Cuồng nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp thứ 2 sau rung nhĩ. Bệnh không có những triệu chứng cụ thể và khó nhận biết được cho đến khi trở nên nặng hơn.
1. Cuồng nhĩ là gì?
Cuồng nhĩ là dạng rối loạn nhịp nhanh, xảy ra khi tâm nhĩ bị kích thích bởi các dòng điện xoay vòng liên tục với tần số có thể đến 300 lần /phút thay vì chỉ từ 60 – 100 lần như bình thường. Cuồng nhĩ thường xuất hiện theo cơn kịch phát, tồn tại ngắn hay kéo dài.
2. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh cuồng nhĩ
Cuồng nhĩ thường gặp ở người lớn tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Các nguy cơ khác bao gồm:
Bệnh van tim: hẹp hở hai lá, bệnh van 3 lá, thấp tim
Bệnh màng ngoài tim
Bệnh cơ tim phì đại
Uống rượu nhiều
Sau phẫu thuật tim bẩm sinh
Bệnh phổi nặng
Nhồi máu phổi
Bệnh lý tuyến giáp.
Nhồi máu cơ tim có thể gây ra bệnh cuồng nhĩ
3. Triệu chứng bệnh cuồng nhĩ
Các triệu chứng có thể gặp của cuồng nhĩ là
Đánh trống ngực
Cảm giác có thứ gì đó rung trong lồng ngực
Khó thở
Lo lắng
Mệt mỏi
Ngất hoặc gần như ngất
Đau tức ngực
Cảm giác lâng lâng.
4. Chẩn đoán bệnh cuồng nhĩ
Siêu âm tim
Chẩn đoán cuồng nhĩ dựa trên điện tâm đồ với hình ảnh sóng P thay bằng sóng F và phức bộ QRS bình thường
Hình ảnh sóng F trên điện tim với các đặc điểm:
Dạng răng cưa đềuRõ nhất ở II, III, aVFF(+) V1, V2F(-) V5, V6Giống P đơn độc ở các chuyển đạo trước timF (-) II, III, aVF, V6 và F(+) V1 trong cuồng nhĩ ngược chiều kim đồng hồF (+) II, III, aVF và thường có khuyết trong cuồng nhĩ cùng chiều kim đồng hồ.
5. Điều trị bệnh cuồng nhĩ
Mục tiêu điều trị cuồng nhĩ là kiểm soát nhịp tim, khôi phục nhịp tim bình thường, ngăn ngừa các cơn cuồng nhĩ trong tương lai và ngăn ngừa biến chứng đột quỵ.Nhiều phương pháp được sử dụng để chuyển cuồng nhĩ về nhịp bình thường. Đầu tiên là sử dụng phương pháp chuyển nhịp bằng thuốc, trong trường hợp không hiệu quả hay tình trạng huyết động không ổn định thì phương pháp shock điện sẽ áp dụng. Dòng điện nhân tạo giúp hủy các kích bất thường ở nhĩ, giúp khôi phục lại nhịp xoang bình thường. Thăm dò điện sinh lý để đốt cuồng nhĩ bằng sóng cao tần là phương pháp mới được áp dụng và tỏ ra hiện quả, ngăn ngừa tái phát bệnh lý và tránh tác dụng phụ do sử dụng thuốc lâu dài.
Trong trường hợp chưa thể chuyển nhịp thì một số thuốc có thể được dùng để làm chậm tầm số tim như các nhóm thuốc chẹn beta, digoxin, verapamil, diliazem
Giống như rung nhĩ, bệnh nhân cuồng nhĩ cũng có nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối. Do đó, với bệnh nhân cuồng nhĩ nguy cơ cao cần sử dụng thuốc chống đông kéo dài để dự phòng biến chứng.
6. Phương pháp phòng bệnh cuồng nhĩ
Ngừng hút thuốc giúp phòng bệnh cuồng nhĩ
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến bệnh cuồng nhĩ:
Ngưng hút thuốc
Hạn chế sử dụng các chất có cồn
Dùng thực phẩm khỏe cho tim mạch, giảm thiểu lượng chất béo
Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân
Giảm căng thẳng
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn