tác kéo dài tương ứng là 24 giờ và 48 giờ.

Các thuốc làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim sau quan hệ như:

Thuốc ức chế thụ thể beta: Làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, giảm nhịp tim, làm giảm đau ngực khi quan hệ, có giảm nguy cơ nhồi máu khi stress.Aspirin: Là thuốc kháng kết tập tiểu cầu làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim khi stress hay khi đi bộ tập thể dục buổi sáng, làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim khi quan hệ.

“Bệnh tim có nên quan hệ”. Câu trả lời là có. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ biến cố tim mạch có thể xảy ra, người bị tim mạch nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Với các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, người bị bệnh tim không nên tự quyết định mức độ sinh hoạt trước khi được bác sĩ khám và tư vấn. Ngoài ra, về mặt tinh thần cả hai vợ chồng cần thấu hiểu cho nhau, sự gần gũi và thẳng thắn sẽ giúp cả hai có đời sống tình dục tốt hơn và có cảm giác dễ chịu hơn để đối phó với bệnh tim mạch.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook