Thận là cơ quan đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống. Thận lọc máu để loại bỏ chất thải, độc tố và nước dư thừa, giúp duy trì mức độ cân bằng các chất như muối và điện giải trong cơ thể. Thêm vào đó, thận còn góp phần điều chỉnh huyết áp, nhờ vào khả năng điều hòa lượng nước và muối trong máu. Vì vậy khi bị suy thận, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Để điều trị suy thận hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng kèm một số loại thuốc như LENVAXEN 4mg, ASSAB.
1. Suy thận là gì?
Suy thận, hay còn gọi là tổn thương thận, là tình trạng suy giảm chức năng của thận, dẫn đến khả năng lọc máu và loại bỏ chất thải của thận bị giảm sút. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý có thể gây ra suy thận.
Theo thời gian mắc bệnh, suy thận thường được chia thành hai nhóm chính: suy thận cấp và suy thận mạn.
Suy thận cấp, hay còn gọi là tổn thương thận cấp, là tình trạng tổn thương thận xảy ra đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân gây suy thận cấp có thể là do các sự kiện như cơn suy tim, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng nặng, hoặc tiếp xúc với các độc tố.
Suy thận mạn, hay bệnh thận mạn, là tình trạng tổn thương thận diễn ra kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Nguyên nhân thường gặp của suy thận mạn là các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, huyết áp cao, và viêm thận mãn tính.
2. Các biến chứng của suy thận
Khi suy thận trở nên nghiêm trọng hơn, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các biến chứng cũng tăng lên. Những biến chứng này có thể xuất phát từ sự suy giảm chức năng thận hoặc do quá trình điều trị, bao gồm:
- Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp đẩy nhanh quá trình suy thận mạn và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở tim, não và mắt, đồng thời việc kiểm soát huyết áp rất khó khăn ở bệnh nhân suy thận mạn. Các vấn đề khác bao gồm viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim, phì đại thất trái, suy tim trái, rối loạn nhịp tim do tăng kali máu, và bệnh mạch vành.
- Biến chứng phổi :Phù phổi, viêm phổi và tràn dịch màng phổi thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc những người lọc máu chu kỳ, chủ yếu do tình trạng giữ muối, nước, tăng huyết áp, suy tim, và quá trình lọc máu không đầy đủ.
- Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan: Rối loạn điện giải như hạ natri máu, tăng natri niệu và phù là những vấn đề thường gặp. Tăng kali máu là biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thêm vào đó, tình trạng toan chuyển hóa cũng rất phổ biến.
- Thay đổi huyết học: Thiếu máu phát triển sớm và càng nặng khi chức năng thận suy giảm, do giảm tổng hợp erythropoietin, tuổi thọ hồng cầu giảm và mất máu trong quá trình lọc máu.
- Rối loạn lipid máu: Tăng lipid máu, đặc biệt là triglycerid, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu não, và nguy hiểm nhất là thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim.
- Loạn dưỡng xương: Loãng xương xuất hiện ở giai đoạn sớm của suy thận mạn, và hầu hết bệnh nhân lọc máu chu kỳ đều có tổn thương xương.
- Biến chứng thần kinh: Bệnh não do ure máu cao thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của suy thận, trong khi rối loạn thần kinh trung ương có thể xảy ra ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ, đặc biệt là trong lần chạy thận nhân tạo đầu tiên. Viêm đa thần kinh cũng là một biến chứng hiếm gặp.
- Biến chứng tiêu hóa: Chán ăn là triệu chứng phổ biến ở giai đoạn cuối, đặc biệt với các thức ăn chứa nhiều protein.
- Rối loạn dinh dưỡng: Chế độ ăn kiêng đạm nghiêm ngặt là nguyên nhân chính gây ra rối loạn dinh dưỡng nặng ở bệnh nhân suy thận mạn.
- Rối loạn nội tiết: Ở nam giới, suy thận có thể gây ra bất thường trong quá trình tạo tinh trùng và giảm nồng độ testosterone. Ở nữ giới, suy thận giai đoạn cuối có thể gây rong kinh hoặc mất kinh.
3. Điều trị cho người bệnh suy thận
Người bị suy thận cần tuân thủ một chế độ ăn uống đặc biệt, cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng hạn chế lượng đạm và muối để bảo vệ chức năng thận. Phương pháp điều trị suy thận sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, và mặc dù trong một số trường hợp có thể điều trị dựa trên nguyên nhân, nhưng tổn thương thận thường không thể phục hồi hoàn toàn, ngay cả khi nguyên nhân đã được kiểm soát.
Hiện nay, suy thận mạn vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu biến chứng và ngăn ngừa tiến triển bệnh. Khi chức năng thận giảm dưới 50%, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Thẩm phân phúc mạc: Phương pháp này giúp loại bỏ chất thải từ máu bằng cách sử dụng dịch thẩm phân qua màng phúc mạc, tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn chức năng thận.
- Chạy thận nhân tạo: Sử dụng máy lọc máu để thay thế một phần chức năng thận, tuy nhiên vẫn không thể hoàn toàn thay thế thận.
- Ghép thận: Là phương pháp điều trị hiệu quả cho suy thận giai đoạn cuối, khi bệnh nhân được ghép thận từ người hiến tặng. Tuy nhiên, sau khi ghép thận, bệnh nhân cần phải dùng thuốc suốt đời để duy trì sự hoạt động của thận ghép.
Bên cạnh suy thận mạn, ung thư thận cũng là một trong những căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Để điều trị ung thư thận, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như AASAB 200mg và Lenvanxen 4mg.
Thuốc AASAB 200mg chứa Sorafenib, một chất ức chế multikinase, ngừng sự phát triển và tăng sinh của tế bào ung thư bằng cách ức chế men tyrosine kinase và ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng tế bào ung thư. Thuốc được chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển, khi đã thất bại với liệu pháp interferon-alpha hoặc interleukin-2 và đang tiến triển, di căn.
Thuốc Lenvanxen 4mg ức chế hoạt động của protein Tyrosine Kinase (RTK), giúp ngừng sự phát triển mạch máu mới nuôi dưỡng tế bào ung thư. Bằng cách này, thuốc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và khối u, đồng thời cắt đứt nguồn cung cấp máu cần thiết cho chúng.
Khi xuất hiện các dấu hiệu suy thận, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm. Việc khám thận định kỳ cũng rất quan trọng, vì nhiều trường hợp bệnh thận có thể tiến triển mà không có triệu chứng rõ ràng.