Những biến chứng của bệnh suy tim có thể ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của con người. Do đó việc đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc sẽ hỗ trợ điều trị bệnh suy tim rất hiệu quả.
1. Suy tim gây ra các vấn đề về giấc ngủ
Theo các chuyên gia, biến chứng của suy tim có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mắc bệnh suy tim như sau:
Đau ngực và khó chịu làm cho người bệnh khó thư giãn để đưa cơ thể vào giấc ngủ.Nằm trên giường có thể khiến người suy tim bị khó thở.Người bệnh có thể phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
Do tình trạng suy tim xung huyết, làm ứ dịch trong cơ thể, dẫn đến người bệnh có triệu chứng khó thở khi nằm ngửa, đặc biệt khi ngủ.
Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể của người bệnh đào thải chất lỏng dư thừa đó. Nhưng những loại thuốc này không ngừng hoạt động kể cả khi người bệnh ngủ, tuy nhiên có thể khiến người bệnh thức dậy 1 đến 2 lần trong đêm để đi vệ sinh.
Suy tim khiến người bệnh phải thức đêm đi tiểu nhiều lần
2. Vấn đề về giấc ngủ dẫn đến suy tim
Ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn (obstructive sleep apnea) xảy ra phổ biến hơn ở những người thừa cân, nhưng bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này. Các mô ở phía sau cổ họng bị giãn ra và chặn đường thở của người bệnh trong ngủ. Khi người bệnh ngừng thở, khiến não bộ báo hiệu cho cơ ở cổ họng co lại, để đường thở mở trở lại. Đồng thời, não bộ của người bệnh cũng giải phóng hormone căng thẳng trong quá trình ngủ bị ngưng thở. Cuối cùng dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng khả năng mắc bệnh suy tim hoặc làm cho bệnh tim nặng hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các vấn đề về đưa người bệnh vào ngủ hoặc giữ cho giấc ngủ kéo dài và khả năng bị suy tim. Lý giải cho vấn đề này là do chứng mất ngủ kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể dẫn đến suy giảm chức năng của tim theo thời gian.
Ngưng thở lúc ngủ có thể dẫn đến tăng nhịp tim
3. Làm sao để có giấc ngủ ngon?
Bám sát lịch trình ngủ cố định. Bạn có thể đi ngủ vào cùng một thời điểm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả vào cuối tuần.
Nhận đủ ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là vào sáng sớm. Hãy thử đi bộ buổi sáng hoặc buổi trưa.
Tập thể dục hằng ngày, tuy nhiên không nên tập thể dục trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
Tránh ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là trong vài giờ trước khi đi ngủ bằng cách sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh độc hại (blue light filter) trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Không ăn hoặc uống trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt là rượu và thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc đường.
Giữ cho phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.Xin ý kiến của bác sĩ để xác định những vấn đề gây cản trở giấc ngủ ngon như các vấn đề về bệnh lý.
Vì giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch nên việc bảo vệ giấc ngủ với mỗi người đều rất quan trọng. Do đó nếu bạn bị mất ngủ kinh niên hoặc xuất hiện các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ bạn nên đi thăm khám để các bác sĩ đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn