Bệnh mắt cá chân: Nguyên nhân hình thành và phương pháp điều trị

Bệnh mắt cá chân là một bệnh da liễu thường gặp ở độ tuổi trung niên có biểu hiện tổn thương hình mắt cá ở gan bàn chân. Bệnh mắt cá chân không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể gây đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Bệnh mắt cá chân. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.

Bệnh mắt cá chân là bệnh gì?

Bệnh mắt cá chân là sự tổn thương lớp sừng bên ngoài của da có hình dạng giống như mắt cá, thường gặp ở lòng bàn chân – vị trí thường xuyên cọ sát và tiếp xúc với giày dép như: mặt lòng của ngón chân thứ 5, cạnh bàn chân, gót chân, gò cái lòng bàn chân. Biểu hiện là trung tâm tròn chứa chất sừng, da xung quanh có viền dày sừng, màu vàng trong, ấn vào thì đau. Mắt cá có khi phẳng, có khi lồi lên khỏi mặt da, bề mặt láng hay có vảy. Mắt cá thường rất đau vì ở những vị trí dễ kích thích cọ sát. Mắt cá không lây lan nhưng có khả năng bị nhiễm trùng. Thông thường chỉ có 1-2 cái.

Bệnh mắt cá chân
Bệnh mắt cá chân

Bệnh mắt cá chân có đặc điểm gì?

Dưới đây là một số đặc điểm gợi ý bệnh mắt cá chân:

+ Xuất hiện tổn thương da có hình tròn như mắt cá ở lòng bàn chân; thông thường chỉ có từ 1 – 2 cái ở gan bàn chân

+ Viền ngoài dày hơn trung tâm tổn thương, có màu trắng trong

+ Mắt cá có bề mặt trơn láng hoặc có vảy; có khi phẳng hoặc lồi lên khỏi bề mặt da.

+ Đặc biệt khi dùng tay ấn vào vị trí mắt cá bệnh nhân cảm giác đau nhói như có gai đâm vào da thịt.

Nguyên nhân gây bệnh mắt cá chân là gì?

Nguyên nhân gây mắt cá chân chủ yếu là do người bệnh vô tình dẫm phải dị vật (như đầu gai nhọn), dị vật tiến sâu dần vào lớp da của bàn chân, hình thành trung tâm “nhân” mắt cá, tổ chức xung quanh dị vật dần dần bị xơ hóa, dần dần hình thành mắt cá.

Nguyên nhân gây bệnh mắt cá chân
Nguyên nhân gây bệnh mắt cá chân

Bệnh mắt cá chân có lây không?

Bệnh mắt cá chân hình thành là do dị vật ghim vào tổ chức da ở lòng bàn chân do người bệnh vô tình giẫm phải khi di chuyển hoặc trong quá trình lao động. Do đó, bệnh mắt cá chân không có tính chất lây lan từ người bệnh sang người lành.

Bệnh mắt cá chân có thể gây ra hậu quả gì?

Bệnh mắt cá chân nếu không được điều trị tận gốc rất dễ tái phái, gây đau đớn, khó khăn khi di chuyển ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, vị trí mắt cá chân là nơi lý tưởng thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây nhiễm trùng ngoài da.

Điều trị bệnh mắt cá chân

+ Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ hoàn toàn mắt cá chân.

+ Trước khi tiến hành tiểu phẫu, có thể sử dụng một số thuốc làm mềm da và gây bong vảy như thuốc mỡ salicylic 10%

+ Nếu mắt cá chân gây nhiễm trùng tại chỗ, sử dụng thuốc sát khuẩn vị trí tổn thương, có thể sử dụng thuốc kháng sinh đường uống nếu cần thiết.

Điều trị mắt cá chân bằng cách sử dụng miếng dán Plasters

Miếng dán Plasters được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Mediplantex – Việt Nam đã được chứng minh trên lâm sàng điều trị hiệu quả các bệnh lý về da liễu như: bệnh mắt cá chân, mụn cóc gây ra bởi virus HPV, mụn cơm,…Miếng dán Plasters có thành phần hoạt chất là Acid salicylic – chất có mặt hầu hết ở chất có trong hầu hết các loại sữa rửa mặt trị mụn hoặc kem trị mụn, nên rất lành tính và an toàn cho da. Đồng thời dạng miếng dán Plasters dùng đường ngoài da và chỉ tác động lên vùng có mụn cóc hay mắt cá chân nên miếng dán Plasters an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Thành phần hoạt chất của miếng dán Plasters trị mắt cá chân

Acid Salicylic, Phenol, các loại tá dược vừa đủ

  1. Tác dụng của miếng dán Plasters trị mắt cá chân
  • Acid salicylic: có tác dụng làm mềm và phá hủy lớp da đã bị sừng hóa
  • Phenol: có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, nấm ở vùng da tổn thương
  • Các loại tá dược: có vai trò giúp cân bằng sự hấp thụ acid salicylic và phenol, hạn chế làm tổn thương da, làm liền da, tái tạo da mới, hạn chế tối đa để lại sẹo.
  1. Chỉ định của miếng dán Plasters

Miếng dán Plasters được sử dụng để điều trị bệnh ngoài da như: bệnh mắt cá chân, mụn cóc, mụn cơm, chai chân,…

  1. Hướng dẫn sử dụng miếng dán Plasters trị mắt cá chân

+ Rửa sạch, lau khô vị trí bị mắt cá chân, vùng da sừng hóa (chai chân), vùng bị mụn cóc

+ Ngâm phần da tổn thương trong nước ấm ít nhất 5 phút, lau khô và dán miếng dán Plasters vào vùng da sừng hóa, mụn cóc, mụn hạt cơm, mắt cá chân.

+ Dán miếng dán Plasters vào vùng da tổn thương. Để ít nhất 12 -15 tiếng tùy độ to nhỏ của mụn hoặc độ dày của vùng da rồi gỡ bỏ miếng dán

  1. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng miếng dán Plaster

+ Thời điểm dán miếng dán Plaster tốt nhất là vào buổi tối, sau khi tắm.

+  Mỗi miếng dán Plasters chỉ sử dụng 1 lần duy nhất.

+ Với bệnh mắt cá chân, chai chân, sừng hoá: điều trị trong thời gian 2 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.

Điều trị mắt cá chân bằng tia laser CO2

Điều trị mắt cá chân bằng tia laser
Điều trị mắt cá chân bằng tia laser
  • Đốt mắt cá chân bằng tia laser là phương pháp sử dụng nguồn bức xạ điện từ (laser) tác dụng trực tiếp vào vị trí mắt cá ở lòng bàn chân nhằm đốt cháy lớp sừng bên ngoài da và làm tiêu biến nhân mắt cá một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Đốt mắt cá chân bằng tia laser để loại bỏ những nốt mắt cá có kích thước nhỏ dưới 1cm. Cách điều trị này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, ngăn ngừa khả năng bệnh mắt cá chân tái phát trở lại. Để đảm bảo cho quá trình điều trị và ngăn chặn sai sót có thể xảy ra, tốt nhất người bệnh nên tìm đến những địa chỉ uy tín có môi trường y tế đảm bảo, đội ngũ bác sĩ giỏi để thực hiện điều trị bệnh mắt cá chân bằng tia laser.
  • Sau khi thực hiện đốt mắt cá chân bằng tia laser, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị để vết thương hồi phục nhanh chóng.

Một số lưu ý sau khi thực hiện đốt mắt cá bằng tia laser

– Bệnh nhân phải uống thuốc và bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Bệnh nhân  không được tự ý bôi hoặc đắp thêm bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

– Tuyệt đối không dùng tay nặn, cậy lớp sừng trên da để tránh gây nhiễm trùng vết thương.

–  Vệ sinh vùng da đốt mắt cá sạch sẽ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

– Mắt cá, chai chân tuy không lây lan nhưng nếu điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không điều trị tại nhà mà cần phải thăm khám ở những địa chỉ chuyên khoa. Việc điều trị càng sớm sẽ giúp bệnh nhân hạn chế tác hại của bệnh và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Ưu điểm của điều trị mắt cá, chai chân bằng Laser CO2.

–  Hiệu quả điều trị mắt cá chân nhanh chóng, chỉ trong một liệu trình điều trị.

– Hạn chế khả năng xâm lấn, không làm tổn thương các mô khỏe mạnh lân cận.

–  Người bệnh không mất quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi làm liệu pháp.

Các phương pháp điều trị mắt cá chân tại nhà

Dưới đây là 5 phương pháp điều trị mắt cá chân tại nhà hiệu quả hiện nay.

  1. Điều trị mắt cá chân bằng ngâm nước muối
  • Lấy 2 thìa muối hòa với nước ấm ở nhiệt độ dưới 50 độ C. Sau đó ngâm trong nước trong thời gian khoảng 25 phút. Lưu ý để nước ấm ngập đến vị trí mắt cá chân của bạn.
  • Khoảng 10 phút đầu khi ngâm chân nước muối lớp da xung quanh nốt mắt cá chân bắt đầu cứng hơn trước, nốt mắt cá có dấu hiệu nhô dần lên, bạn sẽ cảm thấy hơi nhức. Sau đó da sẽ mềm mại hơn, bệnh nhân không còn cảm giác đau nhức, nốt mắt cá chân cũng bé dần tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho người bệnh.
  • Bạn sẽ thấy hiệu quả điều trị sau khi sử dụng cách chữa mắt cá chân bằng nước muối sau 1 tuần.
  1. Điều trị mắt cá chân bằng nhựa nha đam

Lô hội (còn gọi là nha đam) cũng là một thảo dược tốt có công dụng loại trừ mắt cá chân. Bạn có thể dùng lô hội để chữa mắt cá chân bằng cách: Bẻ một lá cây lô hội, nặn vài giọt chất nhựa trong suốt từ lá cây, bôi lên vùng da bị mắt cá chân. Làm thường xuyên mỗi ngày. Chất axit malic có trong nhựa cây lô hội có tác dụng làm “mài mòn” mắt cá chân.

Lô hội (nha đam) có tính mát, nhưng hiệu quả sẽ lâu, bạn phải làm thường xuyên kiên trì. Sử dụng lô hội điều trị mắt cá chân: dùng 2-3 lần mỗi ngày.

  1. Điều trị mắt cá chân bằng tinh chất vỏ bưởi

Vỏ bưởi có công dụng rất tốt trong điều trị mắt cá chân khi chúng mới mọc.

Chà xát vỏ bưởi lên vùng da bị mắt cá chân, làm hàng ngày, mỗi ngày 3 lần mỗi lần khoảng từ 15 đến 20 phút, mắt cá chân sẽ dần teo nhỏ lại, không còn khả năng lây lan.

  1. Điều trị mắt cá chân bằng giấm táo

Trước tiên, rửa sạch vùng da có mắt cá chân hoặc mụn cơm bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Nếu có thể, bạn có thể làm ẩm vùng da tổn thương trong khoảng thời gian 15 phút bằng bông thấm nước.

Tiếp theo, lau vùng bị mụn khô, ngâm một miếng bông vào nước giấm táo nguyên chất, vắt bớt nước và đắp vào vùng da cần điều trị. Dùng băng gạt cố định vị trí miếng bông vừa đắp vào vùng da bị mụn.

Để trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước mát. Làm 3 lần mỗi ngày, thời gian điều trị trong một vài ngày cho đến 1 tuần. Mắt cá chân và mụn cơm sẽ sạm màu dần, trở thành màu đen, sau đó khô thành lớp vảy và cuối cùng chúng sẽ tự khô và bong ra.

  1. Điều trị mắt cá chân bằng tinh dầu thầu dầu

Các loại tinh dầu tự nhiên hầu hết đều có tác dụng trị mụn hiệu quả. Trong đó, tinh dầu thầu dầu được chứng minh có tác dụng trị mắt cá chân hiệu quả, an toàn. Mỗi lần, các bạn chỉ cần lấy một vài muỗng dầu thầu dầu cho vào một cái chén nhỏ và dùng ngón tay chấm một ít dầu thầu dầu thoa lên vị trí có mắt cá chân. Nếu thực hiện ít nhất 2 lần một ngày sẽ cho đem lại hiệu quả điều trị: những vết mắt cá chân sẽ bị khô lại, dần biến mất trên da. Không những thế, sử dụng tinh dầu thầu dầu còn giúp làn da của bạn trở nên mềm mại hơn.

Phòng ngừa bệnh mắt cá chân

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh mắt cá chân

+ Giữ bàn chân của bạn luôn sạch sẽ và khô ráo.

+ Không đi chân trần khi di chuyển hoặc lao động để hạn chế tối đa nguy cơ nhẫm phải dị vật như đầu gai nhọn, đá dăm,….gây tổn thương da

+ Tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nên mang các loại dép để thông thoáng hơn.

+ Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm vớ (tất) hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày.

Phân biệt bệnh mắt cá chân với chai chân và mụn cóc ở lòng bàn chân

Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết bằng mắt thường để phân biệt mắt cá chân với chai chân và mụn cóc ở lòng bàn chân

  • Mắt cá chân: là tổn thương ngoài da xuất hiện ở lòng bàn chân có hình dạng như mắt cá, nổi lên trên bề mặt da bình thường màu trắng sáng, ở trung tâm có nhân. Khi di chuyển, mắt cá chân cọ sát với bề mặt giày dép gây đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân hình thành mắt cá chân là dị vật (gai nhọn) do người bệnh vô tình giẫm phải khi di chuyển hay trong quá trình lao động.
  • Chai chân: là tổn thương ngoài da hình thành do sự ma sát, tỳ đè kéo dài. Biểu hiện chai chân: đám da dày màu ngả vàng, hơi cộm lên, sờ cứng, không đau hoặc đau không đáng kể
  • Mụn cóc ở lòng bàn chân: mụn cóc hình thành là do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). Do đó mụn cóc có thể lây lan từ người bệnh sang người lành thông quá tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Đặc điểm của mụn cóc: tổn thương ngoài da hình tròn, bề mặt sần sùi, có chấm nhỏ màu đen hoặc trên bề mặt có nhiều sợi mảnh.

** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Bệnh mắt cá chân. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.

0929620660 0985226318 Zalo Facebook