Bong gân là sự tổn thương các dây chằng nối các xương dưới tác động của các chấn thương cơ học (luyện tập thể dục thể thao quá mức, ngã…) với triệu chứng điển hình đau nhức, sưng, bầm tím tại vị trí tổn thương. Để hiểu rõ về các triệu chứng, biện pháp xử trí, cách phòng tránh bong gân, chúng ta cùng lần lượt tìm hiểu các mục dưới đây.
Thế nào là bong gân?
Bong gân là hiện tượng các dây chằng bị tổn thương (giãn, rách..) dưới tác động của các chấn thương cơ học (ngã, va đập mạnh, làm việc quá sức, nâng các vật trọng lượng lớn…). Gân (còn gọi là dây chằng) là phần cấu trúc màu trắng sáng kết nối giữa cơ bắp và xương. Khoảng 90 – 95% gân cấu tạo từ các nguyên bào sợi và khoảng 5 – 10% còn lại bao gồm mạch máu nuôi dưỡng, tế bào sụn và tế bào hoạt dịch.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bong gân là gì?
- Chấn thương khi luyện tập thể dục – thể thao
- Chấn thương trong quá trình lao động
- Ngã từ vị trí cao, tiếp đất bằng cổ tay hay bàn tay
- Đi hoặc chạy trên đường ghồ ghề, không bằng phẳng
…
Các yếu tố tăng nguy cơ gây bong gân là gì?
Bong gân có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên có một số yếu tố gia tăng nguy cơ xảy ra bong gân, đó là:
- Vận động viên thể dục – thể thao: Họ là những người thường xuyên luyện tập thi đấu với các bài luyện tập thể chất với cường độ cao. Do đó, các vận động viên rất dễ gặp phải các chấn thương, đặc biệt là các chấn thương ở vị trí cơ – xương – khớp, trong đó có bong gân
- Người mới bắt đầu chơi các môn thể dục – thể thao (cầu lông, bóng chuyền, đá bóng…): những người mới bắt đầu với một môn thể thao bất kì thường chưa có nhiều kinh nghiệm do đó họ có thể luyện tập sai kỹ thuật, có thể gặp phải các chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Những người bị bong gân có nguy cơ chấn thương lại so với những người chưa bao giờ bị
- Những người thừa cân, béo phì: béo phì làm gia tăng sức nặng lên các dây chằng, đó đó chúng có thể giãn ra quá mức hoặc bị đứt dưới các tác động khác của ngoại lực (chấn thương khi tham gia môn thể thao, sinh hoạt, lao động….)
- Môi trường xung quanh không thuận lợi (đường ghồ ghề, không bằng phẳng, thời tiết mưa ẩm…) khiến chúng ta dễ bị chấn thương khi chạy hay trong quá trình di chuyển.
Vị trí nào trên cơ thể hay xảy ra bong gân?
Bong gân có thể xảy ra tại tất cả các vị trí trên cơ thể, thường gặp nhất là bong gân cổ chân, gót chân và ít gặp hơn là bong gân ở cổ tay.
Phân biệt bong gân với căng cơ
Bong gân và căng cơ là tổn thương ở hệ cơ xương khớp rất hay gặp sau chấn thương trong luyện tập thể dục – thể thao, lao động quá sức,…Rất nhiều người nhầm lẫn căng cơ với bong gân do chúng có cùng nguyên nhân và một số triệu chứng của bệnh trên thực tế giống nhau.
Phân biệt bản chất của bong gân và căng cơ
- Bong gân: tổn thương các dây chằng, tổ chức khớp nối giữa các xương. Vị trí hay gặp nhất của bong gân: cổ chân, gót chân…
- Căng cơ: tình trạng căng giãn quá mức vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ bắp. Vị trí hay gặp của căng cơ: cơ vùng bụng, thắt lưng, cơ cổ chân, cổ tay…
Phân biệt bong gân và căng cơ theo triệu chứng
Bong gân: triệu chứng điển hình là đau nhức, sưng và bầm tím tại vị trí tổn thương: cổ chân, gót chân
Căng cơ: vùng bị căng cơ thường đau, sưng nhẹ, rất khó cử động hay bị chuột rút đau đớn.
Phân biệt bong gân với các tổn thương cơ – xương – khớp khác (gẫy xương, trật khớp…)
Bong gân có các triệu chứng biểu hiện khá giống với các bệnh lý về cơ – xương – khớp khác như đau, sưng, hạn chế vận động của người bệnh. Do đó, để phân biệt chúng, các bác sĩ tiến hành các test thử nghiệm, chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Phân loại bong gân?
Tùy vào mức độ tổn thương của gân (dây chằng), bong gân phân chia làm 3 mức độ
+ Mức độ nhẹ (dây chằng bị giãn): đau và sưng ở mức độ nhẹ tại vị trí khớp tổn thương, bệnh nhân vẫn có thể vận động khớp mức độ nhẹ nhàng
+ Mức độ nặng (dây chằng bị rách một phần): đau và sưng mức độ trung bình, xuất hiện các vết bầm tím tại chỗ. Cảm giác đau tăng lên nếu bệnh nhân vận động khớp.
+ Mức độ rất nặng (dây chằng bị đứt hoàn toàn): đau và sưng ở mức độ nặng, vết bầm tím không khu trú tại chỗ mà lan rộng, mất bền vững ở vị trí khớp tổn thương.
Các triệu chứng của bong gân
- Đau ở vị trí khớp bị tổn thương: Bệnh nhân cảm thấy đau nhói tại vị trí bị tổn thương. Đặc biệt, cảm giác đau có xu hướng gia tăng nếu vận động hoặc di chuyển.
- Sau đó (khoảng 1 giờ), vị trí có các dấu hiểu điển hình của phản ứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau, bầm tím)
+ Sưng: do các động mạch giãn rộng, tăng lưu lượng máu tới vùng gân để sửa chữa, làm lành các tổn thương. Mạch máu mang các yếu tố bảo vệ như: các tế bào máu như bạch cầu đa nhân trung tính thực bào các yếu tố gây bệnh, kháng thể kết hợp với kháng nguyên, …Lưu lượng máu tăng dẫn đến tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch, nước từ trong lòng mạch ra khoảng gian bào gây ra hiện tượng sưng và phù nề.
+ Nóng: Chuyển hóa trong điều kiện ái khí của các bạch cầu sinh nhiệt gây ra cảm giác nóng
+ Đỏ: Màu đỏ là do các tế bào hồng cầu xuyên qua lớp nội mô mao mạch đến vùng gân tổn thương.
+ Đau: dây chằng tổn thương kích thích thụ thể cảm giác gây đau.
Cách xử trí khi bong gân
Đối với bong gân mức độ 1 và 2 (khi dây chằng chưa bị đứt hoàn toàn) ta có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm các triệu chứng.
- Bất động vùng gân bị tổn thương bằng cách vùng băng vải hoặc băng thun ép vùng khớp bị bong gân để cố định khớp.
- Khi bị bong gân nên chườm lạnh ngay lập tức. Mục đích của chườm lạnh là giảm sưng (co mạch máu) và làm giảm đau (tê liệt tạm thời dây thần kinh cảm giác).
+ Đập đá lạnh thành những cục nhỏ cho vào một túi ni lông. Đặt túi ni – lông lên vị trí bị bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp vải hay khăn mỏng để tránh nước đá tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương gây bỏng lạnh.
+ Có thể chườm từ 4 – 8 lần mỗi ngày lên vị trí bong gân. Thời gian chườm lạnh mỗi lần kéo dài từ 10 – 15 phút.
- Nên để bệnh nhân ngồi yên tại chỗ, hạn chế di chuyển, vận động.
- Kê hoặc nâng cao vùng tổn thương khi nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ để giảm sưng và phù nề
- Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm thông thường
Thời gian để hồi phục sau chấn thương bong gân
+ Bong gân mức độ nhẹ (dây chằng bị giãn quá mức): bạn cần nghỉ ngơi từ 2 – 3 tuần
+ Bong gân mức độ trung bình (dây chằng bị rách một phần): bạn cần khoảng thời gian từ 3 – 6 tuần để điều trị
+Bong gân mức độ nặng (dây chằng bị đứt hoàn toàn): bạn có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị và thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng tùy vào khả năng hồi phục của mỗi người.
Những lưu ý khi xử trí bong gân
Bong gân nên chườm nóng hay chườm lạnh?
- Không chườm nóng vị trí bong gân: Chỉ dùng biện pháp chườm lạnh. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại tinh dầu, thuốc rượu, cồn, mật gấu để xoa bóp vùng gân tổn thương. Nếu làm như trên có thể làm tăng nguy cơ giãn mạch, chảy máu và phù nề nhiều hơn.
Trong trường hợp nào, bệnh nhân bị bong gân cần đưa đến bệnh viện?
Đa số các trường hợp bong gân có thể điều trị khỏi tại nhà. Tuy nhiên với tổn thương gân mức độ 3 (dây chằng bị đứt hoàn toàn) người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu nặng
- Bệnh nhân đau dữ dội ở vị trí bong gân
- Sau khoảng 2 – 3 ngày đầu sau khi chườm lạnh, các triệu chứng của bệnh (đau, sưng, nóng…) không thuyên giảm
- Nghe tiếng khục ở khớp và không thể cử động vùng khớp tổn thương
Những loại thuốc giảm đau, chống viêm nào có thể sử dụng khi bong gân?
- Paracetamol
- Thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDS: diclofenac, ibuprofen,…
Không sử dụng thuốc Aspirin do thuốc chống ức tập tiểu cầu làm tăng nguy cơ chảy máu.
Người bị bong gân nên ăn loại thực phẩm nào?
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học (cân bằng giữa 4 loại dưỡng chất: tinh bột – chất đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất) không chỉ giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ bong gân mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục những tổn thương tại vị trí khớp bong gân.
Người bị bong gân nên ăn các loại thực phẩm nào?
Thực phẩm giàu chất đạm (protein)
Protein là chất dinh dưỡng cấu trúc nên tế bào, các mô, cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, các loại protein: collagen, …là thành phần chủ yếu kiến tạo nên các cấu trúc dây chằng – xương – khớp. Vì vậy cần nên bổ sung thêm protein vào mỗi bữa ăn hàng ngày để tăng tái tạo các mô bị tổn thương. Các loại thực phẩm giàu protein như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, đậu phụ và các loại hạt.
Rau củ và hoa quả – nguồn vitamin C tự nhiên tốt cho sức khỏe
Vitamin C là chất chống oxy – hóa và chống viêm rất hiệu quả. Thực chất, bong gân là khởi động quá trình viêm ở vị trí khớp (sưng, nóng, đỏ, đau, bầm tím). Thay vì bổ sung vitamin bằng đường uống, có thể bổ sung vitamin C qua thực phẩm. Một số các loại rau, củ, quả giàu vitamin C như: trái cây họ cam quýt, ổi, chanh, rau xà lách, bông cải xanh và cà chua.
Canxi và vitamin D
+ Canxi là nguyên tố đóng vai trò quan trọng giúp cho xương chắc khỏe. Thiếu canxi có thể dẫn đến bệnh lý loãng xương. Loãng xương làm cho xương trở nên giòn và dễ gãy, tăng nguy cơ chấn thương. Các thực phẩm giàu Canxi bao gồm: các loại hải sản (tôm, cua, cá…), trứng, sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa.
+ Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu có vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Cơ thể có thể tự tổng hợp được vitamin D dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Bổ sung vitamin D tự nhiên bằng cách tắm nắng đúng cách. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng là lúc 9 h sáng hoặc sau 4 h chiều (khi ánh nắng không quá gay gắt), mỗi lần tắm nắng kéo dài khoảng 20 – 30 phút.
Thực phẩm giàu chất xơ
Trong quá trình hồi phục sau chấn thương, bạn phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn cũng như hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi các môn thể thao. Tuy nhiên nếu không xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học, bạn có thể rơi vào tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Đó cũng là lý do bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn, ngăn cản bạn ăn thêm “ bữa ăn phụ”. Điều này giúp bạn kiểm soát chế độ ăn uống cũng như kiểm soát cân nặng của bản thân. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu chất xơ thường bổ sung kèm theo các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Danh sách các loại thực phẩm giàu chất xơ:
+ Các loại quả (quả dâu tây, bơ, quả táo, mâm xôi…)
+ Các loại củ (cà rốt, củ cải đường…)
+ Các loại rau (bông cải xanh, actiso,…)
+ Các loại đậu (đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng,…)
Các biện pháp phòng chống bong gân
- Phòng chấn khi luyện tập thể dục – thể thao:
- Khởi động chân bằng bài tập nhẹ nhàng, hiệu quả; tập thể dục – thể thao đúng kỹ thuật ; có khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các bài luyện tập
- Phòng tránh khi lao động: nên mặc đồ bảo hộ khi lao động
- Khi thay đổi tư thế (quay người) cần thực hiện từ từ tránh đột ngột
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nguồn thực phẩm giàu Canxi, vitamin D và các loại khoáng chất khác
- Duy trì mức cân nặng “lý tưởng”, tránh thừa cân, béo phì.
Cách sơ cứu bong gân với căng cơ
Khi bạn bị bong gân hoặc căng cơ, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Nghỉ ngơi: hạn chế các cử động, vận động để tránh làm tổn thương thêm các dây chằng và cơ bắp.
- Chườm lạnh: khi gặp bong gân hay căng cơ cần chườm lạnh ngay lập tức. Mỗi ngày chườm 4 – 8 lần, mỗi lần chườm lạnh kéo dài từ 10 – 15 phút. Mục đích của chườm lạnh là giảm đau và giảm sưng.
- Nâng cao vùng tổn thương so với tim để giảm tình trạng sưng
Các loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp tốt nhất hiện nay
- Viên uống bổ sung Kirkland Glucosamine HCl 1500mg của Mỹ
- Thực phẩm bổ sung Glucosamine Orihiro 1500mg của Nhật Bản
- Viên uống tái tạo sụn khớp Jex Max
- Viên uống bổ sung Glucosamine của Blackmores của Úc
- Viên bổ sung canxi và CBP hỗ trợ tăng chiều cao DHC
- Viên xương khớp Khương Thảo Đan của Việt Nam
- Thuốc xương khớp Nhất Nhất của Việt Nam
- Viên uống xương khớp Firmax của Pháp
Bài viết trên đây của Nhà thuốc AZ xin cung cấp mốt số thông tin liên quan về bệnh Bong Gân, nếu còn thắc mắc gì liên hệ Hotline 0929.620.660 hoặc truy cập Wedsite: Nhathuocaz.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.
Nhà thuốc AZ xin trần thành cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết này.