Bong gân tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bong gân là một chấn thường gặp ở mọi lứa tuổi, khi các khớp chúng ta vận động quá mạnh hoặc sai cách trong sinh hoạt, lao động, đặc biệt là chơi thể thao.Tình trạng bong gân này gây không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bong gân có thể để lại những biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta.

Bong gân tay là gì?

Bong gân tay là chấn thương thường gặp khi giãn hoặc rách một hoặc nhiều dây chằng tay. Chấn thương bong gân ở tay là một trong những chấn thương khá phổ biến nhất tại các phòng khám và bệnh viện. Tỷ lệ bong gân ở tay ở phụ nữ cao hơn nam giới, và ở trẻ em và thanh thiếu niên cao hơn so với người lớn. Chấn thương bong gân ở tay có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào ở tay nhưng thường gặp nhất là: khuỷu tay, cổ tay, các ngón tay.

Bong gân khuỷu tay

Bong gân khuỷu tay là thường xảy ra khi khối cơ gấp hoặc khối cơ duỗi gây ra cử động quá tầm vận động thông thường, hoặc khi người bệnh bị kéo căng khuỷu tay quá mức gây giãn hoặc đứt dây chằng ở quanh khuỷu tay. Bong gân khuỷu tay có thể xảy ra cấp tính do lực chấn thương mạnh hoặc có thể xảy ra mạn tính do lam dụng dùng khuỷu tay trong các động tác lặp đi lặp lại như chơi Golf.

Điều trị bong gân khuỷu tay

Các phương pháp điều trị bong gân khuỷu tay có sẵn như mang nẹp, vật lý trị liệu, thuốc, hoặc phẫu thuật. Việc chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào:

-Vị trí đau

-Mức độ của các cơn đau nghiêm trọng

-Hoạt động của khuỷu tay

-Các bệnh mạn tính khác người bệnh đang mắc phải

-Tuổi tác, tình trạng sức khỏe, việc làm và thể thao của bạn.

Bong gân cổ tay

Bong gân cổ tay là chấn thương khá phổ biến. Bong gân cổ tay xảy ra khi cổ tay bị quá duỗi hoặc xoay bởi một lực lớn, như do ngã chống tay từ trên cao. Bong gân cổ tay có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng phức tạp tại khối xương tụ cốt của cổ tay. Cần lưu ý trường hợp gãy xương kín đáo có thể gây nhầm lẫn với bong gân khớp cổ tay như gãy xương thuyền điều trị không đầy đủ tạo thành khớp giả và gây ra đau mạn tính.

Tình trạng này yêu cầu một phẫu thuật để cải thiện tình trạng của bạn. Chẩn đoán và điều trị chấn thương ở cổ tay đúng cách là cần thiết để tránh các biến chứng lâu dài, bao gồm đau cổ tay mãn tính, cứng khớp và dẫn đến viêm khớp.

Điều trị bong gân cổ tay

Thông thường bong gân cổ tay sẽ không cần phải phẫu thuật đối với trường hợp bong gân cổ tay.

Ngoài việc điều trị bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, bác sĩ có thể sử dụng đeo nẹp để giúp cố định khớp.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện trong vòng khoảng 6 tuần, nên thăm khám bác sĩ để đánh giá lại tình trạng ở cổ tay cũng như thực hiện các liệu pháp bổ sung, như phẫu thuật.

Phẫu thuật có nhiều khả năng cần sử dụng đối với trường hợp rách dây chằng hoàn toàn. Chấn thương bong gân ở cổ tay này có thể gây mất ổn định cho cổ tay.

Bong gân ngón tay

Bong gân các ngón tay là do tác động bởi 1 ngoại lực lớn khiến ngón tay bị quá duỗi hoặc bị lệch về 1 phía. Lực tác động này làm các ngón tay căng hoặc rách dây chằng. Bong gân ngón tay là khá phổ biến với các môn thể thao dùng tay để thi đấu như bóng rổ, bóng chuyền. Nếu bạn chỉ cần tiếp bóng sai hoặc để bóng bay trượt qua các ngón tay đang duỗi căng có thể bị bong gân. Loại bong gân ở ngon tay này cũng hay gặp ở các môn võ thuật hoặc khi ngã chống tay xuống đất.

Điều trị bong gân ngon tay

Điều trị bong gân ngón tay là làm giảm đau, sưng và phù nề để người chơi thể thao nhanh chóng hồi phục.

Khi bị chấn thương cần: Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao tay.

Chườm đá các ngón tay bị bong gân từ 15-20 phút, chườm bốn lần mỗi ngày cho đến khi thấy đỡ sưng và đau.

Sử dụng thuốc chống viêm: medrol, aspirin hoặc các loại thuốc khác acetaminophen có thể làm giảm đau và giảm viêm.

Để giúp các ngón tay bị bong gân, sử dụng nẹp để băng cố định các ngón tay đó. Ngón tay cái bị bong gân cần cố định lâu hơn, đặc biệt là nếu một dây chằng có thể đã bị rách cần phải phải phẫu thuật để làm liền vết thương.

Khi các ngón tay bị bong gân và đi kèm trật khớp hoặc gãy xương có thể bị sưng tấy và làm giảm khả năng di chuyển, trong vài tuần hoặc hàng tháng. Nhưng nếu các ngón tay chỉ bị bong gân, 1-3 tuần các triệu chứng có thể biến mất.

Dấu hiệu bong gân tay

Bong gân tay có thể ở mức độ nghiêm trọng và được chia thành ba loại, từ nhẹ đến nặng bao gồm:

Độ 1 bong gân nhẹ: Xảy ra khi dây chằng ở tay bị kéo căng quá mức nhưng không bị rách.

Độ 2 bong gân trung bình: là trường hợp bị rách một phần dây chằng, làm hạn chế chức năng ở cổ tay hoặc bàn tay.

Độ 3 bong gân nghiêm trọng: Dây chằng đã bị rách hoàn toàn như có thể bị tách hoàn toàn ra khỏi xương hoặc kéo theo một mảnh xương.

Đối với trường hợp bong gân ở tay nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều trị y tế. Tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay cả khi trong trường hợp bong gân độ nhẹ để loại trừ các chấn thương khác cần được điều trị cụ thể.

Triệu chứng bong gân tay

Các triệu chứng bong gân ở tay rất đa dạng tùy vào mức độ của tổn thương, bao gồm:

Đau: là một dấu hiệu cơ thể thông báo rằng chúng đang gặp vấn đề. Nếu một cơn đau xuất hiện ngay sau khi người bệnh gặp phải chấn thương, đau dữ dội sau khi bị chấn thương và âm ỉ sau đó, đặc biệt đau tăng khi đứng tỳ chân, vận động khớp vào vùng khớp bị tổn thương thì có thể nghĩ đến bong gân

Sưng: là dấu hiệu khi bị bong gân, nhưng cũng cần thời gian khoảng vài giờ để biểu hiện rõ ràng, Vì vậy, đôi khi người bệnh chưa để ý đến chúng mà vẫn duy trì các hoạt động sau chấn thương khiến chấn thương càng nặng hơn.

Bầm tím: là dấu hiệu xuất hiện muộn nhất khi gân, cơ, dây chằng bị chấn thương và chảy máu bên trong. Qua thời gian, thoái hóa trong máu ngấm tới da và biểu hiện dấu hiệu bầm tím.

Giảm vận động tại khớp bị tổn thương: tất cả các triệu chứng đau, sưng khiến người bệnh không thể vận động khớp một cách tự nhiên như trước. Khoảng một ngày sau chấn thương, bệnh nhân sẽ tự cảm thấy cứng khớp, phải rất nhẹ nhàng mới vận động lại được.

Cách chẩn đoán

Thường ác bác sĩ chẩn đoán bong gân hoặc căng cơ bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng đau của bạn như gãy xương, khối u tiềm ẩn… Kĩ thuật thăm khám đặc biệt tùy vào từng khớp bị tổn thương có thể thực hiện như test ngăn kéo trước, Lachman test, test vẹo trong, vẹo ngoài khớp. Cthể yêu cầu chụp X-quang sẽ loại trừ được nguyên nhân do gãy xương, trừ một số trường hợp tổn thương xương nhỏ, khó chẩn đoán.

Nếu việc bác sĩ chụp X-quang không kết luận được, có thể yêu cầu một phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác là cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, có thể cung cấp cho bác sĩ chi tiết về xương, khớp và  những vết đứt tại dây chằng rất nhỏ hoặc mảnh mà X-quang không thể xác định được.

Tổng hợp tất cả các dữ liệu về bệnh, hoạt động, lao động, chơi thể thao, cơ chế chấn thương của người bệnh, phối hợp thêm các dữ liệu về chẩn đoán hình ảnh như X- quang, cắt lớp vi tính, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng và mức độ chấn thương bong gân của bệnh nhân, từ đó lên kế hoạch điều trị chi tiết.

Bong gân tay bao lâu thì khỏi

Bong gân tay bao lâu thì khỏi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ chấn thương, cách chăm sóc, giữ gìn và khả năng phục hồi của từng người bệnh.

Bong gân ở tay càng nghiêm trọng thì thời gian khỏi càng lâu. Với bong gân ở tay cấp độ 1, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 2 – 3 ngày mà không cần điều trị và chăm sóc y tế, tuy nhiên cần điều trị đúng cách tại nhà.

Bệnh nhân bong gân cấp độ này áp dụng điều trị theo nguyên tắc gồm: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó và đặt cao khu vực bị thương trên tim. Nếu đau và sưng nặng, có thể sử dụng các thuốc kháng viêm để giảm đau và giảm sưng: Và một số các thuốc giúp bổ sung canxi bảo vệ sương khớp như: Viên uống Firmax xương khớp và một số các thuốc khác…

Với cấp độ 2 lúc này không chỉ là giãn và rách nhẹ dây chằng như cấp độ 1 nên thời gian để phục hồi cũng lâu hơn. Thông thường nếu nẹp cố định tổn thương ở cổ tay, tránh vận động khiến dây chằng tổn thương nặng hơn, khó hồi phục thì thường là 7 – 10 ngày.

Nếu cấp độ 3 dây chằng đã bị rách nhiều, đôi khi đứt hoàn toàn nên cần chăm sóc và điều trị y tế tích cực. Trường hợp này cần phẫu thuật nối dây chằng, tạo hình dây chằng thì có thể phải bó bột để làm bất động khớp 1 tháng. Và cần hạn chế vận động mạnh để dây chằng phục hồi hoàn toàn. Các trường hợp có thể phục hồi không cần phẫu thuật thì khoảng 1 – 2 tháng mới khỏi.

Rất nhiều người cho rằng bong gân chỉ là một chấn thương nhỏ và sẽ tự khỏi mà không ảnh hưởng gì, không nghỉ ngơi chăm sóc tốt. Người bệnh không những lâu khỏi hơn mà nhiều trường hợp, bong gân càng trở nên nghiêm trọng, biến chứng viêm sưng tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động của xương khớp.

Vì vậy chấn thương này, cần nghiêm túc nghỉ ngơi, điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu càng tiến triển nặng hơn, không đáp ứng với điều trị thì cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám tại các bệnh viện và phòng khám gần nhất. Không ít người nhầm lẫn chấn thương gãy xương với đứt dây chằng, đến khi triệu chứng nghiêm trọng mới đi khám. Lúc này điều trị khó khăn hơn mà khả năng gây suy giảm một phần khả năng hoạt động của  các xương khớp là rất cao.

Cách phòng tránh bong gân tay

Mặc dù không thể tránh hoàn toàn tình trạng bong gân tay, tuy nhiên, có một số biện pháp có thể thực hiện để giảm nguy cơ bị bong gân như:

Khởi động kĩ trước khi hoạt động thể dục thể thao: Hãy dành thời gian cho cơ và khớp được làm nóng, căng giãn từ từ trước khi vận động mạnh.

Tránh các hoạt động thể thao có thể gây chấn thương.

Sử dụng cả hai tay để nâng và giữ các vật nặng.

Thực hiện an toàn trong lao động và trong sinh hoạt, tránh nguy cơ ngã khi phải làm các công việc cần có sự thăng bằng trên các độ cao.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bong gân ở tay bằng cách không nên đi bộ trên bề mặt trơn trượt và sử dụng thiết bị bảo vệ tay thích hợp khi tham gia các hoạt động vận động có thể làm tổn thương khớp.

Bong gân tay nên ăn gì?

Rau có lá xanh đậm

Có thể thấy các loại rau xanh đều tốt cho người bị bong gân, tuy nhiên các loại rau có lá xanh đậm như rau muống, rau ngót,… có nhiều chất chống oxy hóa là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng viêm ở người bị bong gân.

Thực phẩm giàu Protein

Trong quá trình duy trì và sửa chữa cơ bắp rất cần protein. Người bị bong gân nếu không sử dụng đủ thịt, cá, trứng… trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể khiến vết thương phục hồi chậm, đau nhức nhiều vị trí tổn thương.

Quả mọng

Dâu tây, việt quất, mâm xôi… là những quả mọng giàu vitamin C có công hiệu giúp cơ thể sản xuất protein, collagen liên kết tế bào xây dựng các mô liên kết. Ngoài ra, các loại quả mọng này còn tăng cường hệ miễn dịch để giảm thiểu tình trạng sưng viêm ở người bị bong gân.

Thực phẩm giàu magie và kali

Quá trình phục hồi cơ bắp, lưu thông máu rất cần các thực phẩm giàu magie và kali. Người bị bong gân giảm đau bằng cách ăn nhiều các thực phẩm như chuối, bơ, nước, rau xanh…

Ngoài ra, không nên sử dụng một số thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục như rượu bia, chất kích thích, thức ăn nhiều giàu mỡ…

Ngay sau khi có các chấn thương làm bong gân, nếu làm đúng cách để xử lý có thể khiến người bệnh giảm đau và hồi phục nhanh.

Chế độ ăn cho người bị bong gân
                 Chế độ ăn cho người bị bong gân

Bong gân tay kiêng ăn gì?

Thực phẩm làm tăng mỡ

Để máu lưu thông tốt và nhanh khỏi, người bị bong gân nên hạn chế các món ăn làm tăng mỡ máu như thịt mỡ, xúc xích, món chiên xào. Thay vào đó, hãy ăn các loại thức ăn giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa…và tang cường sử dụng nhiều rau củ quả để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm tình trạng viêm

Đồ ngọt

Các thực phẩm nhiều đường, có khả năng làm tăng lượng đường trong máu làm, giảm khả năng lưu thông của mạch máu. Vì vậy, khi bị bong gân người bệnh nên hạn chế các dạng kẹo ngọt, nước ngọt có gas…

Chất có cồn

Không nên dùng rượu bia khi đang bong gân để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Các chất kích thích như thuốc lá cũng khiến vết thương bị nhức nhiều hơn.

Cách xử lí khi bị bong gân chẩn

Khi bị bong gân người bệnh cần cần hạn chế vận động vị trí tổn thương. Sử dụng các phương pháp như: chườm lạnh, băng ép và nâng cao vùng bị bong gân. Chườm đá sẽ làm giảm, dịu cơn đau và hạn chế sưng phù.

Tuyệt đối người bị bong gân không được xoa bóp bằng dầu nóng, cao vì có thể làm giãn mạch máu và gây phù nề nhiều hơn. Người bệnh cần xem xét tình trạng bong gân nếu nghi ngờ dây chằng bị đứt hay đau nhiều, nên tìm đến các cơ sở uy tín để được các bác sĩ thăm khám để giảm thiểu nguy cơ sức khỏe.

Bài viết trên đây của Nhà thuốc AZ xin cung cấp mốt số thông tin liên quan về bệnh Bong gân tay, nếu còn thắc mắc gì liên hệ Hotline 0929.620.660 hoặc truy cập Wedsite: Nhathuocaz.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhà thuốc AZ xin trần thành cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết này.

 

0929620660 0985226318 Zalo Facebook