Nguyên nhân bệnh nhồi máu cơ tim – Dấu hiệu, yếu tố gây bệnh

Nguyên nhân bệnh nhồi máu cơ tim – Dấu hiệu, yếu tố gây bệnh. Hãy cùng nhathuocaz giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết này nhé!

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là một trong các biểu hiện của hội chứng động mạch vành cấp. Tình trạng này xảy ra khi có bất kỳ nguyên nhân gì dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ động mạch vành. Động mạch vành đóng vai trò quan trọng trong việc c

ung cấp máu và dưỡng chất cho các tế bào của cơ tim.

Khi lượng máu chảy đến tim bị giảm do tắc nghẽn ở động mạch vành, cơ tim sẽ trở nên suy yếu dần theo thời gian, gây ra những biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hội chứng động mạch vành cấp bao gồm ba biểu hiện chính: nhồi máu cơ tim có tăng cao đoạn ST (STEMI), nhồi máu cơ tim không tăng cao đoạn ST (NSTEMI) và cơn đau thắt ngực không ổn định.

Nguyên-nhân-bệnh-nhồi-máu-cơ-tim
Nguyên-nhân-bệnh-nhồi-máu-cơ-tim

Nguyên nhân bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Dấu hiệu, Yếu tố gây nên bệnh nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân bệnh nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim được phân chia thành hai nhóm chính:

  1. Do xơ vữa động mạch:

Đây là nguyên nhân thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim. Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch và đặc biệt là nhồi máu, các chất như Cholesterol, Canxi, Protein cùng các tế bào viêm và mảnh vỡ tế bào tạo thành mảng xơ vữa trong động mạch vành. Mảng xơ vữa này thường mềm ở bên trong và cứng ở bên ngoài. Khi các mảng xơ vữa cứng dần, lớp vỏ bên ngoài có thể nứt, dẫn đến kích hoạt tiểu cầu và hình thành các cục máu đông tại vị trí mảng xơ vữa. Những cục máu đông này gây tắc nghẽn động mạch vành, khiến cho cơ tim bị thiếu máu, oxy và dưỡng chất, dẫn đến tổn thương và thậm chí là tử vong. Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện do tình trạng này.

  1. Không phải do xơ vữa động mạch:

Mặc dù hiếm hơn, tình trạng này thường liên quan đến các bất thường bẩm sinh về cấu trúc động mạch vành như dị dạng, rò, sai vị trí… Mỗi động mạch vành cung cấp máu đến một khu vực cụ thể của cơ tim, nếu một nhánh nào đó bị bất thường, khu vực tương ứng của cơ tim sẽ không nhận đủ máu, gây ra các vấn đề tim mạch.

Bệnh viêm nhiễm động mạch vành, chẳng hạn như bệnh Kawasaki, có thể làm tăng việc tụ họp chất viêm, làm gia tăng sự hình thành mảng xơ vữa và cuối cùng tạo nên các cục máu đông.

Co thắt đột ngột mạch vành không liên quan đến xơ vữa cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự gián đoạn đột ngột cung cấp máu cho cơ tim và tạo ra các triệu chứng của nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, động mạch vành có thể bị tắc nghẽn do các cục máu đông từ nơi khác trong cơ thể (như ở phổi, thận, não…) di chuyển đến, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim.

Dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim

Sau đây là các triệu chứng-dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng nhồi máu cơ tim:

  1. Cảm giác hồi hộp, đập mạnh ở vùng ngực.
  2. Đau thắt ngực: Bệnh nhân có thể trải qua cảm giác đau thắt ngực, đau có thể lan từ ngực xuống cánh tay trái, lưng và bụng, hoặc cũng có thể lan lên vai trái. Thời gian và cường độ đau thường thay đổi tùy theo từng người, có thể kéo dài vài phút hoặc thậm chí vài chục phút. Đau thắt ngực có thể làm cho người bệnh cảm thấy áp lực mạnh hoặc nóng rát, và thường là triệu chứng phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim.
  3. Khó thở.
  4. Tiết nhiều mồ hôi.
  5. Chói mắt, chóng mặt.
  6. Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
  7. Triệu chứng tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp.
  8. Cảm giác lạnh ở chân tay.
  9. Có thể gặp hiện tượng ngất hoặc đột tử.

Danh sách trên là những dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng này. Thay vào đó, họ có thể có những biểu hiện không rõ ràng, ví dụ như cảm thấy mệt mỏi, khó chịu ở vùng ngực trên, vv. Do đó, để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm sâu hơn.

Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng khi nghi ngờ về tình trạng nhồi máu cơ tim:

  1. Điện tâm đồ: Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng nhồi máu cơ tim, đồng thời xác định vùng tổn thương và các bất thường trong nhịp tim.
  2. Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu cũng thường được sử dụng để dự đoán tình trạng nhồi máu cơ tim.
  3. Chụp động mạch vành: Đây là một phương pháp thường được áp dụng để xác định xem có sự cản trở trong động mạch vành hay không. Dựa trên kết quả của phương pháp này, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh, và khi cần, thực hiện can thiệp để mở rộ động mạch vành bằng cách đặt stent.

Những Yếu tố gây nên nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Các yếu tố có thể thay đổi được

Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng trong công việc và cuộc sống, thường suy nghĩ tiêu cực, lo âu, trầm cảm, ít được hỗ trợ xã hội…

Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, ăn nhiều muối, đồ uống có gas, nước ngọt, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ…

Hút thuốc lá : Thuốc lá làm tăng đến 50% nguy cơ nhồi máu cơ tim và với tỷ lệ tử vong là hơn 60 – 85 %.

Thừa cân, béo phì.

Lười vận động hoặc ít hoạt động thể dục thể thao.

Sử dụng rượu bia thường xuyên.

Các bệnh lý có nguy cơ trên tim mạch như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

Các yếu tố không thể thay đổi được

Tuổi cao: Bệnh nhồi máu cơ tim tăng dần theo tuổi.

Giới tính: Nam giới có tỷ lệ nhồi máu cơ tim cao hơn nữ giới.

Phụ nữ mãn kinh có tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim cao.

Tiền sử gia đình có người bị các bệnh lý tim mạch.

Chủng tộc : Người dân ở khu vực Đông Á và Nam Á có tỷ lệ nhồi máu cơ tim cao.

Nguồn: Tham khảo Internet

Thông tin cần tư vấn liên hệ 0929 620 660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được hỗ trợ.

0929620660 0985226318 Zalo Facebook