Phương pháp điều trị bệnh võng mạc huyết áp

Tăng huyết áp võng mạc là tình trạng mạch máu võng mạc bị tổn thương ở người bị bệnh tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng quá cao sẽ làm thành mạch máu của võng mạc dày lên, những mạch máu bị ép co hẹp lại làm máu di chuyển tới võng mạc hạn chế. Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây phù nề võng mạc, tổn thương tới mắt.

1. Bệnh võng mạc huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở những người trung tuổi, cao tuổi. Bệnh tăng huyết áp thường tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường .

Huyết áp cao tác động vào thành động mạch liên tục gây nguy cơ xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch). Bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm trong nhiều năm nếu không phát hiện và điều trị bằng thuốc sẽ gây ra những tổn thương cho mạch máu, cơ quan, đặc biệt là não, tim, mắt và thận.

Tăng huyết áp võng mạc xảy ra khi huyết áp của người bệnh bị tăng quá cao khiến thành mạch máu của võng mạc dày lên, từ đó những mạch máu bị co hẹp lại làm cản trở máu di chuyển tới võng mạc, gây áp lực lên thần kinh thị giác, khiến thị lực bị giảm sút. Tăng huyết áp cấp tính thường gây ra tình trạng co thắt mạch có thể đảo ngược ở võng mạc. Còn đối với tăng huyết áp ác tính có thể gây phù gai thị. Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp và mắc cả bệnh đái tháo đường sẽ tăng nguy cơ bị mất thị lực.

xơ vữa động mạch

Huyết áp cao tác động vào thành động mạch liên tục gây nguy cơ xơ vữa động mạch (xơ cứng động mạch)

2. Vì sao bệnh tăng huyết áp làm tổn thương mắt?

Tăng huyết áp là yếu tố quan trọng chính gây ra các bệnh về võng mạc (ví dụ như tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc, bệnh võng mạc đái tháo đường).

Người bệnh bị tăng huyết áp trong thời gian dài hoặc nặng sẽ có những thay đổi về mạch máu, sau 1 thời gian sẽ bị tổn thương và hoại tử nội mô. Biến chứng dày lên của thành mạch, bắt chéo động tĩnh mạch thường xuất hiện ở những người bị tăng huyết áp lâu năm.

Phân loại cấp độ bệnh võng mạc huyết áp:

Cấp độ 1: Động mạch võng mạc bị thu hẹp mức độ nhẹ.Cấp độ 2: Động mạch võng mạc bị thu hẹp, co thắt nghiêm trọng hơn cấp độ 1.Cấp độ 3: Xuất hiện thêm triệu chứng phù võng mạc, vi phình mạch, xuất huyết võng mạc.Cấp độ 4: Xuất hiện triệu chứng cấp độ 3 nhưng mức độ trầm trọng hơn. Bệnh nhân bị sưng đĩa thị gọi là phù gai thị và phù hoàng điểm.

Những bệnh nhân mắc bệnh võng mạc cao huyết áp ở cấp độ 4 có nguy cơ đột quỵ cao và có khả năng phải đối mặt với các bệnh lý liên quan đến tim hoặc thận.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố quan trọng chính gây ra các bệnh về võng mạc

3. Điều trị bệnh võng mạc huyết áp

Bệnh võng mạc tăng huyết áp được điều trị bằng cách kiểm soát huyết áp bệnh ổn định. Với trường hợp mất thị lực do tăng huyết áp, bác sĩ có thể cho chỉ định điều trị phù võng mạc bằng laser hoặc chỉ định tiêm nội nhãn corticoid, chất ức chế tăng trưởng nội mạc mạch máu như ranibizumab, pegaptanib, bevacizumab.

Bên cạnh đó người bệnh cũng được khuyên nên áp dụng một vài biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh:

Tập thể dục nhẹ nhàng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ăn nhạt, hạn chế ăn đồ dầu mỡ để kiểm soát tốt huyết áp.Không nên uống rượu bia, chất kích thích. Không hút thuốc lá

Tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya

Đeo kính để bảo vệ mắt, hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, xem tivi,…Uống thuốc thuốc theo sự chỉ dẫn bác sĩ. Đi khám sức khỏe định kỳ, theo dõi huyết áp hàng ngày để tránh những biến chứng đáng tiếc tới mắt do tăng huyết áp gây ra.

Có thể thấy hậu quả của tăng huyết áp gây tổn thương mắt vốn rất nguy hiểm, do đó chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn phù hợp kết hợp với việc dùng thuốc, đo huyết áp tại nhà theo chỉ định của bác sĩ để huyết áp luôn được ổn định.

Đi bộ

Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook