Nguy cơ của hội chứng ruột kích thích thể táo bón nếu không được điều trị

Bất kỳ ai bị IBS-C hoặc táo bón vô căn mãn tính (CIC) đều gặp phải rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Việc chấp nhận chung sống hòa bình với căn bệnh này và không tìm cách điều trị thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

1. Hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón (IBS-C) là gì?

Hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón (IBS-C) là tình trạng rối loạn tiêu hóa (GI) mãn tính gây đầy hơi, đau bụng thường xuyên và khó đi ngoài. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng IBS-C có thể cực kỳ khó chịu và cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Cho đến hiện tại, y học chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để, vì cách chữa IBS-C chủ yếu dựa vào thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, cùng với sự trợ giúp của các loại thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

Bản thân hội chứng ruột kích thích (IBS) đã là một chứng rối loạn tiêu hóa tương đối phổ biến, ảnh hưởng từ 7- 21% người dân ở Hoa Kỳ. IBS-C chỉ là một loại IBS. Các loại khác bao gồm: IBS với tiêu chảy (IBS-D), IBS với tiêu chảy và táo bón xen kẽ (IBS-A).

Mặc dù tất cả các loại IBS đều có thể gây ra những thay đổi trong nhu động ruột với triệu chứng điển hình là đau bụng, nhưng sẽ có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn nếu bạn mắc IBS-C.

2. Nguy cơ của hội chứng ruột kích thích thể táo bón nếu không được điều trị

Bất kỳ ai bị IBS-C hoặc táo bón vô căn mãn tính (CIC) đều gặp phải rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Việc chấp nhận chung sống hòa bình với căn bệnh này và không tìm cách điều trị thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Nếu không được điều trị, IBS-C có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, chúng bao gồm:

2.1 Các biến chứng sức khỏe thể chất

Đối với hầu hết người bệnh, táo bón chỉ là hiện tượng xảy ra tạm thời, có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, khi bị IBS-C hoặc táo bón vô căn mãn tính thì mọi thứ sẽ vô cùng khó khăn, từ việc sinh hoạt hàng ngày đến tìm kiếm các phương pháp điều trị.

IBS-C không được điều trị có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa như:

Rò hậu môn: Việc rặn để đi tiêu có thể gây ra các vết nứt hoặc rách nhỏ ở hậu môn. Những vết này sẽ khó chữa lành nếu người bệnh bị táo bón liên tục. Các triệu chứng rò hậu môn có thể là ngứa, đau và chảy máu.

Sỏi phân: Khi phân bắt đầu đóng khuôn chặt trong trực tràng thì có thể sẽ không đẩy ra ngoài được. Vì sự co bóp ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của phân nên người bệnh có thể phải nhờ đến sự trợ giúp y tế để lấy chúng ra ngoài theo cách thủ công.

Bệnh trĩ: Những tĩnh mạch bị sưng và viêm có thể gây chảy máu trực tràng. Trĩ thường là kết quả của việc rặn đi tiêu và căng quá mức.Suy dinh dưỡng: Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ phải kiếng một số thực phẩm để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Kết quả là dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng có thể gây giảm cân không mong muốn và một số vấn đề nghiêm trọng khác.

Sa trực tràng: Tình trạng này xảy ra khi trực tràng của người bệnh sa ra ngoài hậu môn, phổ biến nhất ở những người có tiền sử táo bón mãn tính hoặc phụ nữ sau mãn kinh.

Biến chứng hội chứng ruột kích thích

Nếu không được điều trị, hội chứng ruột kích thích thể táo bón có thể gây rò hậu môn, sỏi phân, bệnh trĩ, sa trực tràng

Theo thống kê của Crohn’s & Colitis Foundation, chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp liên quan đến IBS lên hơn 20 tỷ đô la hàng năm. Bệnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nghỉ học, nghỉ làm ở nhiều nước trên thế giới.

2.2 Biến chứng sức khỏe tâm thần

Hội chứng ruột kích thích hoặc táo bón vô căn mãn tính có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe tâm thần và cảm giác hạnh phúc tổng thể của người bệnh. Những người mắc 1 trong 2 tình trạng này có thể phát triển nỗi sợ hãi khi đến những nơi công cộng, đặc biệt là những nơi không quen thuộc, do lo lắng về việc không thể tìm thấy phòng vệ sinh hoặc đi vệ sinh thế nào để không làm phiền người khác. Điều này vô tình khiến cuộc sống của người bệnh bị cô lập và kém thú vị hơn.

Sự lo lắng mà IBS-C gây ra có thể đem đến những biến chứng sâu rộng. Lo lắng là một yếu tố góp phần gây ra một số tình trạng sức khỏe mãn tính, ví dụ như bệnh tim và rối loạn hô hấp mãn tính.

Theo 1 nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Therapeutics, những người bị IBS có báo cáo mức độ chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không bị hoặc mắc các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, đau nửa đầu.

Người bệnh sống chung với cơn đau bụng lâu dài do IBS-C có thể dẫn đến đến trầm cảm, tuyệt vọng kéo dài. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nguy hiểm.

3. Quan niệm sai lầm về các tác dụng phụ liên quan đến IBS-C

Nhiều quan niệm sai lầm tồn tại về một số tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến IBS-C, cụ thể:

IBS-C không gây viêm ruột kết, vì vậy, bạn sẽ không gặp phải một số biến chứng lâu dài như chảy máu đường ruột hoặc đại tràng bị viêm cần loại bỏ thông qua phẫu thuật.IBS-C không làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị ung thư ruột kết – chỉ là IBS-C không phải là 1 yếu tố nguy cơ.

Tóm lại, các triệu chứng liên quan đến IBS-C và táo bón vô căn mãn tính có thể rất khó để chia sẻ với những người xung quanh hoặc ngay cả bác sĩ, tuy nhiên, hãy đặt vấn đề sức khỏe của bạn lên hàng đầu, chỉ có tìm cách điều trị thì mới giúp loại bỏ căn bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khám hội chứng ruột kích thích

Hãy cởi mở chia sẻ hội chứng ruột kích thích thể táo bón với bác sĩ để có sức khỏe tốt

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook