Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở đối tượng nào? Dấu hiệu nhận biết

Ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu và thường diễn biến âm thầm, có thể chỉ cần theo dõi tích cực. Vì vậy, nhiều người có thể không biết mình mắc bệnh. Vậy những ai là đối tượng dễ mắc căn bệnh ung thư này? Biết được điều này sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và tránh rủi ro. Hãy xem ngay bài viết này của Nhà Thuốc AZ để có được thông tin hữu ích về ung thư tuyến tiền liệt.

1. Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở đối tượng nào?

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ hai được chẩn đoán ở nam giới và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ năm trên toàn thế giới. Bất kỳ người đàn ông nào sinh ra với tuyến tiền liệt đều có nguy cơ mắc ung thư này, nhưng có những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những nhóm đối tượng nhất định.

Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh này có liên quan chặt chẽ đến độ tuổi, trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nam giới lớn tuổi (> 65 tuổi). Nam giới người gốc Phi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất và mắc loại ung thư tuyến tiền liệt nặng hơn so với những người khác. Ngoài ra, nam giới trong những gia đình có tiền sử mắc ung thư có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do yếu tố di truyền.

Như vậy, bất cứ ai là nam giới đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm: những nam giới lớn tuổi, thường từ 50 tuổi và càng về già sẽ càng có nguy cơ mắc cao; những người gốc Phi, và những người có người thân trong gia đình mắc ung thư.

Bất cứ ai là nam giới đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Bất cứ ai là nam giới đều có nguy cơ mắc bệnh

2. Các yếu tố cụ thể làm tăng khả năng mắc bệnh

2.1. Chủng tộc/dân tộc

Loại ung thư này thường xuyên gặp ở nam giới gốc Phi hơn và những người mắc bệnh thường trẻ hơn so với tuổi trung bình của thế giới. Cụ thể, họ có thể mắc ung thư này trước 50 tuổi, thậm chí là trước 40 tuổi.

2.2. Lịch sử gia đình

Ung thư tuyến tiền liệt dường như có ở một số gia đình, điều này cho thấy rằng có thể có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ung thư này  xảy ra ở nam giới không có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Có cha hoặc anh trai mắc bệnh sẽ làm tăng gấp hai đến ba lần nguy cơ mắc bệnh này ở nam giới. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều ở những người đàn ông có nhiều người thân bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu người thân bị bệnh ung thư khi còn trẻ tuổi.

2.3. Tuổi cao dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Căn bệnh này hiếm gặp ở nam giới dưới 40 tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng nhanh sau tuổi 50. Khoảng 6 trong 10 ca mắc bệnh được phát hiện ở nam giới trên 65 tuổi. 

Nam giới trên 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
Nam giới trên 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

2.4. Những thay đổi gen di truyền

Một số biến thể hoặc đột biến gen được di truyền từ cha mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Mặc dù chúng có thể chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các trường hợp mắc bệnh nhưng vẫn là nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở nam giới.

Ngoài những yếu tố trên thì các vấn đề khác cũng có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng mắc bệnh, bao gồm:

  • Nam giới béo phì có dễ mắc bệnh hơn
  • Những người uống nhiều sữa, chế phẩm từ sữa cũng có thể mắc loại ung thư này cao hơn.
  • Người đã thắt ống dẫn tinh
  • Những đối tượng hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với hóa chất
  • Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt
  • Người bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu…

3. Dấu hiệu nhận biết/triệu chứng phổ biến

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu hiếm khi gây ra triệu chứng. Nhưng có thể nhận biết  qua một số dấu hiệu khi bệnh tiến triển.

Triệu chứng tiết niệu

  • Nhu cầu đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu hoặc nhịn tiểu
  • Dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng
  • Đi tiểu đau hoặc rát
  • Tiểu máu (có máu trong nước tiểu)
Triệu chứng về tiết niệu thường là dấu hiệu nhận biết bệnh đã tiến triển
Triệu chứng về tiết niệu thường là dấu hiệu nhận biết bệnh đã tiến triển

Triệu chứng cương cứng và xuất tinh

  • Khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng
  • Xuất tinh đau đớn
  • Máu trong tinh dịch
  • Giảm thể tích xuất tinh (mặc dù tình trạng mất nước, chế độ ăn uống và tần suất xuất tinh có nhiều khả năng ảnh hưởng đến thể tích chất lỏng hơn ung thư tuyến tiền liệt)

Triệu chứng ở chi dưới

  • Đau hoặc cứng thường xuyên ở lưng dưới, hông hoặc đùi trên
  • Sưng ở các chi dưới
  • Nếu bệnh nhân bị đau xương và sưng ở các chi dưới, đặc biệt là khi kèm theo rối loạn tiết niệu, cương cứng hoặc xuất tinh, thì đây có thể là triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển.

Với việc chẩn đoán và điều trị sớm, ung thư tuyến tiền liệt thường có khả năng chữa khỏi cao. Nhiều người được chẩn đoán khi ung thư chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt vẫn sống bình thường, không có ung thư trong nhiều năm sau khi điều trị. Tuy nhiên, đối với một số ít người, căn bệnh này có thể trở nên hung dữ và lan nhanh sang các bộ phận khác của cơ thể. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh này nhưng không thể tránh khỏi việc phải kết hợp với các loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc thường thấy trong quá trình điều bị bệnh có thể kể đến như: Abirapro Glenmark Ấn, abiraheet 250mg,…Hiện tại Nhà Thuốc AZ là đơn vị cung cấp đầy đủ các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ hoặc đến ngay các cửa hàng của Nhà Thuốc AZ để được tư vấn.