Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

Trẻ bị hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự tích tụ vi khuẩn đến các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày. Để có thể giải quyết triệt để tình trạng hôi miệng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Miệng được ví một đĩa petri chứa đầy vi khuẩn. Các chuyên gia cho rằng, hôi miệng là hậu quả của quá trình trao đổi chất như lưu huỳnh, axit béo dễ bay hơi, putrescine và cadaverine.

Những vi khuẩn gây hôi miệng có thể tồn tại ở lưỡi, đặc biệt là lưỡi có nhiều màng bọc hoặc giữa răng và nướu (vùng nha chu). Đối với trẻ em, việc làm sạch miệng sau khi ăn và ngủ dậy còn hạn chế nên khiến cho vi khuẩn tồn tại, phát triển, gây ra tình trạng hôi miệng.

Một số nguyên nhân có thể khiến hơi thở có mùi hôi ở trẻ bao gồm:

1. Dị vật trong mũi gây hôi miệng

Các dị vật như hạt đậu hoặc bộ phận nhỏ của đồ chơi nếu bị kẹt trong mũi của trẻ thì có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng hôi miệng. Đây là nguyên nhân phổ biến mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần phải lưu ý khi nhà có con nhỏ.

2. Dinh dưỡng và chế độ ăn uống

Trong bữa ăn hàng ngày, nếu cha mẹ cho trẻ ăn một số thực phẩm gây mùi như tỏi, hành tây, gia vị mạnh thì có thể sẽ gây ra tình trạng bị hôi miệng. Tuy nhiên, trẻ bị hôi miệng vì nguyên nhân nay có thể khỏi nhanh chóng mà không cần can thiệp gì, bởi sau khi tiêu hóa và hấp thụ các loại thực phẩm này vào cơ thể, phân tử có mùi sẽ đi vào máu rồi đào thải dần ra ngoài qua phổi, đường hô hấp.

Ngoài ra, những thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, cá và pho mát, chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể làm tình trạng hôi miệng ở trẻ trầm trọng hơn.

Thực phẩm khô và cứng như khoai tây chiên, snack, kẹo bơ cứng và sôcôla nếu ăn nhiều cũng có thể bị mắc kẹt trong các rãnh răng, từ đó làm tăng sinh vi sinh vật gây sâu răng và hậu quả là hơi thở có mùi.

3. Mũi gây hôi miệng

Viêm xoang mãn tính có thể là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ mới biết đi. Trẻ bị tình trạng này hầu như sẽ có các dấu hiệu sau:

Sổ mũi kéo dài;

Ho;

Tắc nghẽn mũi;

Đau mặt.

Ngoài ra, nếu bị dị vật mắc kẹt trong mũi thì trẻ cũng có thể bị hôi miệng. Trong trường này, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra với trẻ.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Các vấn đề ở mũi có thể gây hôi miệng ở trẻ em

4. Bệnh lý đường tiêu hoá là nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân đường tiêu hóa (GI) gây hôi miệng ở trẻ mới biết đi mặc dù không phổ biến nhưng cũng cần được xem xét. Do đó, nếu thấy trẻ bị hôi miệng kèm theo các biểu hiện như: Đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc ợ chua, thì hãy nghĩ ngay đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Ngoài ra, Helicobacter pylori – loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào dạ dày của trẻ, gây ra các triệu chứng khó chịu và hôi miệng. Thông thường, nếu trẻ bị hôi miệng do Helicobacter pylori thì sẽ kèm theo các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc ợ hơi. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tiến hành một số xét nghiệm rồi mới có được phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến được kể ở trên thì trẻ cũng có thể bị hôi miệng do thói quen thở bằng miệng khi ngủ. Nguyên nhân là bởi thở bằng miệng có thể làm khô niêm mạc và dẫn đến giảm lưu lượng nước bọt, giải phóng vi khuẩn có mùi hôi.

Tóm lại, trẻ bị hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự tích tụ vi khuẩn đến các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày. Nếu bạn lo lắng về hơi thở có mùi của con mình, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để có được lời khuyên hữu ích nhất để phương pháp điều trị.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook