Tiêu chảy ra phân màu đỏ có thể khiến bạn giật mình lo sợ rằng đó có thể là máu. Trên thực tế, có một số lý do khiến phân có màu đỏ mà không phải do máu. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lí do khiến bạn bị tiêu chảy ra phân màu đỏ.
1. Tổng quan về màu sắc phân khi bạn bị tiêu chảy
Khi đi vệ sinh, bạn sẽ thấy phân của mình có màu nâu hoặc màu vàng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiêu chảy và thấy phân của mình có màu đỏ, bạn có thể sẽ thắc mắc tại sao và bạn cần phải làm gì.
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:
Đi ngoài ra phân lỏng ba lần trở lên mỗi ngày.
Chuột rút, đau như co cứng ở bụng.
Đau bụng.
Mệt mỏi.
Chóng mặt do mất nước.
Sốt.
Màu sắc của phân khi bạn bị tiêu chảy có thể được sử dụng để giúp xác định nguyên nhân khiến màu sắc phân thay đổi. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về những lý do có thể khiến bạn bị tiêu chảy ra phân màu đỏ và những bước bạn nên làm nếu gặp phải triệu chứng này.
2. Nguyên nhân khiến phân có màu đỏ khi bị tiêu chảy
Tiêu chảy thường do mầm bệnh gây ra, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn. Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy ở người lớn là do virus norovirus. Việc sử dụng kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy bởi vì thuốc kháng sinh phá vỡ vi khuẩn trong niêm mạc dạ dày.
Có khá nhiều lý do khiến bạn bị tiêu chảy ra màu đỏ nhưng một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn những nguyên nhân khác.
2.1. Rotavirus
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy do virus rota là tiêu chảy đỏ. Đôi khi nó được gọi là bọ dạ dày hoặc cúm dạ dày. Rotavirus là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng của tiêu chảy do virus rota tương tự như các triệu chứng của bệnh thông thường và có thể bao gồm: Sốt.Nôn mửa.Đau bụng.Tiêu chảy ra nước trong ba đến bảy ngày.
Rotavirus là một trong những nguyên nhân gây phân có màu đỏ khi bị tiêu chảy
2.2. Xuất huyết dạ dày
Trong một số trường hợp, chảy máu trong hệ tiêu hóa có thể là nguyên nhân khiến phân của bạn có màu đỏ. Chảy máu trong hệ tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Táo bón.
Viêm túi thừa.
Bệnh trĩ.
Bệnh viêm ruột.
Nhiễm trùng đường ruột.
Viêm loét dạ dày.
Máu từ hệ tiêu hóa có thể có màu sẫm hơn hoặc gần như đen. Máu từ hậu môn thường có màu đỏ tươi.
2.3. Nhiễm khuẩn E. coli
Vi khuẩn này gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm cả phân đỏ. Bạn có thể bị nhiễm khuẩn E.coli khi ăn thịt bò nấu chưa chín, uống sữa tươi hoặc ăn thức ăn bị nhiễm phân động vật. Thông thường, phải mất vài ngày sau khi bị nhiễm thì các triệu chứng mới xuất hiện.
2.4. Rò hậu môn
Tình trạng viêm có thể gây ra những vết rách ở vùng da xung quanh hậu môn. Vết rách ở hậu môn có thể dẫn đến một lượng nhỏ máu trong phân. Thông thường, phân đỏ do nguyên nhân này sẽ không đậm màu như các nguyên nhân khác. Lí do gây ra vết rách có thể là do phân quá to, phân cứng hoặc do quan hệ qua đường tình dục tiếp xúc với hậu môn.
2.5. Polyp ung thư
Trong một số trường hợp, rối loạn về nhu động ruột, chế độ ăn uống, yếu tố di truyền,… có thể kích thích sự phát triển của polyp ruột kết. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Thông thường, máu chảy ra ở bên trong và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tiêu chảy có thể kích thích các khối u và dẫn đến máu trong phân.
2.6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc phá vỡ vi khuẩn trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng gây ra phân màu đỏ.
2.7. Tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống màu đỏ
Uống nước hoặc ăn thực phẩm có màu đỏ tự nhiên hoặc chứa phẩm màu có thể dẫn đến tiêu chảy ra phân đỏ. Các loại thực phẩm đó có thể bao gồm:
Rượu.
Các loại nước ép trái cây.
Kẹo đỏ.
Uống đồ uống màu đỏ là nguyên nhân gây tiêu chảy
3. Các yếu tố rủi ro
Các yếu tố nguy cơ chung của tiêu chảy bao gồm:
Vệ sinh kém hoặc không rửa tay bằng xà phòng.
Bệnh tiểu đường.
Bệnh viêm ruột.
Ăn nhiều thịt và chất xơ.
Uống nước kém chất lượng.
Các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy đỏ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.
4. Khi nào bạn nên tới gặp bác sĩ?
Tiêu chảy ra phân màu đỏ không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể là biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt, nếu mà đỏ đó là do máu. Nếu bạn bị tiêu chảy màu đỏ và có thêm các triệu chứng sau, bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức:
Mệt mỏi
Chóng mặt.
Khó chịu đường tiêu hóa.
Khó thở.
Mất phương hướng.
Ngất xỉu.
Sốt cao hơn 101 ° F (38 ° C).
Đau dạ dày nghiêm trọng.
Nôn ra máu hoặc các mảnh màu đen.
5. Chẩn đoán
Để xác định xem màu đỏ trong phân có phải do máu hay không, bác sĩ có thể làm xét nghiệm tìm máu trong phân. Xét nghiệm này sẽ tìm kiếm sự xuất hiện của một lượng nhỏ máu trong phân.
Theo thời gian, lượng máu mất đi quá nhiều có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Thiếu sắt.
Suy thận.
Mất máu nghiêm trọng.
Mất nước.
Nếu bạn có các triệu chứng của virus rota, bác sĩ sẽ lấy mẫu phân để xét nghiệm tìm kháng nguyên virus rota. Mẫu phân cũng có thể được xét nghiệm để tìm vi khuẩn E. coli. Để kiểm tra E. coli , bác sĩ bệnh học sẽ xét nghiệm mẫu phân của bạn để tìm sự xuất hiện của các chất độc do những vi khuẩn này tạo ra.
Nếu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và sau đó sử dụng nhiều xét nghiệm khác nhau để xác định nguyên nhân cụ thể khiến bạn bị chảy máu. Bác sĩ cũng có thể xem xét mô hậu môn và trực tràng của bạn để xác định xem có vết rách hay không.
Xét nghiệm tìm máu trong phân giúp xác định xem màu đỏ trong phân
6. Điều trị
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy của bạn.
Thông thường, những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh không cần thuốc đặc trị để điều trị vi rút rota hoặc E. coli. Các triệu chứng của virus rota kéo dài vài ngày còn các triệu chứng của vi khuẩn E. coli sẽ hết trong vòng một tuần. Điều quan trọng cần làm khi bị tiêu chảy là phải uống đủ nước. Bạn có thể điều trị tiêu chảy tại nhà bằng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như loperamide (Imodium) nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên dùng thuốc chống tiêu chảy tiêu chuẩn vì chúng không có hiệu quả chống lại E. coli.
Tiêu chảy do virus rota hoặc E. coli có thể dẫn đến mất nước và phải nhập viện. Bác sĩ sẽ có thể phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch cho bạn để giúp thay thế lượng dịch bị mất.
Nếu bệnh tiêu chảy màu đỏ của bạn là do nứt hậu môn, bạn có thể điều trị bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và rau. Giữ đủ nước bằng cách thường xuyên uống nước và tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa hậu môn bị rách. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng nitroglycerine bôi bên ngoài (Nitrostat, Rectiv) hoặc các loại kem gây tê tại chỗ như lidocaine hydrochloride (Xylocaine).
Nếu bác sĩ nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa, họ sẽ hỏi các câu hỏi về triệu chứng của bạn và có thể sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm.
7. Kết luận
Tiêu chảy ra phân màu đỏ có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như xuất huyết tiêu hóa, hoặc cũng có thể chỉ là dấu hiệu của việc uống quá nhiều thực phẩm có màu đỏ. Bạn cần phải tìm đến bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, họ sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất tương ứng với từng nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn