Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá (mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn sần, sụn mủ,…) là bệnh lý về da thường xuất hiện ở độ tuổi dậy và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mụn trứng cá như: thay đổi hormon, vệ sinh da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da, stress kéo dài,…Mụn trứng cá không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể gây biến chứng nhiễm trùng da, để lại sẹo thâm nếu không được điều trị kịp thời.

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Mụn trứng cá. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá (tiếng anh: acne) là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng đặc biệt ở tuổi dậy thì, phụ nữ mãn kinh, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, hóa chất,… Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá do tuyến nhờn dưới da hoạt động quá mức gây ra bởi sự thay đổi đột ngột nồng độ hormon bên trong cơ thể. Lượng bã nhờn sản sinh nhiều không thoát ra được, gây bít tắc tại lỗ chân lông. Tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến vi khuẩn có môi trường sinh sôi, phát triển gây ra mụn trứng cá.

Mụn trứng cá hình thành như thế nào?

Mụn trứng cá xuất hiện ở vị trí các nang lông trên bề mặt da với các biểu hiện (nhân đầu đen, nhân trắng) thường hay gặp ở vùng mặt, cổ, vai, ngực và lưng. Ở mức độ mụn trứng vừa và nặng, vùng da tại vị trí mụn thường sưng tấy, bưng mủ do bội nhiễm vi khuẩn. Mụn trứng cá nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại vết thâm hoặc sẹo trên da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, mụn có thể gây cảm giác khó chịu, tâm lý căng thẳng, lo lắng cho người bệnh. Mụn trứng cá được hình thành là sự kết hợp của 4 yếu tố chính:

+ Sự tăng bài tiết bã nhờn dưới da: Bã nhờn là một hỗn hợp chất béo và mảnh vụn tế bào trên bề mặt da giúp giữ độ ẩm làm cho làn da của bạn mềm mại hơn. Bã nhờn được bài tiết bởi một tuyến cực nhỏ trên bề mặt da (tại vị trí nang lông). Sự bài tiết quá nhiều bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông là nguyên nhân hàng đầu gây mụn trứng cá

+ Sự tăng sừng trên bề mặt da: Là hiện tượng lớp da trên cùng (lớp sừng) dày lên khiến cho các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bít tắc. Sự tăng sừng ở da thúc đẩy quá trình hình thành mụn sớm hơn.

+ Sự xâm nhập của vi sinh vật: Một số vi khuẩn ký sinh trên da một cách vô hại (P. Acnes) phát triển mạnh mẽ lên và xâm nhập vào các tổ chức nang lông bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.

+ Quá trình viêm nhiễm: Viêm nhiễm là tình trạng da bị tổn thương, biểu hiện bởi 4 triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau.

Mụn trứng cá hình thành như thế nào?
Mụn trứng cá hình thành như thế nào?

Các yếu tố tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá

+ Sự thay đổi nồng độ hormon: Ở độ tuổi dậy thì, nội tiết tố (hormon) trong cơ thể sẽ thay đổi nhiều. Điều này kích thích tuyến bã nhờn dưới da tiết ra nhiều dầu hơn. Dầu xuất hiện trên da là để bảo vệ da nhưng nếu kết hợp với vi khuẩn và bụi bẩn thì sẽ hình thành nên mụn trứng cá.

+ Vệ sinh da không đúng cách

+ Bí da: thường xuyên mặc đồ bó sát, chật chội khiến lỗ chân lông

+ Lo âu, căng thẳng kéo dài: tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá

+ Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn đồ cay nóng, sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu đường bột (carbohydrate), sữa và các sản phẩm từ sữa,…

+ Hút thuốc lá và thường xuyên sử dụng đồ uống có ga, bia rượu

+ Lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da và thuốc bôi, đặc biệt các sản phẩm có chứa Corticoid

+ Lạm dụng các thuốc đường dùng đường toàn thân đặc biệt là thuốc Corticoid

Các yếu tố tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá
Các yếu tố tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá

Đối tượng có nguy cơ cao bị mụn trứng cá

  • Tiền sử gia đình: mụn trứng cá là một bệnh da liễu có tính chất di truyền. Điều này có nghĩa là: Nếu một đứa trẻ có bố, mẹ hoặc anh chị em bị mụn trứng cá thì nguy cơ đứa trẻ khi trưởng thành bị mụn sẽ cao gấp 4 lần so với bình thường
  • Yếu tố về giới tính: Theo số liệu được thu thập và thống kê, nữ giới là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mụn trứng cá cao hơn nam giới ở tuổi trưởng thành. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone ở nữ giới có liên quan đến quá trình hình thành mụn trứng cá. Các thời điểm mụn dễ hình thành ở nữ giới có thể kể đến như:

+ Những tháng đầu tiên của chu kì kinh nguyệt

+ Thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt hoặc trước mỗi kì kinh nguyệt

+ Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang: dạng rối loạn hormon sinh dục thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây nhiều tác động lên buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, tăng nồng độ hormon sinh dục nam, dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng.

Triệu chứng của mụn trứng cá

Dựa vào đặc điểm của mụn trứng cá và mức độ tổn thương tại vị trí lỗ chân lông, người ta phân chia mụn trứng cá theo 4 cấp độ tiến triển: từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Cấp độ 1- mức độ nhẹ

Đây là giai đoạn đầu của quá trình hình thành mụn trứng cá. Đặc điểm của mụn: kích thước nhỏ, số lượng ít, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Ở giai đoạn này, chủ yếu gặp mụn đầu đen và các mụn nhỏ li ti xuất hiện nhiều ở trán và mũi nhưng không sưng đỏ hay viêm nhiễm. Một số trường hợp xuất hiện mụn cám (mụn ẩn) không nhìn thấy bằng mắt thường tuy nhiên khi chạm vào vùng da có mụn sẽ có cảm giác sần sùi trên bề mặt.

Cấp độ 2 – Mức độ trung bình

Ở giai đoạn này, số lượng mụn và tần xuất mụn xuất hiện nhiều hơn. Ngoài mụn đầu đen có thể gặp mụn mủ, mụn dạng mẩn đỏ. Mụn bắt đầu lan rộng, phát triển ở vị trí khác trên cơ thể như: trán, cằm, vai, lưng,…

Cấp độ 3 – Mức độ nặng

Ở giai đoạn 3, mụn viêm và mụn mủ xuất hiện với số lượng nhiều hơn tăng nguy cơ nhiễm trùng và để loại sẹo thâm. Vùng da xung quanh mụn bị sưng tấy, khi sờ vào có cảm giác hơi cứng, chủ yếu xuất hiện ở vùng chóp mũi.

Cấp độ 4 – Mức độ rất nặng

Ở giai đoạn 4, mụn bọng viêm nhiễm có kích thước lớn khiến bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu. Điều trị mụn ở giai đoạn này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu để cải thiện tình trạng tổn thương của da.

Phân loại mụn trứng cá

Dưới đây là 5 loại mụn trứng cá thường gặp ở cộng đồng

+ Mụn đầu trắng: Mụn có nhân trắng có kích thước nhỏ li ti dưới da.

+ Mụn đầu đen: Xuất hiện trên bề mặt da và có màu đen do sự oxy hóa mụn đầu trắng trên bề mặt da.

+ Mụn trứng dạng mẩn đỏ: mụn nhỏ, viêm, vết sưng màu hồng

+ Mụn trứng có mủ : còn gọi là “mụn nhọt” có kích thước lớn, vùng da xung quanh mụn sưng tấy.

+ Mụn bọc/mụn nang: Mụn nổi rõ trên da, to, sưng đau và nhiều mủ, có thể để lại sẹo khi lấy nhân mụn.

Điều trị mụn trứng cá

Điều trị mụn trứng cá theo mức độ

Mụn trứng cá ở mức độ nhẹ

Với người bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc da liễu không kê đơn đường uống hoặc bôi lên da

+ Resorcinol (dạng thuốc mỡ 2%) : Có tác dụng phá vỡ các mụn đầu đen và mụn đầu trắng li ti. Liều dùng với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: bôi vùng da tổn thương không quá 3 – 4 lần mỗi ngày; không dùng Resorcinol cho trẻ em dưới 2 tuổi mà không có chỉ định của bác sĩ

+ Benzoyl peroxide (Gel 5% hoặc sữa rửa mặt 5%): có tác dụng diệt khuẩn và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, làm chậm sự bài tiết bã nhờn trên da.

+ Acid Salicylic (còn gọi là BHA): giúp giảm mụn bằng cách tẩy tế bào da chết trên da và giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng. Các loại sản phẩm chứa Acid salicylic có tác dụng tốt nhất điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

+ Sản phẩm chứa hoạt chất Retin – A: giúp thông thoáng lỗ chân lông.

+ Acid Azelaic: ngăn chặn sự sản xuất bã nhờn quá mức, làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Điều trị mụn trứng cá ở mức độ nặng

Khi mụn trứng cá tiến triển ở mức độ nặng (xuất hiện tình trạng bội nhiễm vi khuẩn), các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh đường uống hay bôi trên da.

  • Kháng sinh đường uống/bôi trên da: Sử dụng kháng sinh nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P.Acnes – một trong những loại vi khuẩn kí sinh trên da gây mụn trứng cá. Kháng sinh bôi trên da được ưu tiên hơn so với kháng sinh đường uống để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Thuốc sử dụng trong nhóm này: Kháng sinh Tetracycline, Erythromycin
  • Thuốc tránh thai: Đây là phương pháp điều trị mụn trứng cá liên quan đến tình trạng sự tổng hợp quá mức testosterone ở phụ nữ kích thích sự bài tiết quá mức các tuyến bã nhờn trên da. Testosterone là hormon sinh dục nam, tuy nhiên nó cũng được tìm thấy ở cơ thể nữ giới tuy nhiên với nồng độ rất thấp.
  • Thuốc chống nhiễm trùng tại chỗ: có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn P. Acnes tương tự như kháng sinh. Các thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến: clindamycin, natri sulfacetamide,…
  • Isotretinoin đường uống: là một dẫn xuất của vitamin A có hoạt tính sinh học mạnh nhất, được xếp vào các thuốc kê toa, cần có chỉ định của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng. Theo Khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, isotretinoin được sử dụng cho trường hợp mụn nặng nghiêm trọng; mụn mức độ trung bình điều trị thất bại với thuốc kháng sinh đường uống.

Phương pháp điều trị mụn không sử dụng thuốc

Phương pháp điều trị mụn không sử dụng thuốc
Phương pháp điều trị mụn không sử dụng thuốc

Dưới đây, là một số cách điều trị mụn tại nhà hiệu quả cao

Điều trị mụn trứng cá bằng bột nghệ và mật ong

+  Bước 1: Dùng một củ nghệ thái thành lát mỏng hoặc xay nhuyễn.

+  Bước 2: Cho nghệ vào lọ thủy tinh, thêm mật ong vừa đủ, ngâm khoảng 1 tuần là dùng được.

+  Bước 3: Sau khi vệ sinh da mặt sạch dùng nước mật ong ngâm nghệ đắp mặt nạ khoảng 20 phút rồi làm sạch. Mỗi tuần sử dụng 3 lần.

Điều trị mụn trứng cá bằng cách sử dụng trứng gà

+ Bước 1: Chuẩn bị một quả trứng gà và một nửa quả chanh.

+ Bước 2: Tách lấy lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh rồi đánh đều cho tới khi hỗn hợp có bọt trắng.

+ Bước 3: Thoa hỗn hợp trứng gà + nước cốt chanh đắp mặt nạ khoảng 20 phút rồi rửa với nước ấm, cuối cùng vệ sinh da lại với nước sạch.

Điều trị mụn trứng cá bằng cách sử dụng nha đam

+ Bước 1: Trộn một thìa gel nha đam với một thìa mật ong.

+ Bước 2: Đắp mặt nạ nha đam lên da khoảng 20 phút rồi rửa mặt sạch bằng nước ấm.

Phương pháp điều trị sử dụng thuốc

Điều trị trứng cá sử dụng thuốc tại chỗ và toàn thân nhằm giảm sản sinh chất bã, giảm hình thành nhân mụn, giảm viêm và giảm số lượng vi khuẩn và bình thường quá trình sừng hóa. Việc lựa chọn các thuốc để điều trị mụn trứng các tùy theo cơ địa và loại mụn mọc ở vị trí nào. Nhà thuốc AZ xin giới thiệu một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá như: Azaduo, Epiduo, Klenzit C, D79 GSV

Phòng ngừa mụn trứng cá

Dưới đây là 8 biện pháp phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả

+ Vệ sinh da đúng cách: chỉ nên rửa mặt hai lần mỗi ngày (trừ trường hợp da bạn tiết quá nhiều mồ hôi và chất nhờn), không nên sử dụng khăn mặt cứng xà sát mạnh lên da.

+ Dưỡng ẩm cho da: Bổ sung nước vừa đủ cho cơ thể ( 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày), sử dụng kem dưỡng ẩm an toàn cho da.

+ Hạn chế việc trang điểm và tẩy trang đúng cách sau mỗi lần trang điểm

+ Bảo vệ da trước tác động của ánh sáng mặt trời

+ Sử dụng thuốc trị mụn không kê đơn đúng cách

+ Phòng ngừa mụn trứng cá qua chế độ ăn khoa học

+ Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng mỗi ngày), tránh thức khuya, nên tắt các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại,…) trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút

+ Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng lo âu kéo dài

** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Mụn trứng cá.  Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.

0929620660 0985226318 Zalo Facebook