Tăng tiểu cầu thứ phát có nguy hiểm không? Cần làm gì tốt?

Bệnh tăng tiểu cầu thứ phát thường liên quan đến các rối loạn hoặc bệnh lý nền như nhiễm trùng, thiếu máu hoặc ung thư. Để giảm nguy cơ và làm giảm mức độ nguy hiểm, việc điều trị tập trung vào nguyên nhân gây bệnh. Khi nguyên nhân được điều trị hiệu quả, tình trạng tiểu cầu thường tự giảm dần. Vậy bệnh này có nguy hiểm lắm không và cần làm gì khi mắc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi mắc tăng tiểu cầu thứ phát, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Anagrelide 0.5mg để giảm các biến chứng có thể xảy ra.

1. Bệnh tăng tiểu cầu thứ phát là gì?

Để hiểu rõ bệnh tăng tiểu cầu thứ phát có nguy hiểm không, trước tiên người bệnh cần tìm hiểu về bệnh lý này. Tăng tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu tăng cao bất thường, cụ thể khi số lượng tế bào tiểu cầu vượt quá 450,000 tế bào/mcL, trong khi ngưỡng bình thường là từ 150,000 đến 450,000 tế bào/mcL. Bệnh tăng tiểu cầu được chia thành hai loại: tiên phát và thứ phát. 

Tăng tiểu cầu thứ phát (reactive thrombocytosis) là tình trạng số lượng tiểu cầu tăng cao tạm thời, do các yếu tố như nhiễm trùng, chấn thương hoặc các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể được xác định qua quá trình thăm khám và xét nghiệm. Số lượng tiểu cầu ở người bệnh thường dưới 1,000,000 tiểu cầu/mcL. 

tăng tiểu cầu thứ phát là tình trạng tiểu cầu tăng cao

2. Bệnh tăng tiểu cầu thứ phát có nguy hiểm không?

Khi số lượng tiểu cầu tăng quá mức, có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng, trong đó phổ biến là tình trạng xuất huyết hoặc hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tiểu cầu là tế bào nhỏ trong máu có chức năng ngừng chảy máu, nếu số lượng tiểu cầu tăng quá cao, sẽ gây ra rủi ro cho sức khỏe.Do vậy, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh tăng tiểu cầu thứ phát có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn vận mạch não, dẫn đến các triệu chứng như giảm thị lực đột ngột, đau đầu, tê bì ngón tay và ngón chân.

Tăng tiểu cầu thứ phát gây rối loạn mạch máu não

Khác với loại còn lại, nguy cơ hình thành huyết khối hay xuất huyết gây nhồi máu cơ tim hay đột quỵ trong trường hợp tăng tiểu cầu thứ phát thường không cao, trừ khi có bệnh động mạch vành.

Tình trạng tăng tiểu cầu phản ứng thường lành tính, tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng này (như ung thư, nhiễm trùng, thiếu máu…) có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong hầu hết các trường hợp, biến chứng không phải do số lượng tiểu cầu tăng cao, mà do các rối loạn tiềm ẩn trong cơ thể không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này phát triển âm thầm mà không gây ra dấu hiệu bất thường. Do đó, việc duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ cao.

3. Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tăng tiểu cầu

Nguyên nhân gây tăng tiểu cầu thứ phát xuất phát từ:

  • Cơ thể tăng cường sản xuất tiểu cầu để phản ứng kịp thời với các vấn đề bất thường.
  • Quá trình tiêu hủy tiểu cầu bị gián đoạn do tổn thương hoặc bệnh lý.

Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Rối loạn máu
  • Ung thư
  • Suy thận
  • Viêm nhiễm, nhiễm trùng
  • Chấn thương
  • Phẫu thuật, đặc biệt là ở vùng bụng
  • Cắt bỏ lá lách do bệnh lý hoặc chấn thương
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Ngoài ra, đột biến gen thrombopoietin cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây tăng tiểu cầu phản ứng. Để xác định chính xác nguyên nhân, người bệnh cần đến bệnh viện để khám và thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

4. Phương pháp giảm biến chứng của tăng tiểu cầu thứ phát

Người bệnh cần lưu ý một số điều để bảo vệ sức khỏe và tối ưu hiệu quả điều trị:

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm soát các bệnh nền gây tăng tiểu cầu phản ứng, như thiếu máu, ung thư, rối loạn tạo máu…
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, và duy trì việc luyện tập thể chất thường xuyên.
  • Tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý để giảm nguy cơ thừa cân và béo phì.

Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm tình trạng tăng tiểu cầu thứ phát: 

Thuốc Anagrelide 0.5mg được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị tăng tiểu cầu thứ phát do rối loạn tủy, nhằm giảm số lượng tiểu cầu cao, giảm nguy cơ huyết khối và làm giảm các triệu chứng liên quan, bao gồm xuất huyết do huyết khối. Anagrelide được sản xuất bởi Hãng Mylan – Pháp. Thuốc này chủ yếu được sử dụng để điều trị tăng tiểu cầu thiết yếu (ET). Cơ chế hoạt động của Anagrelide là ức chế sự trưởng thành của megakaryocytes thành tiểu cầu. Mặc dù cơ chế chính xác chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng nó được biết đến là một chất ức chế mạnh của phosphodiesterase-III (IC50 = 36nM).

Để phát hiện sớm tình trạng tăng tiểu cầu và các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, mỗi người nên duy trì thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.

Tăng tiểu cầu thứ phát thường là tình trạng tạm thời và ít gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh lý nền gây ra tình trạng này như nhiễm trùng, thiếu máu, ung thưcó thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Để giảm nguy cơ, người bệnh cần duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị, thông báo kịp thời về các triệu chứng bất thường và thay đổi lối sống lành mạnh.