Mối liên hệ giữa ăn nhiều muối với tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp và bệnh tim mạch là vấn đề được y học trên toàn thế giới quan tâm bởi những biến chứng nguy hiểm của hai bệnh lý này. Ăn nhiều muối được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp cũng như bệnh tim mạch. Vậy ăn bao nhiêu muối là đủ và ăn muối nhiều có những ảnh hưởng gì đến cơ thể?

1. Lượng muối cần thiết mỗi ngày

Muối là loại gia vị chủ yếu được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, bên cạnh công dụng làm gia vị giúp gia tăng hương vị cho món ăn, muối còn có nhiều tác dụng quan trọng đối với cơ thể nếu được sử dụng đúng cách và hợp lý. Đồng nghĩa với việc nếu sử dụng lượng muối quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp và bệnh tim mạch

Vậy ăn bao nhiêu muối là đủ? Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối nạp vào cơ thể theo từng lứa tuổi như sau:

Đối với người lớn: 5g muối/ ngàyTrẻ em dưới 1 tuổi: 1g muối/ ngày. Tuy nhiên đối với trẻ em dưới 1 tuổi, không cần bổ sung muối vào khẩu phần ăn, vì trên thực tế trong các loại thực phẩm nhất định đã có sẵn lượng muối bên trong đủ với lượng trẻ em dưới một tuổi cần. Trẻ em từ 1-3 tuổi: Khoảng 3g/ ngàyTrẻ em từ 7 tuổi trở lên: Có thể ăn lượng muối như người lớn là 5g/ ngày.

Lưu ý đối với người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch nên ăn muối theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ sinh non, chức năng của thận thường kém hơn so với trẻ em bình thường nên cần hạn chế lượng muối hấp thụ vào cơ thể, tốt nhất là nên cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức có thành phần khoáng thấp.

Sức khỏe tim mạch

Lưu ý đối với người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch nên ăn muối theo hướng dẫn của bác sĩ

2. Ăn nhiều muối có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Ăn muối nhiều bị gì hay ăn muối nhiều có sao không là điều nhiều người thắc mắc. Sau đây là những ảnh hưởng do ăn nhiều muối gây ra:

Sưng phù: Xuất hiện ở ngón tay và các chi khác do lượng natri thừa tích tụ trong máu Đầy hơi: Đa số người ăn mặn thường gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Khô môi: Muối có vai trò cân bằng nước trong tế bào, nếu bạn ăn quá nhiều muối, sự cân bằng này sẽ mất đi, lượng nước cần thiết cho tế bào sẽ bị hao hụt dẫn đến tình trạng khô môi, khát nước…Mụn trứng cá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra lượng natri dư thừa trong cơ thể góp phần gây ra các vấn đề về da liễu, trong đó có mụn trứng cá.

Đường ruột kém: Một vi khuẩn đường ruột là Helicobacter pylori sẽ phát triển thuận lợi hơn khi có nhiều muối trong cơ thể. Chúng sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa. Loãng xương: Do lượng natri quá nhiều, cơ thể sẽ tìm cách đào thải khiến cho các chất khoáng khác như kali, canxi… cũng sẽ bị đào thải cùng ra ngoài khiến tình trạng loãng xương có thể xảy ra.

Nguy cơ béo phì: Ăn nhiều muối khiến cơ thể cần thêm nước để cân bằng, vì vậy người ăn mặn thường uống nhiều nước hơn so với bình thường. Tuy nhiên, chỉ uống nước lọc sẽ không có vấn đề, nếu thường xuyên uống nước ngọt thay thế thì rất có thể sẽ bị béo phì.

Tăng huyết áp: Người ăn mặn sẽ rất dễ bị tăng huyết áp, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến đột quỵ hoặc mắc các bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành…

Béo phì

Ăn nhiều muối có thể tăng nguy cơ béo phì

3. Làm sao để ăn nhạt hơn?

Ăn nhạt hơn hay giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày đang là xu hướng ngày càng được nhiều người hướng đến. Sau đây là những tips đơn giản giúp bạn có thể hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể hằng ngày:

Giảm lượng muối khi nấu ăn: Hãy sử dụng lượng muối vừa đủ để tạo hương vị cho món ăn, có thể thay thế muối bằng các loại gia vị khác.

Không chấm ngập thức ăn vào gia vị: Thay vì thói quen chấm ngập đồ ăn trong các loại gia vị như muối, mắm, nước tương, bạn hãy chỉ chấm một phần vừa đủ. Có thể pha loãng nước chấm ra để bớt mặn hơn, bỏ thói quen chấm mọi loại hoa quả bằng muối, chỉ chấm khi thực sự cần thiết. Hạn chế ăn đồ mặn: Các thực phẩm chế biến sẵn như bim bim, mì tôm, xúc xích, dưa muối, cà muối… thường có lượng muối khá cao, vì vậy nên hạn chế ăn hằng ngày.

Hạn chế ăn uống bên ngoài: Việc thường xuyên ăn đồ bên ngoài khiến bạn không thể kiểm soát được lượng muối nạp vào cơ thể, vì vậy hãy hạn chế ăn ngoài, nên tự nấu ở nhà. Chọn cách chế biến: Thay vì các món chiên xào, bạn có thể ăn nhiều các món chế biến bằng cách luộc, hấp.

muối ăn 1

Hãy sử dụng lượng muối vừa đủ để tạo hương vị cho món ăn, có thể thay thế muối bằng các loại gia vị khác

4. Mối liên hệ giữa ăn nhiều muối với tình trạng tăng huyết áp và bệnh tim mạch

Chế độ ăn quá nhiều muối thường không được khuyến khích, bởi khả năng cao gây ra tình trạng tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Trong cơ thể con người, nồng độ muối và các chất dịch ở trạng thái cân bằng, nếu trạng thái này bị phá vỡ bởi nguyên nhân nạp quá nhiều muối vào cơ thể khiến áp lực thẩm thấu tăng nhanh, cơ thể cần thêm nước để duy trì cân bằng. Việc bổ sung thêm nước khiến tăng dung lượng máu và áp lực lên thành mạch, nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Việc ăn mặn còn khiến cường độ làm việc của hệ thống tim mạch tăng lên dẫn đến sự suy giảm chức năng và gây ra các bệnh tim mạch. Cơ chế gây tăng huyết áp do ăn nhiều muối bao gồm:

Việc ăn nhiều muối sẽ khiến hệ thống tim mạch và thận nhạy cảm hơn với chất Adrenaline, đây là chất gây ra tình trạng tăng huyết áp. Nạp nhiều muối vào cơ thể sẽ khiến ion Na được vận chuyển vào tế bào cơ trơn ở thành mạch máu dẫn đến tăng trương lực ở thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây ra tăng huyết áp

Với những tác hại từ việc cơ thể nạp quá nhiều muối gây ra, tốt nhất bạn nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với thực phẩm tươi sống và hạn chế tối đa đồ ăn nhiều gia vị.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook