Thuốc Cefamandol 2g là thuốc gì, giá bao nhiêu mua ở đâu
Thuốc Cefamandol 2g là thuốc gì, giá bao nhiêu mua ở đâu
Thuốc Cefamandol 2g là thuốc gì, giá bao nhiêu mua ở đâu
Thuốc Cefamandol 2g là thuốc gì, giá bao nhiêu mua ở đâu

Thuốc Cefamandol 2g là thuốc gì, giá bao nhiêu mua ở đâu

Liên hệ
Chọn số lượng

Thuốc Cefamandol 2g là thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn có đúng không? Công dụng, liều dùng, chỉ định của thuốc Cefamandol 2g trong điều trị bệnh là gì? Thuốc Cefamandol 2g ngoài thị trường đang được bán với giá là bao nhiêu? Thuốc Cefamandol 2g mua ở đâu uy tín, chính hãng? Là những câu hỏi mà các bạn hay thắc mắc nhất.

Thuốc Cefamandol 2g là thuốc dùng để điều trị bệnh gì?

Thuốc Cefamandol 2g là thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, nhiễm khuẩn đường tiết niệu; viêm phúc mạc; Nhiễm trùng da và cấu trúc da; nhiễm trùng huyết; Nhiễm trùng cơ xương khớp. Cefamandol 2G còn điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp hiếu khí và kỵ khí trong điều trị phụ khoa, đường hô hấp dưới, da và cấu trúc da.

Thông tin của thuốc Cefamandol 2g là:

  • Thành phần chính có trong thuốc: Cefamandol
  • Hàm lượng: 2g
  • Dạng bào chế: thuốc được bào chế dưới dạng bột dùng để pha tiêm
  • Quy cách đóng gói: hộp chứa 10 lọ thuốc
  • Nhóm thuốc: thuốc thuộc nhóm điều trị nhiễn khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm
  • Công ty sản xuất thuốc: Công ty TNHH dược phẩm Glomed – VIỆT NAM
  • Công ty đăng ký thuốc: Công ty TNHH dược phẩm Glomed
  • Bảo quản: thuốc được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp môi trường, xa tầm tay của trẻ em.
Thuốc-Cefamandol-2g
Thuốc-Cefamandol-2g

Dược lực học của thuốc Cefamandol 2g là:

Hoạt chất Cefamandole là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2.

Dược động học của thuốc Cefamandol 2g là:

-Hấp thu: Hoạt chất Cefamandol nafat (muối natri của este formyl cefamandol) không được hấp thu đáng kể qua đường tiêu hóa và do đó phải được dùng dưới dạng tiêm, truyền. Hoạt chất Cefamandol nafat thủy phân nhanh chóng trong huyết tương để giải phóng hoạt chất cefamandol hoạt tính hơn.

– Phân bố: Khoảng 70% hoạt chất cefamandol gắn kết với protein huyết tương, phân bố rộng rãi trong các mô và hoạt dịch, dịch màng phổi. Thuốc khuếch tán vào dịch não tuỷ khi màng não bị viêm, nhưng không dự đoán được nồng độ. Hoạt chất Cefamandol đi vào sữa mẹ.

– Thải trừ: Thuốc được đào thải nhanh dưới dạng không đổi qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 80% liều dùng được bài tiết trong vòng 6 giờ ở người lớn có chức năng thận bình thường và đạt được nồng độ cao trong nước tiểu. Hoạt chất Cefamandol hiện diện trong mật và đạt nồng độ điều trị.

Chỉ định của thuốc Cefamandol 2g là:

Thuốc Cefamandol 2g được chỉ định điều trị các bệnh sau:

-Thuốc Cefamandol 2g được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

-Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi,

-Nhiễm trùng đường tiết niệu.

-Viêm phúc mạc.

-Nhiễm trùng huyết.

-Nhiễm trùng da và mô mềm.

-Nhiễm trùng xương và khớp.

-Nhiễm trùng vùng chậu không do lậu.

-Dự phòng nhiễm các loại vi khuẩn trong và sau phẫu thuật.

Cách dùng và liều dùng thuốc Cefamandol 2g:

Cách dùng:

Thuốc được dùng qua đường tiêm bắp sau hoặc tiêm tĩnh mạch. Kỹ thuật tiêm phải được thực hiện bởi các bác sỹ hoặc điều dưỡng có kỹ thuật. Không được tự ý dùng thuốc.

Liều dùng:

-Người lớn: Liều thông thường 500 mg đến 1 g, cứ 4-8 giờ một lần.

-Nhiễm trùng da và viêm phổi không biến chứng: 500 mg mỗi 6 giờ.

-Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 500 mg, cứ 8 giờ một lần.

-Nhiễm khuẩn tiết niệu nặng hơn, 1g, cứ 8 giờ một lần.

-Nhiễm khuẩn nặng: 1g, cứ 4-6 giờ một lần.

-Nhiễm trùng đe dọa tính mạng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn ít nhạy cảm hơn: 2g mỗi 4 giờ (12g/ngày).

– Trẻ em: liều dùng từ 50-100 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần, mỗi 4-8 giờ.

– Dự phòng trong phẫu thuật: Người lớn: liều dùng là 1g hoặc 2g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 0,5-1 giờ trước khi rạch da, sau đó 1g hoặc 2g mỗi 6 giờ trong 24-48 giờ.

– Trẻ em (từ 3 tháng tuổi trở lên): 50-100 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 0,5-1 giờ trước khi rạch vết mổ, sau đó tiêm 1g hoặc 2g cứ 6 giờ một lần trong 24-48 giờ.

-Bệnh nhân suy thận: Nên giảm liều dùng ở những bệnh nhân suy thận. Sau liều ban đầu 1-2g.

Chống chỉ định của thuốc Cefamandol 2g là:

Thuốc Cefamandol 2g chống chỉ định với những đối tượng sau:

Bệnh nhân quá mẫn hoặc dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin hoặc tiền sử dị ứng với Penicillin.

Tác dụng phụ của thuốc Cefamandol 2g là:

Thường xuyên

-Tim mạch: Viêm tắc tĩnh mạch khi tiêm vào tĩnh mạch ngoại vi.

-Toàn thân: Phản ứng đau và viêm khi tiêm bắp; phản ứng quá mẫn.

Ít phổ biến

-Hệ thần kinh trung ương: Nhiễm độc thần kinh, dị ứng Cephalosporin (sốc phản vệ)

-Máu: Thiếu máu tán huyết tron hệ miễn dịch, giảm bạch cầu trung tính đến mất bạch cầu hạt, tán huyết và chảy máu lâm sàng do rối loạn đông máu và chức năng tiểu cầu.

-Gan: Tăng nhẹ phosphatase kiềm trong huyết thanh và transaminase.

-Thận: Viêm thận kẽ cấp tính.

Ít khi gặp phải:

-Tiêu hóa: có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Dùng lâu dài có thể gây viêm đại tràng giả mạc.

-Thận: Suy thận, đặc biệt là suy giảm các chức năng thận trong quá trình điều trị.

Một số lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Cefamandol 2g là:

-Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefamandol 2g cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng. Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng, nên ngừng sử dụng thuốc Cefamandol 2g ngay lập tức.

-Thận trọng với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nên giảm liều ở những bệnh nhân này.

-Cũng như các kháng sinh khác, sử dụng Cefamandol kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật không nhạy cảm, do đó cần phải theo dõi bệnh nhân  liên tục.

-Viêm đại tràng giả mạc liên quan đến Clostridium difficile đã được báo cáo với Cefamandol, có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá chẩn đoán này ở những bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng Cefamandol.

-Phối hợp kháng sinh Cephalosporin và Aminoglycosid có thể làm tăng độc tính trên thận.

-Sản phẩm Cefamandol chứa 2,16 mmol (49,72 mg) natri trên 1g Cefamandol hoạt tính. Cần thận trọng khi dùng thuốc Cefamandol 2g cho bệnh nhân theo chế độ ăn có kiểm soát natri.

Lưu ý cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và phụ nữ đang cho con bú:

Sử dụng cho phụ nữ mang thai

-Vì tính an toàn của Cefamandol ở phụ nữ mang thai chưa được thiết lập nên không nên sử dụng thuốc Cefamandol 2g cho phụ nữ mang thai trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

Sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú bằng sữa mẹ

-Thuốc Cefamandol 2g được bài tiết qua sữa mẹ. Không dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú bằng sữa mẹ.

Tương tác của thuốc Cefamandol 2g là:

-Rượu: Không nên dùng đồng thời rượu với thuốc tiêm cefamandol vì cephalosporin này có chuỗi nhánh N – methylthiotetrazol, có thể ức chế enzym acetaldehyde dehydrogenase, dẫn đến tích tụ acetaldehyde trong máu. Các tác dụng giống như disulfiram như đau bụng hoặc co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, thở nông, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi hoặc đỏ bừng có thể xuất hiện sau khi uống rượu hoặc tiêm tĩnh mạch các dung dịch chứa cồn; Những tác dụng này thường xuất hiện trong vòng 15 đến 30 phút sau khi uống rượu và thường giảm dần dần trong vòng vài giờ. Bệnh nhân nên được khuyên không sử dụng rượu bia hoặc tiêm tĩnh mạch các dung dịch có chứa cồn trong khi dùng cefamandol và trong vài ngày sau khi ngừng thuốc.

-Hoạt chất Probenecid làm giảm bài tiết cefamandol ở ống thận, do đó làm tăng và kéo dài nồng độ co trong thuốc cefamandol trong huyết thanh, kéo dài thời gian bán thải và tăng nguy cơ nhiễm độc.

-Sử dụng đồng thời thuốc tan huyết khối với cefamandol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu do có sự hiện diện của N-methylthiotetrazol trên cefamandol. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, tình trạng dinh dưỡng kém và bệnh gan có thể là các yếu tố nguy cơ quan trọng hơn gây giảm prothrombin máu và chảy máu. Tất cả các cephalosporin đều có thể ức chế tổng hợp vitamin K bằng cách ức chế hệ vi sinh đường ruột. Nên sử dụng vitamin K dự phòng khi sử dụng cefamandol kéo dài ở bệnh nhân suy dinh dưỡng hoặc bệnh nặng. Có thể cần phải điều chỉnh liều thuốc chống đông máu trong và sau khi điều trị bằng cefamandol. Sử dụng đồng thời cefamandol với các thuốc làm tan huyết khối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nặng và vì vậy không nên sử dụng.

Thuốc Cefamandol 2g có tốt không?

Ưu điểm của thuốc Cefamandol 2g là:

-Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về kiểm nghiệm.

-Thuốc có tác dụng tốt với những trường hợp vi khuẩn mẫn cảm với thuốc.

-Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên tác dụng nhanh hơn các dạng bào chế khác, thích hợp dùng trong các trường hợp cấp cứu.

-Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cefamandol nafat có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân bị nhiễm trùng kỵ khí.

Nhược điểm của thuốc Cefamandol 2g là:

-Bệnh nhân có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

-Vì là dung dịch tiêm truyền nên với những trường hợp mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc, phản ứng thường xuất hiện nhanh hơn.

Giá của thuốc Cefamandol 2g là bao nhiêu?

Để mua được sản phẩm chính hãng, chúng tôi khuyến cáo mọi người nên đến trực tiếp các bệnh viện tuyến trên hoặc các nhà thuốc lớn. Tại đó, bệnh nhân sẽ được cung cấp thuốc Cefamandol 2g chất lượng. Tùy từng nơi bán mà giá thuốc Cefamandol 2g có thể chênh lệch nhau vài chục nghìn. Nhà thuốc AZ là 1 lựa chọn đáng tin cậy

Để biết thêm chi thông tin về giá thuốc Cefamandol 2g và các thuốc khác, vui lòng liên hệ số hotline của nhà thuốc chúng tôi là nhathuocaz số điện thoại 0923 283 003 để được tư vấn nhanh chóng. Chúng tôi cam kết bán thuốc Cefamandol 2g uy tín giá tốt nhất.

Thuốc-Cefamandol-2g-giá-bao-nhiêu
Thuốc-Cefamandol-2g-giá-bao-nhiêu

Thuốc Cefamandol 2g mua ở đâu Hà Nội?

*Cơ sở Hà Nội:

Cơ sở 1: Trung tâm Phân phối thuốc, số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 7 ngõ 58 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội địa chỉ tại đây
Cơ sở 3: Chung cư Ecogreen City, Số 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội địa chỉ tại đây

Thuốc Cefamandol 2g mua ở đâu tỉnh khác?

*Cơ sở Hòa Bình

Cơ sở 1: Số 201 Phùng Hưng, P Hữu Nghị, Tp Hòa Bình (Gần chợ Tân Thành) địa chỉ tại đây
Cơ sở 2: Ngã Ba Xưa, Xuất Hóa, Lạc Sơn, Hòa Bình (Hiệu thuốc Lê Thị Hải) địa chỉ tại đây
Cơ sở 3: Số 16 Phố Lốc Mới, TT Vụ Bản, Lạc Sơn, Hòa Bình (Cổng Bệnh viện huyện Lạc Sơn)

Thuốc Cefamandol 2g bệnh nhân có thể mua ở các tỉnh thành khác (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế,…) chúng tôi có chính sách vận chuyển toàn quốc, khách hàng nhận thuốc, kiểm tra thuốc rồi mới thanh toán tiền

Thuốc Cefamandol 2g mua ở đâu nhanh chóng và chính hãng?

Bước 1: Gửi tin nhắn tên thuốc/ đơn thuốc mà bạn cần mua qua Zalo, tin nhắn qua số 0929.620.660.

Bước 2: Gọi trực tiếp đến số điện thoại số 0929.620.660 xác nhận để được xử lý đơn thuốc của bạn một cách nhanh nhất.

Bước 3: Nhà thuốc AZ sẽ thông báo giá thành và phương thức vận chuyển cho bạn một cách rõ rành trước khi bạn quyết định mua thuốc Cefamandol 2g. Chúc bạn tìm được địa chỉ mua bán thuốc Cefamandol 2g giá thành hợp lý và chất lượng tốt nhất thị trường.

Thuốc-Cefamandol-2g-mua-ở-đâu
Thuốc-Cefamandol-2g-mua-ở-đâu

Viêm phúc mạc là gì, dấu hiệu nhận biết?

Viêm phúc mạc là một màng giống như tơ bao phủ quanh bên trong thành bụng và bao phủ các cơ quan trong ổ bụng – thường nhiễm trùng, nhiễm kuẩn do các loại vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Bệnh viêm phúc mạc có thể do vỡ (hoặc thủng) hoặc có thể là biến chứng của một tình trạng bệnh lý khác.

Viêm phúc mạc có nguy hiểm gì đến tính mạng không?

Viêm phúc mạc là một bệnh lý ngoại khoa rất nặng với tỷ lệ tử vong cao. Vì viêm phúc mạc là quá trình cuối cùng của quá trình nhiễm trùng trong ổ bụng nên khi có những biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị sớm nhất.

Triệu chứng của viêm phúc mạc là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phúc mạc bao gồm các triệu chứng sau:

-Đau bụng, đau phúc mạc;

-Chướng bụng, đầy hơi hay có thể nói là cảm giác căng tức vùng bụng;

-Sốt;

-Buồn nôn và ói mửa;

-Chán ăn;

-Bệnh tiêu chảy;

-Lượng nước tiểu giảm;

-Khát nước;

-Táo bón hoặc đại tiện ra máu;

-Mệt mỏi.

-Nếu bạn đang thẩm phân phúc mạc, các triệu chứng của bệnh viêm phúc mạc sẽ kèm theo:

-Dịch lọc bị vẩn đục;

-Xuất hiện các đốm trắng, sợi hoặc nốt sần (fibrin) trong dịch lọc.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh viêm phúc mạc bao gồm:

-Màng lọc bụng. Viêm phúc mạc thường gặp ở những người đang thẩm phân phúc mạc.

-Những căn bệnh khác. Các tình trạng sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm phúc mạc: Xơ gan, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, loét dạ dày tá tràng, viêm túi thừa và viêm tụy.

-Tiền sử viêm phúc mạc. Nếu bạn đã từng bị viêm phúc mạc trước đây, bạn có nhiều khả năng bị lại hơn những người chưa từng bị.

Cảm ơn các bạn đã qyan tâm đến bài viết của nhà thuốc AZ, Nhà thuốc AZ kính chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe.

Nhathuocaz.com.vn bán và tư vấn thuốc kê đơn tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện nhiệt đới….

Sản phẩm liên quan