Đau bụng là một triệu chứng không điển hình, phổ biến của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tính chất các cơn đau bụng cũng có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Do đó, việc chẩn đoán đau bụng và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp luôn là thách thức đối với bác sĩ.
1. Đặc điểm cơn đau bụng cấp
Đau bụng cấp: là một trong những dạng đau bụng, cơn đau bụng thường xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 2 tuần. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng nguy hiểm cần được xử trí kịp thời, bên cạnh đó đau bụng cũng có thể là do rối loạn tiêu hóa. Chiếm khoảng 80% các trường hợp đau bụng có liên quan đến bệnh lý tiêu hóa (dạ dày, ruột, gan mật, tụy, ..). Tuy nhiên, những bệnh lý ngoài đường tiêu hóa gây đau bụng cấp nguy hiểm cũng có thể gặp như: cơn đau quặn thận do sỏi, thai ngoài tử cung vỡ gây choáng, bóc tách động mạch chủ ngực – bụng, nhồi máu cơ tim thành dưới, ..
Những cơ chế chính gây ra cơn đau bụng bao gồm:
Hiện tượng viêm: Màng bụng bị tổn thương hoặc bị kích thích. Nguyên nhân do viêm một cơ quan trong ổ bụng như: viêm ruột thừa, viêm túi thừa,…Tại một số cơ quan bị co thắt, căng chướng hoặc kéo giãn như: tắc mật, tắc ruột, căng bao gan trong viêm gan,…Do một cơ quan mất nguồn cung cấp máu: Do xoắn một cơ quan nào đó hoặc thiếu máu vì bị tắc mạch do huyết khối.
Ngoài ra, đau bụng cũng có thể xảy ra không rõ nguyên nhân và được gọi là đau chức năng, thường là do yếu tố thần kinh như đau bụng gặp trong bệnh hội chứng ruột kích thích.
2.Chẩn đoán cơn đau bụng
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau bụng, bác sĩ cần khai thác đặc điểm của cơn đau từ người bệnh. Hướng chẩn đoán cơn đau bụng bao gồm:
Kiểu khởi phát cơn đau: Từ từ hay đột ngột. Thời gian đau: Cơn đau diễn ra trong bao lâu và xảy ra từ bao giờ,…Vị trí cơn đau: Bên phải hay bên trái rốn, phía trên hoặc phía dưới rốn, hay toàn bộ vùng bụng. Mức độ cơn đau: Tính theo thang điểm đau từ 1-10 điểm. Trong đó 1 điểm là nhẹ nhất và 10 điểm là cơn đau nặng nhất từ trước đến nay. Tính chất cơn đau: Đau âm ỉ, đau dữ dội, đau quặn từng cơn hay đau từng cơn trên nền đau âm ỉ,…Hướng lan của cơn đau: Cơn đau có thể lan đến những vị trí khác trên cơ thể. Yếu tố làm cơn đau tăng lên hoặc thuyên giảm: Nằm im, cử động, hay ăn uống,…Các triệu chứng kèm theo như: Sốt, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, tiểu khó, tiểu máu,…
Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung
3.Vì sao chẩn đoán đau bụng là thách thức với bác sĩ?
Chẩn đoán đau bụng luôn là thách thức đối với bác sĩ, bởi vì đau bụng là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh không điển hình. Hơn nữa, trong ổ bụng có rất nhiều cơ quan, những cơ quan này có thể nằm gần nhau cho nên biểu hiện đau cũng gần giống nhau. Vì thế việc chẩn đoán chính xác đòi hỏi bác sĩ cần phải có kỹ năng thăm khám, kết hợp với việc am hiểu và sử dụng đúng các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Một số trường hợp khó chẩn đoán, phải tiến hành nội soi hoặc phẫu thuật vào ổ bụng mới chẩn đoán chính xác được.
Ví dụ đối với trường hợp bị viêm ruột thừa có biểu hiện triệu chứng đau thường gặp nhất ở 1/4 bụng dưới bên phải. Tuy nhiên, cơn đau tại vùng bụng 1/4 trên bên phải có thể do: Ruột thừa nằm dưới gan. Ruột thừa sau manh tràng: Đau ở hông lưng phải.Ruột thừa nằm ở tiểu khung: Đau ở bụng dưới. Ruột thừa dài có đầu ruột thừa thay đổi vị trí bất thường: Đau ở giữa bụng.
Siêu âm đau bụng 1⁄4 dưới phải do viêm ruột thừa
Mặt khác, biểu hiện đau ở bụng 1/4 dưới phải có thể không do viêm ruột thừa mà do những nguyên nhân khác như:
Viêm manh tràng Viêm hồi tràng Viêm túi thừa vùng manh tràng Viêm túi thừa ruột non Viêm hạch mạc treo ruột Xoắn bờm mở trong ổ bụng Viêm nhiễm vùng vòi dẫn trứng,…
Một số nguyên nhân dẫn tới việc khó chẩn đoán cơn đau bụng như:
Những bệnh nhân lớn tuổi và người dùng thuốc corticoid có thể có ít hoặc không đau bụng khi bị viêm, ví dụ như viêm túi mật và viêm túi thừa. Do người già có ít triệu chứng, dấu hiệu của viêm và sử dụng thuốc corticoid làm giảm viêm. Kết quả xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh không cho ra kết quả bất thường. Dẫn tới việc chẩn đoán sai lệch do lạm dụng các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng .Bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng giống một bệnh khác như: triệu chứng viêm ruột thừa điển hình có thể nhầm với bệnh viêm túi thừa manh tràng. Các đặc điểm, tính chất của cơn đau bụng có thể bị thay đổi như: đau bụng do viêm tụy cấp khởi đầu thường khu trú ở vùng trên rốn, nhưng sau đó cơn đau có thể lan ra khắp ổ bụng.
Những người dùng thuốc corticoid có thể có ít hoặc không đau bụng khi bị viêm
Vì vậy, để việc chẩn đoán đau bụng được chính xác, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong việc:
Mô tả chi tiết và đầy đủ những biểu hiện mà bản thân cảm nhận được hiện tại. Báo tiền sử bệnh trong quá khứ: Bao gồm tiền sử bệnh của bản thân và những người trong gia đình. Hợp tác đầy đủ và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ khi khám bệnh. Khi có những biểu hiện bất thường trong quá trình theo dõi bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ. Khi có những thắc mắc, cần hỏi ý kiến của nhân viên y tế, không tự ý làm hay nghe lời khuyên của người khác.
Tóm lại, đau bụng là một triệu chứng không điển hình thường gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Việc chẩn đoán và phân biệt các cơn đau bụng có chỉ định cấp cứu ngoại khoa với những cơn đau bụng thông thường luôn là thách thức đối với bác sĩ. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định và mô tả cơn đau cũng như thông báo các tiền sử bệnh lý trong quá khứ, để bác sĩ chẩn đoán được chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn