Phương pháp điều trị tăng huyết áp ở người trẻ

Ở người trẻ tuổi tăng huyết áp chỉ thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ. Nguyên nhân tăng huyết áp người trẻ tuổi có thể do một bệnh lý hoặc lối sống của họ. Vì vậy việc điều trị tăng huyết áp người trẻ bằng cách thay đổi lối sống và bệnh lý kèm theo thường được ưu tiên sử dụng.

1. Nguyên nhân tăng huyết áp người trẻ tuổi là gì?

Ở người cao tuổi có đến 95% bệnh nhân tăng huyết áp không rõ nguyên nhân và chỉ khoảng 5% còn lại có nguyên nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ có nguyên nhân lại cao hơn so với người cao tuổi và tăng huyết áp ở người trẻ tuổi không kèm theo triệu chứng, bệnh chỉ tình cờ được phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ tuổi có thể đến từ:

Các bệnh lý ở thận: u tủy thượng thận, bệnh thận mạn, hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp và mạn, sỏi thận,…;Bệnh lý nội tiết: Hội chứng cushing, cường giáp, cường Aldosteron, mất thăng bằng nội tiết tố,…;Do dùng thuốc: thuốc tránh thai, cam thảo,…;Nhiễm độc thai nghén.

Hoặc các yếu tố thể trạng, tinh thần, lối sống, chế độ ăn uống như:

Tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn;

Stress, căng thẳng tinh thần mãn tính;

Ăn nhiều natri;

Cân nặng quá mức;

Sử dụng các chất kích thích: cocain, thuốc lá,…;Lười vận động.

2. Điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi như thế nào?

Nếu không mắc các bệnh lý gây ra tăng huyết áp việc điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi thường được ưu tiên sử dụng các biện pháp không dùng thuốc do khả năng hồi phục tổn thương tốt hơn người cao tuổi nên tiên lượng điều trị khá cao.

Ngoài ra việc phát hiện, điều trị cao huyết áp ở người trẻ sớm sẽ giảm nguy cơ tổn thương tim, rối loạn chức năng sinh dục và một số cơ quan khác hoặc các bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận,…

2.1. Điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi bằng cách duy trì cân nặng thích hợp

Giảm cân là một trong những cách điều trị cao huyết áp ở người trẻ hiệu quả nhất. Nói chung, với mỗi kg trọng lượng bạn giảm được bạn có thể giảm huyết áp khoảng 1 mmHg.

Có nhiều phương pháp để giảm cân và đôi khi bạn cần kết hợp chúng để đạt được cân nặng lý tưởng. Bạn có thể thử một vài mẹo giảm cân nhanh sau đây:

Cắt giảm lượng đường và tinh bột hoặc carbohydrate;

Kết hợp bữa ăn với nguồn protein, nguồn chất béo lành mạnh, carb phức hợp và rau;Bổ sung các loại rau với lượng calo thấp;

Tập luyện các bài tập sức bền.

2.2. Điều trị tăng huyết áp người trẻ bằng chế độ ăn DASH

Nếu bạn bị huyết áp cao, chế độ ăn với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và các sản phẩm từ sữa ít béo, loại bỏ chất béo no và cholesterol có thể làm giảm huyết áp của bạn lên đến 11 mmHg. Kế hoạch ăn uống này được gọi là chế độ ăn DASH.

Tuy nhiên, thay đổi thói quen ăn uống không phải là việc dễ thực hiện bạn có thể áp dụng những lời khuyên này để có một chế độ ăn uống lành mạnh:

Ghi nhật ký thực phẩm: Ghi lại những gì bạn ăn, thậm chí chỉ trong một tuần. Hãy theo dõi những gì bạn ăn, ăn khi nào và ăn bao nhiêu, tại sao lại ăn thực phẩm đó;

Cân nhắc việc bổ sung thêm kali: Kali có thể làm giảm tác động của natri lên huyết áp của bạn. Bạn có thể bổ sung thêm kali tốt nhất thông qua các thực phẩm như: Trái cây và rau quả, thay vì các thực phẩm bổ sung. Bạn có thể hỏi bác sĩ của mình về mức kali tốt nhất bạn cần bổ sung;Mua sắm thông minh: Tập thói quen xem nhãn thực phẩm khi mua sắm, và dù là đi ăn ở ngoài cũng hãy cố gắng tuân theo kế hoạch ăn uống lành mạnh.

2.3. Ăn hạn chế natri giúp giảm huyết áp

Ngay cả khi giảm một lượng nhỏ natri trong chế độ ăn uống, bạn có thể giảm khoảng 5 đến 6 mmHg nếu bị huyết áp cao. Lượng muối người trẻ được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là từ 2400mg trở xuống.

Để điều trị huyết áp ở người trẻ thông qua việc giảm natri trong chế độ ăn uống, hãy xem xét các mẹo sau:

Hạn chế sử dụng thức ăn có nồng độ natri cao như thực phẩm ngâm chua, mắm nêm,…;Ăn ít thức ăn chế biến sẵn: Chỉ một lượng nhỏ natri xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm. Đa phần natri được thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến;

Đừng thêm muối: mỗi muỗng cà phê muối có chứa 2.300 mg natri;Giảm từ từ: Giảm natri trong chế độ ăn một cách đột ngột có thể khiến bạn không quen, thay vào đó hãy giảm dần dần để khẩu vị của bạn thay đổi theo thời gian.

2.4. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên – khoảng 150 phút mỗi tuần hoặc khoảng 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần có thể làm huyết áp của bạn giảm xuống được khoảng 5 đến 8 mmHg nếu bị cao huyết áp. Tuy nhiên huyết áp của bạn có thể tăng trở lại nếu không luyện tập nhất quán và đều đặn.

Bạn có thể thử các vận động bằng cách đạp xe, đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội. Hoặc thử luyện tập cường độ cao ngắt quãng, bao gồm xen kẽ các đợt ngắn hoạt động cường độ cao với các thời gian phục hồi tiếp theo của hoạt động nhẹ nhàng hơn. Tập các bài tập sức bền cũng có thể giúp giảm huyết áp. Cố gắng tập các bài rèn luyện sức mạnh ít nhất hai ngày mỗi tuần.

2.5. Hạn chế lượng cồn tiêu thụ để điều trị tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Rượu có thể tốt cho sức khỏe nếu chỉ uống với một mức độ vừa phải nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều rượu tác dụng đó sẽ mất đi. Huyết áp có thể tăng lên vài mmHg nếu bạn uống nhiều hơn một lượng rượu vừa phải và nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc huyết áp.

2.6. Giảm căng thẳng của bạn

Căng thẳng mãn tính có thể góp phần trực tiếp làm tăng huyết áp hoặc thông qua việc bạn phản ứng với căng thẳng bằng cách ăn thức ăn không lành mạnh, uống rượu, hút thuốc. Vì vậy thực hiện các phương pháp làm giảm căng thẳng tuy không phải là cách điều trị cao huyết áp ở người trẻ được khuyến nghị như các cách trên nhưng cũng sẽ góp phần khá quan trọng cho tình trạng huyết áp cao của bạn.

Dành một chút thời gian suy nghĩ về những nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và xem thử có cách nào để bạn giải quyết những nguyên nhân này để có thể giảm bớt hoặc loại bỏ hẳn căng thẳng không. Nếu không thể ít nhất bạn có thể đối phó với chúng theo cách lành mạnh hơn. Cố gắng:

Thay đổi kỳ vọng của bạn: Chẳng hạn như lên kế hoạch hằng ngày và tập trung làm các việc ưu tiên trước, tránh cố gắng làm quá nhiều. Học cách nói không khi cần thiết. Không phải tất cả các vấn đề đều có thể thay đổi hoặc kiểm soát được, đôi khi hãy chấp nhận chúng và học cách phản ứng phù hợp với chúng;

Ưu tiên giải quyết bạn kiểm soát được;

Tránh xa các tác nhân gây căng thẳng nếu được;

Thư giãn phù hợp, làm những hoạt động bạn yêu thích. Hoặc tập thiền định hít thở;

Thực hành lòng biết ơn: Bày tỏ lòng biết ơn của bạn với người khác và những thứ bạn đang sở hữu có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook