Ung thư tiền liệt tuyến: Triệu chứng và các phương pháp điều trị

Ung thư tiền liệt tuyến (tên tiếng anh: Prostate cancer) hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt là một dạng phát triển ở tuyến tiền liệt ở nam giới. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gây tử vong đứng hàng thứ hai chỉ sau viêm phổi. Căn bệnh ung thư này tiến triển âm thầm, tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khối u ác tính có thể di căn vào xương và các hạch bạch huyết, gây đau đớn, đi tiểu khó khăn, đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hệ sinh dục của nam giới.

Tuyến tiền liệt nằm ở đâu? Nó có chức năng gì với cơ thể?

Theo vị trí giải phẫu, tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước nhỏ chỉ có ở nam giới. Nó nằm ở dưới bàng quang, bao bọc quanh niệu đạo sau (niệu đạo: đường dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang). Tuy có kích thước nhỏ, tuyến tiền liệt đóng vai trò quan trọng đối với nam giới. Tuyến tiền liệt có hai chức năng chính: tiết ra chất dịch trong tinh dịch và co bóp, kiểm soát dòng nước tiểu ra khỏi bàng quang. Do đó, rối loạn chức năng của tuyến tiền liệt gây ra rối loạn chức năng của hệ sinh dục (ảnh hưởng chức năng sinh lý ở nam giới) và rối loạn sự bài tiết nước tiểu (chức năng của hệ tiết niệu).

Ung thư tiền liệt tuyến là gì?

Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới, biểu hiện ở sự phát triển bất thường của các tế bào, mô trong tuyến tiền liệt ở nam giới. Chúng phân chia mất kiểm soát và xâm lấn vào vị trí khác trong cơ thể (di căn vào xương và hạch bạch huyết). Căn bệnh này gây đau đớn cho bệnh nhân, bệnh nhân gặp khó khăn khi đi tiểu. Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của nam giới, điển hình là rối loạn cương dương.

Ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến

 

Nguyên nhân của ung thư tuyến tiền liệt

Cho đến hiện tại, các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ khởi phát ung thư có mối quan hệ mật thiết với gen của người bệnh cũng như chế độ sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư tiền liệt tuyến?

+ Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh: Theo thống kê của bộ y tế, Căn bệnh này thường xảy ra ở nam giới ở sau 50 tuổi.

+ Nam giới mắc bệnh thừa cân, béo phì

+ Người có tiền sử gia đình: người thân từng mắc

+ Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: thường xuyên ăn thức ăn nhanh, ăn đồ chiên rán có chứa nhiều dầu mỡ có hại…

+ Nam giới thường xuyên sử dụng các chất kích thích: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia

+ Người tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại: làm việc tại các hầm mỏ, cơ sở luyện kim, cơ khí,…

+ Người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư so với người bình thường.

Dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt

Các bệnh ung thư nói chung và ung thư tiền liệt tuyến nói riêng thường tiến triển âm thầm, các triệu chứng ở giai đoạn tiền ung thư thường không rõ ràng. Bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng và thường đến bệnh viện khi đã tiến triển và xuất hiện di căn. Dưới đây là một số dấu hiệu chỉ điểm là:

+ Tiểu đêm: bệnh nhân mắc ung thư thường tiểu nhiều vào ban đêm. Do đó, nếu bạn đi tiểu đêm trên 2 lần hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị.

+ Tiểu tiện khó khăn: tiểu tiện khó khăn là hiện tượng có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi được hoặc đang đi tiểu thì dừng lại đột ngột. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khối u tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu quản, ngăn cản quá trình dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo ra ngoài.

+ Tiểu rắt: bệnh nhân có cảm giác buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần thường ít

+ Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch

+ Rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến quá trình giao hợp ở nam giới

  • Dấu hiệu của ung thư tiền liệt tuyến khi bệnh ở giai đoạn tiến triển

+ Bệnh nhân cảm thấy đau ở lưng, hông, đùi thường xuyên, cơn đau lan tỏa tới xương: đây là một dấu hiệu phổ biến, thường xuất hiện ở 20 – 40% bệnh nhân mắc ung thư.

+ Bệnh nhân mắc táo bón mãn tính và các vấn đề về đường ruột khác

+ Suy giảm chức năng sinh lý nam giới

+ Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân nhanh

Các dấu hiệu thường không điển hình, do đó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,…Do đó cân dựa trên các xét nghiệm khác để xác định chính xác ung thư.

Biến chứng của ung thư tiền liệt tuyến

Ở giai đoạn muộn, khi khối u ác tính đã di căn, bệnh nhân sẽ có biểu hiện ở các cơ quan khác như

+ Khối u di căn vào xương: đau xương, gãy xương,…

+ Di căn cột sống, chèn ép dây thần kinh ở tủy: yếu chi dưới, liệt nửa người…

+ Bệnh nhân suy kiệt toàn thân.

Các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư này thường trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn I (ung thư giai đoạn đầu): tế bào ung thư chỉ phát triển ở tuyến tiền liệt, kích thước của tuyến tiền liệt không thay đổi đáng kể so với mức bình thường.

Giai đoạn II: Tế bào ung thư vẫn ở tuyến tiền liệt nhưng đã phát triển, kích thước tuyến tiền liệt phình lớn hơn bình thường. Ở giai đoạn này có thể phát hiện sớm Căn bệnh ung thư này bằng các phương pháp xét nghiệm PSA và thăm khám trực tràng.

Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã lây lan sang các cơ quan bên cạnh tuyến tiền liệt như túi tính, niệu đạo, bàng quang, trực tràng…

Giai đoạn IV (ung thư giai đoạn cuối): tế bào ung thư di căn vào xương và các hạch bạch huyết, xâm lấn vào cơ quan ở vị trí xa như gan, phổi, tim…

Giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến
Giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến

 

Triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến

Triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến
Triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến

 

Triệu chứng lâm sàng

Có hai lý do chính khiến cho bệnh nhân phải đi khám bệnh:

+ Rối loạn bài tiết nước tiểu: tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu, khó khăn khi đi tiểu, tiểu ra máu…

+ Khi xuất hiện triệu chứng của khối u đã di căn: đau xương, xuất tinh ra máu, phù nề chi dưới, mệt mỏi, gầy sút cân nhanh…

Triệu chứng cận lâm sàng

Dưới đây là các phương pháp được ứng dụng trong thực tế để chẩn đoán:

+ Thăm khám trực tràng: Do tuyến tiền liệt nằm phía trên trực tràng do đó bằng cách thực hiện thăm khám trực tràng, bác sĩ có thể xác định tuyến tiền liệt có kích thước lớn hơn bình thường hay không. Thăm khám trực tràng là phương pháp chẩn đoán đơn giản, chi phí thấp tuy nhiên độ chính xác  không cao.

+ Xét nghiệm PSA: PSA là một kháng nguyên đặc hiệu nằm trên tuyến tiền liệt ở nam giới. Kết quả PSA cao có thể liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay xét nghiệm PSA là phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất để xác định các giai đoạn của ung thư cũng như mức độ tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm PSA là phương pháp hữu ích để tầm soát tuyến tiền liệt.  Theo các nghiên cứu mới nhất hiện nay, PSA có thể dự báo ung thư trước 25 – 30 năm!

+ Siêu âm để xác định kích thước của tuyến tiền liệt bình thường hay lớn bất thường.

+ Sinh thiết tuyến tiền liệt

+ phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh: chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính, X quang xương,…là phương pháp xác định các giai đoạn tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt

Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến

Khai thác thông tin bệnh nhân

Thông qua phần khai thác thông tin bệnh nhân, bác sĩ có thể xác định người bệnh có nằm trong các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư tiền liệt tuyến hay không

+ Ung thư tiền liệt tuyến thường gặp ở nam giới phổ biến ở độ tuổi sau 50

+ Người có tiền sử gia đình : người thân đã từng mắc tiền liệt tuyến

+ Người mắc bệnh lý về tiền liệt tuyến: viêm tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến…

Sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến có thể điều trị khỏi nếu được điều trị kịp thời. Sàng lọc tiền liệt tuyến để xác định bệnh nhân có mắc hay không hoặc phát hiện ở giai đoạn sớm để có phương hướng điều trị kịp thời.

Các phương pháp sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến hiện nay:

+ Chụp cắt lớp vi tính vùng trực tràng

+ Xét nghiệm máu PSA
+ Siêu âm vùng trực tràng

+ Sinh thiết ung thư tiền liệt tuyến

Điều trị ung thư tiền liệt tuyến

Điều trị bằng phẫu thuật

– Nguyên tắc điều trị: Cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, túi tinh và bóng của ống dẫn tinh

– Cách thức tiến hành:

+ Phẫu thuật nội soi: nội soi ổ bụng  hoặc có sự hỗ trợ của ROBOT

+ Phẫu thuật mở cắt toàn bộ tuyến tiền liệt: qua đường tầng sinh môn hoặc qua đường sau xương mu

Phương pháp xạ trị

  • Nguyên tắc: Xạ trị là phương pháp dùng các tia bức xạ hoặc hạt có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư
  • Đối tượng áp dụng:

+ phương pháp đầu tiên điều trị cho người mắc giai đoạn đầu: khối u chỉ phát triển ở tuyến tiền liệt và chưa di căn

+ xạ trị kết hợp với liệu pháp hormone điều trị ung thư đã di căn vào mô lân cận: túi tinh, niệu đạo, bàng quang…

+ điều trị cho bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật nhưng bệnh vẫn tái phát

Liệu pháp hormon

  • Nguyên tắc: Liệu pháp hormon còn gọi là liệu pháp kháng androgen là một nhóm các phương pháp điều trị để làm giảm nồng độ hoocmon sinh dục nam trong máu, ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. Các androgen (testosteron, dihydrotestosterone) – hoocmon sinh dục nam là tác nhân kích thích sự nhân lên của các tế bào khối u. Do đó, làm giảm nồng độ androgen góp phần ngăn cản quá trình phát triển.
  • Đối tượng áp dụng:

+ không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư bằng phẫu thuật hay xạ trị

+ Tế bào ung thư phát triển trở lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị

  • Cách tiến hành:

+ Cắt bỏ tinh hoàn: tinh hoàn là cơ quan sinh sản ở nam giới có vai trò tạo ra tinh trùng và sản sinh ra hoocmon testosterone ở nam giới

+ Sử dụng chất chủ vận LHRH: LHRH là tên viết tắt của một loại hoocmon có tác dụng giải phóng hoocmon luteinizing. Sử dụng chất chủ vận LHRH làm giảm nồng độ testosterone do tinh hoàn tạo ra. Chất chủ vận LHRH được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm hoặc cấy ghép dưới da.

+ Sử dụng chất đối kháng LHRH: chất đối kháng LHRH có tác dụng tương tự với chất chủ vận LHRH, tuy nhiên nó có khả năng làm giảm nồng độ testosterone nhanh hơn, ít gây ra tác dụng phụ hơn so với chất chủ vận LHRH

+ Chất ức chế enzym CYP17: thuốc tiêu biểu trong nhóm này là Abiraterone (tên biệt dược: Zytiga)

Chất chủ vận LHRH và chất đối kháng LHRH đều có chung tác dụng làm giảm nồng độ testosterone do tinh hoàn tiết ra, tuy nhiên một số tế bào khác trong cơ thể, trong đó có tế bào tuyến tiền liệt có khả năng sản sinh testosterone, do đó có thể kích thích tế bào phát triển. Abiraterone (tên biệt dược: Zytiga) ức chế enzym CYP17, ức chế sự sản sinh testosterone ở các tế bào tinh hoàn, tế bào tiền liệt tuyến, vỏ thượng thận…

+ Thuốc kháng androgen hoạt động: bicalutamide (Casodex), nilutamide (Nilandron) và flutamide (Eulexin).

Phương pháp hóa trị

  • Phương pháp hóa trị: đưa thuốc kháng tế ung thư vào cơ thể bệnh nhân bằng đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch. Các loại thuốc này tiêu diệt các tế bào ung thư, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào bình thường gây các tác dụng phụ nghiêm trọng cho bệnh nhân. Do đó, chỉ sử dụng phương pháp hóa trị khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối (ung thư di căn toàn cơ thể)

Điều trị tại đích

Điều trị tại đích là phương pháp mới điều trị tiền liệt tuyến, trong đó sử dụng các thuốc tác động tới gen hoặc các protein chuyên biệt trên tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Do đó, điều trị tại đích có ít tác dụng phụ rất nhiều so với phương pháp hóa trị.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp sử dụng các loại thuốc để kích thích hệ thống miễn dịch của chính người bệnh, từ đó giúp cơ thể nhận biết và “chiến đấu” với các tế bào ung thư hiệu quả hơn.

Thuốc điều trị ung thư tiền liệt tuyến phổ biến hiện nay

  1. Thuốc sử dụng trong liệu pháp hormon (liệu pháp kháng androgen)

+ Chất chủ vận LHRH: Goserelin (Zoladex), Leuprolide (Lupron, Eligard), Triptorelin (Trelstar)

+ Chất đối kháng LHRH: Abarelix (Planexis), Degarelix (Firmagon)

+ chất ức chế enzym CYP17: Abiraterone (tên biệt dược: Zytiga)

+ Thuốc kháng androgen hoạt động: bicalutamide (Casodex), nilutamide (Nilandron) và flutamide (Eulexin)

  1. Các thuốc sử dụng trong phương pháp hóa trị

+ Docetaxel (Tên biệt dược: Daxotel, Esolat, Tadocel…)

+ Cabazitaxel (Tên biệt dược: Jevtana)

+ Mitoxantrone (Tên biệt dược: Novantrone)

  1. Điều trị tại đích

Olaparib (Lynparza)

  1. Liệu pháp miễn dịch

Sipuleucel-T (Provenge) là một loại vắc-xin ung thư tiền liệt tuyến đã được sử dụng trên lâm sàng.

Cách phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và chế độ sinh hoạt điều độ

+ Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều giàu mỡ; ăn ít thịt đỏ và bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn

+ Nên từ bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn

  • Tập thể dục – thể thao, nâng cao thể trạng
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng để tầm soát, phát hiện sớm tiền liệt tuyến đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư (nam giới sau 50 tuổi)

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến xảy ra ở đối tượng nào?

Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới, thường gặp ở đối tượng trên 50 tuổi.

Ung thư tiền liệt tuyến có nguy hiểm hay không?

Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh lý nguy hiểm thường diễn biến âm thầm, do đó triệu chứng ở giai đoạn tiền ung thư thường không rõ ràng nên bệnh nhân thường không chú ý. Theo thống kê, ung thư tiền liệt tuyến thường được phát hiện ở giai đoạn 3 và 4 – khi ung thư đã di căn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ung thư tiền liệt tuyến có chữa được không?

Ở giai đoạn đầu, khi khối u ác tính khu trú ở tuyến tiền liệt, có thể sử dụng các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khối u vẫn có thể tái phát trở lại. Nếu sau 5 năm ung thư tiền liệt tuyến không tái phát thì bệnh được coi như điều trị thành công.

Ở giai đoạn cuối của bệnh khi ung thư đã di căn, tỉ lệ chữa khỏi bệnh tương đối thấp và điều trị chủ yếu làm chậm tiến triển của khối u và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Ung thư tiền liệt tuyến có di truyền hay không?

Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định chính xác căn nguyên gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, có mối quan hệ chặt chẽ giữa ung thư tiền liệt tuyến và bộ gen của bệnh nhân. Gen (hay còn  gọi AND) được bảo tồn từ thế hệ cha mẹ cho con cái. Do đó, nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư tiền liệt thì các thành viên cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người bình thường.

Ung thư tiền liệt tuyến có lây truyền không?

Có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến: như gen, lối sống…Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định: ung thư tiền liệt tuyến không có tính chất lây lan.

Người mắc ung thư tiền liệt tuyến nên ăn gì?

+ Các loại cá chứa nhiều omega – 3, các acid béo như: cá hồi, cá thu,..vào bữa ăn cho bệnh nhân

+ Bổ sung các loại ngũ cốc vào thực đơn: đậu phộng, đỗ đen, hạt mè đen…

+ Các loại trái cây, rau củ nhiều vitamin C: cam, bưởi, cà chua, súp lơ…

+ Uống nước trà xanh tươi mỗi ngày

Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Ung thư tiền liệt tuyến. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.