Thông tin về bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới ngày càng có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân. Bệnh không biểu hiện rõ ràng ngay mà dần dần tích tụ đến khi trở nặng bệnh nhân mới phát hiện, gây nguy hiểm cho người bệnh.

1. Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là gì?

Tĩnh mạch là mạch máu có chức năng dẫn máu từ các cơ quan quay trở lại tim. Tĩnh mạch chi dưới khi bị tác động sẽ làm suy giảm chức năng dẫn máu về tim gây ra các tổn thương hay còn được gọi là bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.

Tùy vào độ tổn thương của tĩnh mạch mà ta có thể phân chia bệnh thành hai nhóm: viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu.

Viêm tĩnh mạch nông: thường không nghiêm trọng, tình trạng viêm nhiễm ngay gần bề mặt của da, bệnh hình thành chủ yếu là do các tác động bên ngoài như đặt ống thông để truyền dịch hay truyền thuốc.., Bệnh có thể tự thuyên giảm khi dừng tác động mà không cần điều trị.Viêm tĩnh mạch sâu: Đây là tình trạng viêm nhiễm sâu và lan rộng hơn trên bề mặt da, cũng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu không được chữa trị kịp thời. Viêm tĩnh mạch sâu thường xuất hiện các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, có nguy cơ di chuyển về phổi dẫn đến thuyên tắc phổi gây hậu quả nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời.

viêm tĩnh mạch

Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

2. Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?

Đối với viêm tắc tĩnh mạch nông sẽ không xảy ra các biến chứng nếu được chữa trị kịp thời. Nhưng nếu để chậm trễ thì tình trạng viêm tắc vô trùng sẽ chuyển sang nhiễm trùng và lan sang xung quanh, gây nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

Đối với viêm tắc tĩnh mạch sâu, ngoài những viêm nhiễm gây tổn thương còn hình thành cục máu đông nếu chạy lên phổi sẽ làm tắc phổi, nhồi máu phổi gây nguy cơ tử vong. Khi bệnh nhân bị viêm tắc tĩnh mạch sâu cần đi khám và chữa trị ngay lập tức, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

3. Làm sao để nhận biết được bệnh viêm tĩnh mạch chi dưới?

Dấu hiệu nhận biết viêm tĩnh mạch chi dưới dù nông hay sâu người bệnh đều cảm thấy cảm giác đau trong vùng bị tổn thương. Vùng tĩnh mạch bị tổn thương sẽ nổi lên như giun bò, nóng đỏ, khi sờ vào có cảm giác đau.

Bệnh chia ra thành ba thời kỳ:

Thời kỳ đầu: Các chi bị tổn thương có hiện tượng tê lạnh, đau cách hồi

Thời kỳ tiếp theo: Mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng ngón chân, tay có hiện tượng tím đen, người bệnh đau không chịu được

Thời kỳ cuối: Nơi bị tổn thương có hiện tượng sưng to, chảy nước vàng hoặc máu mủ

Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện triệu chứng toàn thân đối với người mắc viêm tĩnh mạch chi dưới sâu là âm ỉ sốt, mệt mỏi, hay hồi hộp, khó thở. Nếu khối huyết di chuyển đến phổi gây ho ra máu, tắc phổi, nhồi máu phổi…

Ho ra máu

Huyết khối tĩnh mạch di chuyển tới phổi dẫn đến hiện tượng ho ra máu

4. Ai dễ bị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới?

Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có thể xảy đến với tất cả mọi người ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên một số nhóm người sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường:

Người cao tuổi, đặc biệt là người trên 60 tuổi

Nhóm người thừa cân, béo phì

Người uống nhiều rượu và hút thuốc lá thường xuyên

Phụ nữ đang mang thai

Bệnh nhân ung thư và đang điều trị ung thư

Người lười vận động hoặc không vận động trong một thời gian dài

Người có tiền sử bị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc rối loạn đông máu.

5. Cách điều trị viêm tĩnh mạch chi dưới

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng các pháp đồ điều trị viêm tĩnh mạch chi dưới khác nhau như:

Điều trị viêm tĩnh mạch nông: Tháo ống thông tĩnh mạch, dùng kháng sinh nếu bị nhiễm trùng, hoặc chườm ấm

Điều trị viêm tĩnh mạch sâu: Dùng thuốc chống đông máu, thuốc tiêu huyết khối, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông, đặt ống lọc vào mạch máu khi không dùng được thuốc chống đông…

Nhóm thuốc triclabendazole

Tình trạng bệnh nhẹ có thể sử dụng thuốc chống đống máu để điều trị

6. Cách phòng chống bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và tập luyện. Mọi người nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều. Đối với các nhân viên văn phòng hoặc người có công việc thời gian ngồi một chỗ lâu nên giải lao vài phút để thư giãn chân tay, vận động để lưu thông máu. Mọi người nên ăn nhiều rau củ quả, tập thể dục hằng ngày, có chế độ ăn uống lành mạnh. Lưu ý không dùng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá…

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn