Bột pha tiêm Suklocef – Công dụng, Liều dùng, Giá bán?
Thuốc bột pha tiêm Suklocef là sự phối hợp 2 kháng sinh Cefoperazon và Sulbactam với tỉ lệ 2:1, thuốc được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Nhằm giúp cho bệnh nhân hiểu đúng và dùng thuốc bột pha tiêm Suklocef một cách hiệu quả nhằm tránh tình trạng kháng thuốc, nhathuocaz.com.vn xin giới thiệu một số thông tin về thuốc bột pha tiêm Suklocef như Công dụng, liều dùng, giá bán?
Thông tin cơ bản về thuốc Suklocef
-
Thành phần chính: Cefopeprazon và Sulbactam
-
Nhà sản xuất: Klonal S.R.L – Argentina
-
Số dăng ký: VN-17304-13
-
Đóng gói: Hộp 1 lọ, 25 lọ, 100 lọ
-
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm
-
Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh
Thành phần của thuốc Suklocef
-
Mỗi lọ chứa: Cefoperazon 1g và Sulbactam 0,5g dưới dạng hỗn hợp bột vô khuẩn cefoperazon natri và sulbactam natri với tỷ lệ 2:1
Dược động học và dược lực học
Cefoperazon
Dược lực học
-
Kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 và chỉ sử dụng ở đường tiêm
-
Có tác dụng diệt khuẩn do tác dụng ức chế vách tế bào vi khuẩn
Dược động học
-
Thuốc không hấp thu qua đường tiêu hóa
-
Phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể
-
Thải trừ chủ yếu ở mật (70 – 75%) và nhanh chóng đạt được nồng độ cao trong mật. Lượng còn lại chủ yếu đào thải qua nước tiểu qua cơ chế lọc cầu thận
-
Qua hàng rào máu não tốt khi hàng rào máu não bị viêm
-
Thuốc qua nhau thai và sữa mẹ với nồng độ thấp
Sulbactam
Dược lực học
-
Thuốc thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam có tác dụng ức chế men beta-lactamase
Dược động học
-
Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đường tiêm. Phân bố nhanh vào máu và dịch cơ thể
-
Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu
Công dụng và chỉ định
Suklocef là kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp phổ rộng kết hợp với chất ức chế men chuyển hóa betalactamase, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm bao gồm:
-
Đường hô hấp trên và dưới
-
Nhiễm khuẩn da và mô mềm, xương khớp, thận và đường tiết niệu, đường mật
-
Viêm vùng chậu và nhiễm khuẩn trong sản phụ khoa
-
Viêm phúc mạc và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn huyết và bệnh lậu
Liều lượng và cách dùng
Liều dùng
Suklocef được chỉ định dùng đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch chậm
-
Người lớn: phần lớn các loại nhiễm khuẩn đáp ứng với liều từ 2 đến 4 g/ngày, chia thành 2 lần cách nhau 12 giờ, dùng trong 7 ngày. Trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể điều chỉnh liều tăng lên 6 – 16g, tiêm tĩnh mạch, chia liều thành 2 – 4 lần/ngày, dùng kéo dài trong 7 -14 ngày.
-
Trẻ em: Chưa có nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của thuốc ở trẻ em dưới 18 tuổi.
-
Người già: Không cần chỉnh liều
-
Suy thận: Không cần chỉnh liều vì Cefoperazon có thể thẩm tách nhẹ, khuyến cáo dùng thêm liều sau khi hoàn tất đợt thẩm tách.
-
Suy gan: Suy chức năng gan dẫn đến thời gian bán hủy trong huyết thanh kéo dài 2 – 4 lần. Do đó, cần xem xét giảm liều trong trường hợp suy chức năng gan. Đối với bệnh nhân suy gan kèm theo suy thận thì việc giảm liều là gần như bắt buộc. Liều không được vượt quá 1 -2 g/ngày, trừ khi nồng độ thuốc trong huyết thanh được theo dõi chặt chẽ thông qua các phép đo nồng độ thuốc trong máu.
-
Việc pha chế và sử dụng nên được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn theo quy định. Dung dịch thuốc còn lại không được sử dụng.
Cách sử dụng
-
Việc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hay truyền tĩnh mạch chậm nên được các bộ nhân viên y tế thực hiện theo hướng dẫn pha và tiêm truyền của thuốc Suklocef.
Chống chỉ định
-
Mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin và beta-lactam
Tương tác thuốc
-
Aminoglycosid: Khi dùng chung Aminoglycosid với cefoperazon có thể làm tăng độc tính trên thận
-
Sử dụng cùng với các thuốc kháng đông làm tăng nguy cơ chảy máu
-
Sử dụng chung với các thuốc lợi tiểu quai làm tăng độc tính trên thận
-
Không nên dùng chung với rượu từ 72h trở lên vì gây ra phản ứng disulfiram
Tác dụng phụ
Suklocef thường được dung nạp tốt. Đa số các trường hợp đều ít có xuất hiện tác dụng phụ và đa phần nhẹ, trung bình và được dung nạp khi tiếp tục điều trị:
-
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
-
Sốt, phát ban, mề đay
-
Buồn nôn và nôn
Thuốc Suklocef giá bao nhiêu
Thuốc Suklocef được bán tại các bệnh viện với nhà thuốc do chính sách giá khác nhau. Giá thuốc Suklocef có thể biến động tùy thuộc vào từng thời điểm.
Giá thuốc kê khai bán buôn của Suklocef tại Cục quản lý dược
Theo Ngân hàng dữ liệu Dược của Bộ Y tế giá kê khai bán buôn của thuốc Suklocef là 80.000đ/lọ. Các công ty Dược Việt Nam sẽ không được bán buôn cao hơn giá kê khai này.
Ngày kê khai
Đơn vị kê khai
Quy cách đóng gói
Giá kê khai
ĐVT
15/08/2017
Công ty cổ phần Pymepharco.
Hộp 25 lọ
₫80,000
Lọ
25/07/2014
Công ty cổ phần Dược phẩm Duy Tân
Hộp 1 lọ; hộp 25 lọ; hộp 100 lọ
₫80,000
Lọ
Giá trúng thầu của thuốc Suklocef ở Việt Nam bao nhiêu?
Theo kết quả trúng thầu của một số Sở Y tế thì giá trúng thầu của sản phẩm Suklocef tương đương với giá bán buôn kê khai.
Ngày quyết định
Bệnh viện / Sở y tế
Quy cách đóng gói
Đơn vị tính
Đơn giá
25/11/2019
SYT Long An
Hộp 25 lọ
Lọ
₫79,800
15/11/2019
SYT Nam Định
Hộp 1 lọ, hộp 25 lọ, hộp 100 lọ; Bột pha tiêm; Tiêm
lọ
₫78,940
01/11/2019
SYT Hà Giang
Bột pha tiêm, Hộp 1 lọ, hộp 25 lọ, hộp 100 lọ
Lọ
₫79,590
LH 0929 620 660 để được tư vấn Thuốc Suklocef giá bao nhiêu hoặc tham khảo tại Nhà thuốc AZ. Chúng tôi cam kết bán và tư vấn Thuốc nhập khẩu chính hãng, giá bán rẻ nhất.
Mua thuốc Suklocef ở đâu uy tín Hà Nội, HCM
Nếu bạn vẫn chưa biết mua thuốc Suklocef nhập khẩu chính hãng ở đâu uy tín. Chúng tôi xin giới thiệu các địa chỉ mua thuốc Suklocef uy tín:
-
Nhà thuốc AZ – 201 Phùng Hưng, Hữu Nghị, TP Hòa Bình
-
Quầy thuốc Lê Thị Hải – Ngã ba Xưa, Xuất Hóa, Lạc Sơn, Hòa Bình
-
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: 286 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cách liên hệ mua nhanh và chính xác thuốc Suklocef:
-
Bước 1: Gửi tin nhắn tên thuốc/ đơn thuốc qua Zalo, tin nhắn qua số 0929.620.660.
-
Bước 2: Gọi điện thoại số 0929.620.660 xác nhận để được xử lý nhanh.
-
Bước 3: Nhà thuốc AZ sẽ thông báo giá thành và phương thức vận chuyển tới quý khách.
Chúng tôi có chính sách vận chuyển thuốc toàn quốc, khách hàng nhận thuốc, kiểm tra thuốc rồi mới thanh toán tiền.
Nếu còn thắc mắc về bất cứ về thuốc Suklocef như: Thuốc Suklocef giá bao nhiêu tiền? Mua thuốc Suklocef ở đâu uy tín? Thuốc Suklocef xách tay chính hãng giá bao nhiêu? Thuốc Suklocef có tác dụng phụ là gì? Cách phân biệt Suklocef chính hãng và thuốc Suklocef giả? Vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách chính xác và tận tâm nhất. Nhà thuốc AZ xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết.
Tác giả: DS. Trần Hoàng