Căng cơ: Biểu hiện và cách chữa căng cơ chân

Căng cơ cổ chân là một trong các chứng có thể gặp phải trong thể thao, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Việc thực hiện các sơ cứu căng cơ cổ chân  kịp thời cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc điều trị các chứng có liên quan đến cơ gân như này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sơ cứu kịp thời  khi bị căng cơ cổ chân, căng cơ nói chung trong cuộc sống vì vậy qua bài viết sau đây nhà thuốc AZ sẽ cung cấp thêm các thông tin cho bạn về căng cơ, căng cơ cổ chân.

Căng cơ là gì?

Căng cơ là một tình trạng cơ bắp kéo giãn quá mức hoặc bị rách. Giãn cớ có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào ở cơ thể, thường phổ biến là căng cơ chân, cổ, vai và tay…

Các chấn thương cơ bắp nhẹ có thể sẽ làm những sợi cơ hoặc phần gân gắn kết cơ với xương căng quá mức. Trong khi một số chấn thương nặng hơn có thể sẽ làm rách một phần hay hoàn toàn những bộ nhận này. Rách cơ sẽ gây ảnh hưởng tới các mạch máu nhỏ làm chảy máu cục bộ, bấm tìm hay đau tại chỗ bj thương.

Việc thực hiện một số kiểu căng cơ trước, trong và sau khi tập sẽ mang lại khá nhiều lợi ích trong tập luyện. Căng cơ là cách giữ cho cơ thể của bạn mở rộng và cử động đạt đến độ tự do, mềm dẻo hơn. Đây là một khía cạnh khá quan trọng của tập luyện giúp cho cơ thể có độ linh hoạt và không gian để hoàn thành những động tác một cách an toàn đồng thời góp phần giảm nguy cơ chấn thương và đau cơ

Căng cơ cổ chân là gì?

Căng cơ cổ chân là một tình trạng các cơ căng dãn vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Bên cạnh đó tình trạng căng cơ thường hay gặp ở các vị trí như cổ chân, cổ tay, cơ đùi, cơ bụng chân, thắt lương, cổ.

Nguyên nhân bị căng cơ cổ chân?

bị căng cơ cổ chân là một tình trạng có thể xuất hiện sau chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hay té ngã trong quá trình chơi thể thao, di chuyển. Ngoài ra căng cơ cổ chân cũng có thể do di chuyển sai cách, ngồi, nằm, dứng không đúng tư thế hoặc khuân vác nặng quá sức…

Triệu chứng khi bị căng cơ cổ chân?

Khi bị căng cơ cổ chân người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như co thắt, sưng, đau, rất khó cử động hoặc chuột rút vô cùng đau đớn. Nếu ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ cảm giác được căng tức cơ bên trong, còn trong trường hợp bị đứt gân thì sẽ gây đau đớn hơn nhiều và gần như là không thể cử động được.

Căng cơ chân làm sao hết? cách chữa căng cơ cổ chân?

Dù là bị căng cơ cổ chân hay bong gân thì bạn cũng hãy nên dừng cử động và thực hiện một số sơ cứu kịp thời như:

  • Nghỉ ngơi: hãy hạn chế hoàn toàn những cử động để cho vùng bị thương được nghỉ ngơi đến khi giảm đau đớn đối với trường hợp căng cơ nhẹ.
  • Chường lạnh vùng bị thương ngay lập tức thực hiện khoảng từ 4-8 lần trong một ngày và mỗi lần thực hiện trong khoảng 10-15 phút. Chườm đá lạnh sẽ giúp giảm sưng, sau khoảng 2 ngày chườm lạnh thì bạn có thể chuyển sang ngâm nước âm.
  • Cố định khớp: Dùng loại vải băng có độ đàn hồi cao bằng vào vùng bị căng cơ trong khoảng 2 ngày chú ý không nên băng quá chặt, Việc cố định khớp sẽ giúp giảm đau vùng căng cơ cổ chân.
  • Nâng hoặc kê cao vùng chân bị thương so với tim để giúp giảm tình trạng sưng.

Bị căng cơ cổ chân khi nào cần đi bác sĩ?

Dù bị căng cơ cổ chân hay bong gân thì cũng cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu như:

  • Bị tê vùng bị chấn thương
  • Chỗ chấn thương bầm tím có mức độ tăng dần
  • Xuất hiện những dẫu hiệu nhiễm trưng tại vùng bị chấn thương
  • Cảm thấy đau nhiều khi chạm vào vùng chấn thương hoặc khi cử động.
  • Gặp vấn đề khi khuân vác vật nặng và có sự kéo dài tình trạng
  • Phần khớp, xương có hiện tượng cong hay biến dạng tại vùng bị thương.

Sau khi xác định được mức độ chấn thương bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật trong trường hợp cần thiết đặc biệt với trường hợp khi bị nhiễm trung phần bị thương nhằm tránh bội nhiễm hoặc trong trường hợp căng cơ kèm theo tổn thương nứt, lệch, rạn xương thì cần phẫu thuật để sắp xếp hoặc cố định vị trí xương cho đúng rồi điều trị dài ngày để phục hồi.

Các biện pháp phòng ngừa căng cơ cổ chân?

  • Lưu ý vận động đúng cách trước khi bắt đầu  luyện tập thể thao. Để phòng tránh căng cơ cổ chân khi luyện tập thể thao mọi người nên: Khởi động từ từ nhẹ nhàng rồi tăng dần. Mọi hoạt động của cơ thể đều phải  thực hiện theo đúng phương pháp sẽ không xảy ra các hiện tượng trật khớp, bong gân hay căng cơ. Không nên tập thể thao quá sức và hãy có thời gian nghỉ ngơi hợp lý cùng  thư giãn cơ ngay sau khi ngừng tập.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D cùng khoáng chất.
  • Không nên đứng ngồi một chỗ quá lâu: hãy thường xuyên đi lại và nghỉ giải lao, nên thay đổi tư thế, nên sử dụng loại ghế thích hợp cho công việc hay phù hợp với tư thế ngồi của lưng, khớp, bạn có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Và hãy ngồi ở một tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông.
  • Tránh mang vác các vật nặng, khi bắt buộc phải làm thì hãy  giữ lưng thẳng, co đầu gối rồi  từ từ nâng lên.
  • Đi lại cẩn thận ở các nơi hay vị trí dễ gây té ngã như bề mặt trơn trợt, cầu thang và nên giữ sàn nhà của bạn được gọn gàng, sạch sẽ.
  • Tránh việc tăng cân hay béo phì quá mức.
  • Nên mang giày, dép thích hợp…

Một số tình trạng căng cơ chân trong thể thao, lao động và sinh hoạt hàng ngày có thể gặp phải

Căng cơ trong Yoga

Có khá  nhiều nguyên nhân gây tập yoga làm căng cơ chân. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn đến từ việc  thực hiện những bài tập sai tư thế trong thời gian dài. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng căng cơ chân  phải kể đến bao gồm:

  • khởi động sai cách, Không khởi động kỹ hoặc hoạt động quá sức nhưng lại không nghỉ ngơi hợp lý khi luyện tập yoga.
  • Chấn thương do trượt chân, té ngã, tai nạn, va đập mạnh… làm  cơ bị rách, đứt hay sưng viêm khi tập yoga. Những tình trạng như trên đều có thể gây căng cơ.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại một số hoạt động  trong thời gian dài như ngồi một chỗ làm việc với máy tính hoặc mang vác vật nặng.
  • Đứng hay  ngồi sai tư thế trong khoảng  thời gian dài do tính chất công việc (nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,…).
  • Bên cạnh đó , có một nguyên nhân làm  căng cơ chân khác có thể sẽ  khiến bạn bất ngờ. Đó là vì căng thẳng tâm lý. Việc thường xuyên bị stress vì áp lực công việc, học tập trong khoảng  thời gian dài làm giảm lưu lượng máu cùng oxy đến các cơ. Điều này sẽ  khiến cơ bắp bị co lại, tích tụ độc tố dẫn đến  căng cơ và đau nhức. Tình trạng này khá là  dễ khắc phục nếu bạn tìm cho mình một chiếc ghế massage toàn thân giúp thư giãn và thả lỏng cơ thể.
Căng cơ trong Yoga
Căng cơ trong Yoga

Căng cơ khi ngủ

Căng cơ bắp chân khi ngủ thường có liên quan tới quá trình vận động gắng sức hay lặp đi lặp lại các chuyển động khiến cơ bị căng thẳng vào ban ngày làm bệnh nhân có cảm giác căng cứng, đau ở cơ bắp. Triệu chứng xảy ra khi có nhiều sợi cơ thắt chặt đột ngột không thể tự thư giãn.

Căng cơ chân khi ngủ là một tình trạng xảy ra vào ban đêm khi ngủ đặc trưng bởi sự căng cứng cơ bắp chân đột ngột không chủ ý, không thể tự thư giãn, bệnh nhân có thể có cảm giác đau đớn nghiêm trọng và khó vận động, đôi khi cảm thấy tê khi cố di chuyển.

Căng cơ khi ngủ
Căng cơ khi ngủ

Đa số bệnh nhân bị căng cơ chân khi ngủ có thể giảm nhẹ những triệu chứng bằng việc nghỉ ngơi trong tư thế nâng cao chân, kéo giãn nhẹ, xoa bóp nhẹ khoảng 10 phút. Nếu các triệu chứng kéo dài lâu hoặc tái phát thường xuyên liên tục thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải quyết.
căng cơ khi tập thể dục

Việc bị căng cơ khi tập thể dục cũng khá là phổ biến. Một số cách phòng ngừa căng cơ khi tập luyện thể dục thể thao mà bạn có thể tham khảo như:

  • Khởi động để làm ấm cơ thể: giúp giãn cơ mà không gây ảnh hưởng đến cơ bắp. Đó cũng là một bài tập với mức cường độ nhẹ, giúp những cơ chuẩn bị tập luyện có  máu lưu thông nhiều hơn tới các cơ.
  • Uống đủ nước: sẽ giúp cơ thể điều chỉnh thân nhiệt, bôi trơn  khớp và tránh chuột rút, làm  giảm đau nhức cơ. Vì trong quá trình luyện tập sẽ  khiến cơ thể bị mất nước, không tập hết khả năng và thường dễ cảm thấy mệt, chóng mặt cùng những  dấu hiệu khác.
  • Nghỉ ngơi: giữa những bài tập của cùng một nhóm cơ cần có một thời gian thư giãn. Nếu cơ không được nghỉ ngơi sẽ có thể  gây tổn thương đến cơ bắp và gây  ảnh hưởng đến sự phát triển cơ.
  • Tập theo đúng kỹ thuật: luyện tập theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên để giúp tập đúng kỹ thuật và phòng tránh căng cơ cùng  các vấn đề về khớp.
  • Giãn cơ  khi kết thúc luyện tập: giúp làm tăng khả năng đàn hồi của cơ, đồng thời  còn giúp điều chỉnh lưu lượng máu từ cơ trở về tim.
  • Tránh luyện tập quá sức: tập luyện thể thao là một quá trình để những  cơ làm dần với cường độ. Nếu cố gắng tăng cường độ tập luyện hay là  tập quá sức, vượt ngoài khả năngcủa cơ thể sẽ  dễ dẫn đến chấn thương.

Căng cơ khi đá bóng

Căng cơ háng khi đá bóng cũng khá phổ biến. Trong hoạt động thể dục thể thao, chấn thương khớp háng có thể sẽ xảy ra ở cơ, gân và dây chằng. Mức độ tổn thương có thể được chia làm 3 mức độ:

  • Mức độ 1: Giãn cơ Là một dạng tổn thương nhẹ nhất, các dây chằng, gân, cơ chỉ bị kéo giãn do việc vận động quá mạnh. Số lượng bó sợi cơ bị đứt không nhiều (dưới 25%). Tại thời điểm gặp chấn thương thì  người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ. Vài phút sau, cảm giác đau giảm và tại vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ. Lúc này, dây chằng bị tổn thương bắt buộc bệnh nhân phải ngừng hoạt động, ngồi nghỉ ngơi; nếu tiếp tục vận động thì máu sẽ tụ lại nhiều và gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Mức độ  2: Rách cơ. Số lượng bó sợi cơ bị đứt chiếm trong khoảng 25-75%. Vết bầm xuất hiện nhiều tại những sợi cơ bị đứt. Người bệnh có thể sẽ  nghe tiếng “bựt” hay “rắc” tại chỗ bị thương và có cảm giác đau dữ dội, phải ngưng lại hoạt động hoàn toàn. Khớp háng có thể sẽ bị mất độ vững khi đứng dậy để đi lại.
  • Mức độ 3: Đứt cơ. Số lượng những bó sợi cơ bị đứt chiếm trên 75%, nhiều sợi bị đứt hoàn toàn làm cho máu bầm tụ nhiều ngày. Khớp háng bị sưng phù  trở nên lỏng lẻo, một số người có thể bị trật khớp không đi lại được.

Làm như thế nào khi bị đau khớp háng khi chơi thể thao?

Với một số người việc bị đau khớp háng khi chơi thể thao có thể không phải là một vấn đề đáng lo ngại, nhưng với một số người khác thì tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động hàng ngày và có thể gây ra sự gián đoạn giấc ngủ. Bạn có thể tham khảo với một số cách giải quyết như sau:

  • Đâu tiên, ngưng tập luyện, vận động vùng bị tổn thương ngay lập tức. Tại thời điểm gặp chấn thương khớp háng thì cần ngưng tập luyện ngay và  không nên vận động mạnh hoặc chơi lại ngay lúc đó. Thay vào đó, hãy tìm một cách để giảm triệu chứng, giúp tổn thương ổn định và góp phần làm tổn thương lành tốt.
  • Thứ hai, thực hiện chườm nhằm giảm đau
    Nguyên tắc khi chấn thương trong chơi thể thao là việc thực hiện chườm lạnh trước, sau đó mới tiếp tục thực hiện chườm nóng. Một số người thường có thể làm ngược nguyên tắc này  dẫn đến khu vực bị tổn thương trở nên nặng hơn. Bạn hãy  nhớ, kể từ thời điểm khớp háng bị đau thì cần phải chườm đá 3-4 lần/ngày trong vòng khoảng 24 – 72h tùy thuộc vào chấn thương nhẹ hay nặng. Dùng đá nhuyễn hay  nước đá trong túi nylon và bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương trong khoảng 10-15 phút, sau đó  nghỉ 30-45 phút thì chườm tiếp. Chú ý không nên chườm quá lâu để tránh bị phỏng lạnh.
    Sau đó, mới chuyển sang việc chườm nóng. Bạn có thể ngâm mình trong một bồn nước nóng hoặc là chườm với một túi nước nóng vừa phải để cho da không bị bỏng. Hoặc có thể chườm nóng bằng một số các nguyên liệu đơn giản như ngải cứu, muối, xương rồng, … Sau khi chườm nóng thì bạn có thể thực hiện liệu pháp massage với tinh dầu nhằmgiúp giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu.
  • Thứ ba, dùng nệm dành riêng cho người đau khớp háng
    Biện pháp dùng nệm này rất hữu ích cho giấc ngủ của bệnh nhân bởi tư thế ngủ không thoải mái cùng khả năng hỗ trợ hạn chế của vùng xương chậu thường gây những cơn đau ở hông và háng. Việc dùng một chiếc nệm chuyên dụng để hỗ trợ nâng đỡ cho những  vùng bụng, lưng, chân sẽ giúp điều chỉnh được tư thế của cơ thể và giảm cơn đau nhức ở khớp háng. Ngoài ra, việc sử dụng nệm nâng cao cơ thể còn góp phần giúp máu trở về tim tốt hơn, giúp làm giảm sưng và viêm tại khớp háng.
  • Thứ tư, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa
    Nếu chấn thương phần mềm thì bạn  có thể điều trị tại nhà. Còn với các chấn thương khớp và xương sau 24 – 72 giờ tổn thương mà không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm trọng thì bạn cần thiết phải gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ sử dùng những máy móc cần thiết giúp làm giảm đau trước cho bệnh nhân, sau đó mới bắt đầu kiểm tra mức độ để tìm hướng giải quyết tốt nhất.

Căng cơ nghỉ bao lâu

Căng cơ nhẹ tới trung bình sẽ tự khỏi sau khoảng một vài tuần, trong khi các trường hợp nặng có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Căng cơ chân. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.

Tác giả: DS Hoàng Hạnh

0929620660 0985226318 Zalo Facebook