Các tác nhân có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh rất thường gặp, có thể diễn tiến nặng tới loét, xuất huyết hoặc thậm chí là ung thư nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Để phòng bệnh hiệu quả, bạn cần tránh các tác nhân làm hỏng dạ dày.

1. Nguyên nhân và các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày

Lớp niêm mạc dạ dày mỏng hoặc bị suy yếu làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày. Các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày bao gồm:

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Mặc dù vi khuẩn Helicobacter pylori rất phổ biến trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số người bị nhiễm mới phát triển thành viêm dạ dày hoặc các bệnh lý tiêu hóa khác. Bệnh nhân bị viêm dạ dày thường do di truyền hoặc có liên quan đến các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, như hút thuốc lá và chế độ ăn uống.Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường, như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây ra viêm dạ dày cấp và mạn tính. Sử dụng thường xuyên hoặc quá nhiều các loại thuốc này có thể làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.Lớn tuổi: Lớp niêm mạc dạ dày mỏng dần theo thời gian, làm cho người lớn tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn. Đặc biệt, người lớn tuổi còn có nhiều khả năng bị nhiễm Helicobacter pylori hoặc các rối loạn tự miễn hơn người trẻ tuổi.Uống quá nhiều rượu: Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn, khiến dịch tiêu hoá dễ làm hỏng niêm mạc dạ dày. Do đó, việc sử dụng quá nhiều rượu bia dễ gây ra viêm dạ dày cấp tính.Stress: Các tình trạng bệnh lý như chấn thương, bỏng, nhiễm trùng nặng hoặc trải qua cuộc phẫu thuật lớn có thể là nguyên nhân khởi phát viêm dạ dày cấp tính.Dạ dày bị tấn công bởi chính cơ thể của bạn: Tình trạng này được gọi là viêm dạ dày tự miễn dịch, cơ thể bạn sản xuất kháng thể tấn công và tiêu diệt các tế bào tạo nên niêm mạc dạ dày, làm suy yếu hàng rào bảo vệ cơ quan này. Viêm dạ dày tự miễn thường gặp ở những người mắc các rối loạn tự miễn dịch khác, bao gồm bệnh Hashimoto và tiểu đường tuýp 1.Các tác nhân khác như: Sử dụng cocaine, hút thuốc lá, rối loạn tiêu hoá, nhiễm virus hoặc thiếu vitamin B12… cũng là những nguyên nhân gây hỏng niêm mạc dạ dày.

hỏng niêm mạc dạ dày

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những những tác nhân gây hỏng niêm mạc dạ dày.

2. Điều trị viêm dạ dày

Việc điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu viêm dạ dày do NSAID hoặc các loại thuốc khác thì nên tránh những tác nhân đó để làm giảm các triệu chứng. Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh như amoxicillin, metronidazol, levofloxacin…

Ngoài kháng sinh, một số loại thuốc khác được sử dụng để điều trị viêm dạ dày như:

Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào tạo ra axit trong dạ dày. Các thuốc ức chế bơm proton phổ biến bao gồm Omeprazole(Losec), Lansoprazole(Prevacid), Esomeprazole(Nexium), Rabeprazole (Pariet). Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài, đặc biệt là ở liều cao, có thể dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương, suy thận, sa sút trí tuệ và thiếu các chất dinh dưỡng.Thuốc giảm axit: Giúp làm giảm cơn đau do viêm dạ dày và cho phép niêm mạc dạ dày lành lại.Thuốc kháng axit: Có thể trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc kháng axit là có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón.Probiotics: Đã được chứng minh giúp bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa và chữa lành vết loét dạ dày.

3. Phòng ngừa viêm dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây truyền từ người sang người hoặc qua đường ăn uống. Do vậy, có thể phòng tránh viêm dạ dày bằng cách:

Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng.Ăn chín uống sôi sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.Giữ lối sống lành mạnh, hạn chế stress, tránh xa các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày như thuốc lá, rượu bia…

Viêm dạ dày rất thường gặp, bệnh có thể không nghiêm trọng và cải thiện nhanh chóng khi điều trị. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng phác đồ thì viêm dạ dày có thể chuyển thành mãn tính, loét và tăng nguy cơ ung thư. Việc tránh các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm dạ dày.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn

0929620660 0985226318 Zalo Facebook