Những điều cần biết về bệnh suy tim mất bù?

Tình trạng tim hoặc cấu trúc của tim bị tổn thương sẽ làm giảm lượng máu đi khắp cơ thể, do đó sẽ dẫn đến việc tim phải làm việc quá sức để cung cấp dưỡng chất đi tới những cơ quan trong cơ thể. Khi hiện tượng này tiếp tục xảy ra trong thời gian dài, chức năng tim sẽ suy yếu và tim không thể thực hiện được nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể được nữa, lúc này ta gọi là suy tim mất bù.

1. Thế nào là suy tim mất bù?

Suy tim mất bù là hội chứng lâm sàng trong đó cấu trúc cũng như chức năng của tim bị thay đổi khiến tim không thể thực hiện nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể con người. Lúc này, các triệu chứng suy tim ngày một biểu hiện rõ ràng hơn.

Suy tim mất bù cấp chiếm 80% trong các trường hợp suy tim cấp vào viện, 20% còn lại là suy tim cấp mới khởi phát lần đầu.

2. Nguyên nhân suy tim mất bù

Một số nguyên nhân dẫn đến suy tim mất bù bao gồm:

Suy tim mất bù phát triển từ suy tim sung huyết: đây là trường hợp nguy hiểm nhất vì không có khả năng điều trị thành công.Suy tim mất bù do những bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp.

Những nguyên nhân khác như:

Phù phổi cấp

Nhiễm trùng toàn thân

Nhiễm virus ảnh hưởng đến tim

Sốc phản vệ

Rối loạn nhịp tim nặng

Phẫu thuật tim, phổi nhân tạo.

Huyết áp

Suy tim mất bù có thể do những bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp

3. Triệu chứng suy tim mất bù

Khác với suy tim còn bù là không biểu hiện triệu chứng, suy tim mất bù sẽ xảy ra rất rõ ràng và ngày càng nghiêm trọng hơn những triệu chứng sau đây:

Cơ thể lo âu, ăn uống kém

Giảm sút trí nhớ

Cơ thể toát nhiều mồ hôi

Khó thở, ho khi gắng sức, kịch phát về đêm, khi nằm càng khó thở và ho nhiều hơn

Huyết áp tụt

Nhịp tim đập mạnh

Phù chi, phù mềm, ấn lõm.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng kể trên cũng rõ rệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bệnh nhân. Người bệnh còn có thể mắc phải nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Đối với những bệnh nhân cao tuổi, những bệnh thuộc hệ thống miễn dịch suy yếu có thể làm người bệnh không phát hiện ra những triệu chứng suy tim mất bù.

4. Chẩn đoán suy tim mất bù

Để chẩn đoán cũng như góp phần tiên lượng suy tim mất bù, bệnh nhân cần được kiểm tra bằng việc khám lâm sàng kết hợp với những kỹ thuật cận lâm sàng như sau:

Xét nghiệm máu

Chụp X quang

Liệu pháp gắng sức

Siêu âm tim

Điện tâm đồ

Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cộng hưởng từ.

5. Phòng ngừa suy tim mất bù

Để phòng ngừa suy tim mất bù:

Đối với những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý tim mạch nhưng chưa chuyển sang giai đoạn suy tim, cần điều trị một cách kỹ càng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng suy tim trên bệnh nhân.Đối với những người bị mất máu nhiều sau tai nạn hoặc phẫu thuật, cần sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể sau khi bình phục.Không hút thuốc lá để ngăn chặn tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy máu. Hút thuốc lá còn là một chống chỉ định cho việc phẫu thuật ghép tim.Hạn chế sử dụng bia, rượu.Đối với những người thừa cân béo phì, cần giảm cân và duy trì một chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp. Có thể tư vấn cùng với bác sĩ dinh dưỡng trong trường hợp cần thiết.Ăn ít muối.Khẩu phần ăn giảm chất béo và cholesterol.Duy trì chế độ tập thể dục mỗi ngày.Hạn chế căng thẳng, stress trong cuộc sống.

6. Điều trị suy tim mất bù

Thuốc

Điều trị nội khoa bệnh suy tim mất bù bằng thuốc

6.1 Điều trị nội khoa

Các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị suy tim mất bù bao gồm:

Thuốc lợi tiểu nhằm mục đích giảm thể tích tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim, giải quyết tình trạng phù phổi, phù chân, bụng.

Thuốc giãn mạch: bao gồm nhóm chẹn canxi, ức chế men chuyển chẹn thụ thể angiotensin II.

Thuốc trợ tim nhằm mục đích tăng lực co bóp của tim.

Thuốc chống loạn nhịp tim nhằm giảm việc nhịp tim đập nhanh và tình trạng đánh trống ngực.

Thuốc chống đông để ngăn ngừa biến chứng suy tim là nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Thuốc an thần giúp bệnh nhân thuyên giảm lo lắng, căng thẳng.

6.2 Điều trị ngoại khoa

Đối với tình trạng suy tim nghiêm trọng, bệnh nhân suy tim mất bù sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật theo nguyên nhân gây bệnh, bao gồm những loại phẫu thuật sau đây:

Phẫu thuật bắc cầu động mạch, đặt stent với mục đích điều trị làm thông, tăng cường dẫn máu nuôi tim, được chỉ định đối với bệnh nhân mắc bệnh lý mạch vành

Phẫu thuật van tim: có thể sửa hoặc thay van tim mới

Điều trị tái đồng bộ tim bằng máy tạo nhịp đối với bệnh nhân suy tim mất bù có nhịp tim chậm

Cấy ghép máy khử rung tim

Thiết bị hỗ trợ tâm thất

Ghép tim được chỉ định với ca bệnh suy tim nghiêm trọng và không đáp ứng điều trị với những phương pháp khác.

Thay đổi lối sống:

Ăn uống khoa học với hàm lượng muối không vượt quá 1.5g/ ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, kali. Không ăn những thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường…Không hút thuốc lá.Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp.Phòng tránh những bệnh nhiễm khuẩn bằng cách vệ sinh cơ thể, tiêm phòng…Giữ tâm lý luôn thoải mái, không căng thẳng và lo âu.Thăm khám tim mạch theo định kỳ.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook