Sau điều trị ung thư phổi cần chú ý điều gì?

Đối với một số người bị ung thư phổi, việc điều trị có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm sau khi hoàn thành quá trình điều trị, nhưng lại thấy lo lắng về việc ung thư phát triển hoặc tái phát. Một số người khác, ung thư phổi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn và cần được điều trị thường xuyên bằng hóa trị, xạ trị hoặc các liệu pháp khác để cố gắng kiểm soát ung thư tốt nhất, và sống lâu nhất có thể. Tất cả đều cần có những điểm cần chú ý nhất định sau điều trị ung thư phổi.

1. Theo dõi chặt chẽ, tái khám và xét nghiệm sau điều trị

Nếu đã hoàn tất quá trình điều trị, bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh cần theo dõi chặt chẽ. Điều rất quan trọng là phải tái khám đúng theo thời gian yêu cầu. Trong những lần khám này, bác sĩ sẽ hỏi xem bạn có gặp vấn đề gì không và có thể tiến hành kiểm tra, xét nghiệm hoặc chụp chiếu để tìm dấu hiệu ung thư tái phát hoặc tác dụng phụ của quá trình điều trị .

Hầu như bất kỳ phương pháp điều trị ung thư nào cũng có thể có tác dụng phụ. Một số có thể chỉ kéo dài trong vài tuần, nhưng một số khác có thể kéo dài trong thời gian dài. Một số tác dụng phụ thậm chí có thể không xuất hiện cho đến nhiều tháng sau khi bạn kết thúc quá trình điều trị. Các lần tái khám là thời điểm tốt tìm ra những bất thường nếu có và tiến hành xử lý nhanh chóng trước khi bệnh tái phát. Bạn phải cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu lạ nào, vì chúng có thể do ung thư hoặc một căn bệnh mới hoặc một loại ung thư thứ hai gây ra.

Theo dõi chặt chẽ, tái khám và xét nghiệm sau điều trị
Theo dõi chặt chẽ, tái khám và xét nghiệm sau điều trị

Ở những người không còn dấu hiệu ung thư, nhiều bác sĩ khuyên nên tái khám (có thể bao gồm chụp CT và xét nghiệm máu) khoảng 3 tháng một lần trong vài năm đầu sau khi điều trị, khoảng 6 tháng một lần trong vài năm tiếp theo, sau đó ít nhất là hàng năm sau 5 năm. Một số sẽ phải tiếp tục sử dụng các loại thuốc chống ung thư phổi như: Cerinib, Geftinat 250, Bigefinib 250, Giotrip 40

2. Chế độ ăn uống và hoạt động thể chất

Dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư phổi. Ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn, khỏe mạnh hơn và chống lại nhiễm trùng. Một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi phát triển ngay từ đầu Nên ăn những thực phẩm lành mạnh, bao gồm:

  • Trái cây và rau quả
  • Ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì nguyên cám, gạo lứt và yến mạch
  • Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng
  • Protein nạc, như cá và ức gà không da
  • Sữa ít béo , sữa chua và phô mai

Hãy hạn chế thịt chế biến, đồ ngâm chua và thực phẩm nhiều chất béo, đường hoặc muối. Hạn chế thịt đỏ và hạn chế rượu.

Hoạt động thể chất có thể giúp giảm mệt mỏi, cải thiện tâm trạng và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Những hoạt động như đi bộ nhẹ nhàng hoặc kéo giãn nhẹ sẽ phù hợp cho những bệnh nhân mới khỏe lại.

Hoạt động thể chất có thể giúp giảm mệt mỏi, cải thiện tâm trạng và duy trì cân nặng khỏe mạnh
Hoạt động thể chất có thể giúp giảm mệt mỏi, cải thiện tâm trạng và duy trì cân nặng khỏe mạnh

3. Không hút thuốc, hạn chế rượu bia

Hút thuốc sau khi điều trị ung thư phổi sẽ làm cho hầu hết các phương pháp điều trị kém hiệu quả hơn, bao gồm xạ trị , phẫu thuật và hóa trị. Nó cũng làm tăng khả năng ung thư phổi tái phát hoặc di căn đến nơi khác trong cơ thể. Việc bỏ thuốc sẽ mang lại một số lợi ích như:

  • Mức huyết áp và nhịp tim bình thường
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và huyết áp cao
  • Cải thiện chức năng phổi và hệ hô hấp của bạn

4. Hiểu về những thay đổi vật lý

Hoàn tất quá trình điều trị không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Hầu hết những người sau điều trị đều gặp tình trạng mệt mỏi kéo dài và các tình trạng khác. Có một số vấn đề sẽ gặp phải sau điều trị mà người bệnh cần biết, ví dụ như:

  • Có thể bị đau do vết thương sau phẫu thuật
  • Có vấn đề về trí nhớ hoặc khả năng tập trung
  • Bệnh thần kinh
  • Sưng tấy, phù bạch huyết
  • Các vấn đề về răng miệng như lở miệng, nhiệt miệng
  • Giảm cân hoặc tăng cân
  • Buồn nôn…

Việc biết được những vấn đề này sẽ bạn chuẩn bị tâm lý và cách xử lý tốt hơn. 

5. Chú ý tới cảm xúc, tinh thần, quản lý căng thẳng

Ngoài sức khỏe thể chất, điều cần thiết là phải giải quyết các nhu cầu về sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Nói chuyện với bạn bè và các thành viên gia đình hoặc thử tham gia nhóm hỗ trợ ung thư trực tuyến hoặc trực tiếp. Chia sẻ với những người đã từng bị ung thư phổi, để họ hiểu được những gì bạn đang trải qua. Nhận được sự đồng cảm và sẻ chia, bạn sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Nói chuyện với bạn bè và các thành viên gia đình để giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nói chuyện với bạn bè và các thành viên gia đình để giảm căng thẳng, mệt mỏi

Bệnh nhân ung thư phổi phải chịu đựng sự đau khổ về mặt tâm lý gấp ba lần so với những người mắc các loại ung thư khác, với tỷ lệ trầm cảm dao động từ 11 đến 44%. Điều này có thể là do các triệu chứng, xét nghiệm và phương pháp điều trị đầy thử thách và đau đớn về mặt thể chất mà bệnh nhân ung thư phổi phải chịu đựng.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư phổi phải đối mặt với nỗi lo lắng về sự sống còn lâu dài. Thông thường, bệnh không được phát hiện cho đến khi nó đã di căn đến các cơ quan khác, điều đó có nghĩa là ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ sống sót cũng không cao bằng các loại ung thư khác.

Ngay cả khi kết thúc quá trình điều trị, bạn vẫn có thể không hết căng thẳng, lo lắng về các vấn đề như:

  • Liệu ung thư có tái phát không
  • Chi phí điều trị tốn kém đã ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình thế nào
  • Làm thế nào để bệnh không tái phát, sống được lâu hơn

Các biện pháp chống căng thẳng như ngồi thiền và tập thể dục thường xuyên đôi khi có thể có hiệu quả, giúp ngăn tình trạng trầm cảm.

Quá trình điều trị ung thư phổi của bạn đã kết thúc. Hóa trị, xạ trị và phẫu thuật đã qua. Những nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác mà người bệnh không nên chủ quan. Chăm sóc theo dõi tốt, tái khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là một phần quan trọng sau điều trị.