Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh suy tim

Bệnh suy tim là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, vì thế việc tìm ra những vấn đề có thể gây ra suy tim kịp thời sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim

Suy tim thường phát triển sau khi người bệnh mắc các bệnh lý khác làm tổn thương hoặc làm suy yếu tim.

Trong một số trường hợp suy tim, cơ tim của có thể bị tổn thương và suy yếu, tâm thất bị giãn ra đến mức mà tim không thể co bóp để tống máu hiệu quả đi khắp cơ thể. Theo thời gian, tim không thể đáp ứng được các yêu cầu của cơ thể như các hoạt động hằng ngày.

Phân suất tống máu (EF) là một chỉ số quan trọng thể hiện khả năng bơm máu của tim tốt như thế nào và được sử dụng để giúp phân loại suy tim và hướng dẫn điều trị. Bình thường, phân suất tống máu là 55% hoặc cao hơn – có nghĩa là hơn một nửa lượng máu lấp đầy tâm thất được bơm ra với mỗi nhịp.

Suy tim có thể xảy ra ở bên trái (tâm thất trái), bên phải (tâm thất phải) hoặc cả hai bên của tim. Thông thường, suy tim thường bắt đầu từ bên trái, đặc biệt là tâm thất trái do đây là buồng bơm chính của tim. Theo đó các nguyên nhân gây suy tim có thể kể đến như:

Bệnh động mạch vành và đau tim: Bệnh động mạch vành diễn ra rất phổ biến và là nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim. Bệnh này là kết quả của sự tích tụ chất béo tạo thành các mảng bám trên thành động mạch và giảm thể tích lòng mạch, khiến giảm lưu lượng máu chảy qua chỗ hẹp và có thể dẫn đến đau tim.Huyết áp cao: Nếu huyết áp tăng cao, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn mức để lưu thông máu khắp cơ thể. Theo thời gian, việc gắng sức thêm này có thể làm cho cơ tim cứng lại hoặc quá yếu dẫn đến bơm máu không hiệu quả.

huyết áp cao

Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn

Bệnh van tim: Van tim có nhiệm vụ giữ cho luồng máu chảy theo hướng thích hợp thông qua trái tim. Nếu van bị hỏng do dị tật bẩm sinh, bệnh động mạch vành hoặc nhiễm trùng tim sẽ dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn, từ đó có thể làm tim bị suy yếu theo thời gian.Phì đại cơ tim có rất nhiều nguyên nhân bao gồm một số bệnh, nhiễm trùng, lạm dụng rượu và tác dụng độc hại của thuốc như cocaine hoặc một số loại thuốc dùng để hóa trị. Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò nhất định dẫn đến phì đại cơ tim.Viêm cơ tim do một loại virus và có thể dẫn đến suy tim trái.Dị tật tim bẩm sinh: Nếu tim và các buồng tim hoặc van tim không được hình thành chính xác trong quá trình phát triển của thai nhi, khiến các bộ phận khỏe mạnh khác của tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, do đó, có thể dẫn đến suy tim.Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường có thể khiến tim người bệnh đập quá nhanh, khiến tim làm việc nhiều hơn bình thường.Những bệnh khác như bệnh tiểu đường, HIV, cường giáp, suy giáp hoặc bệnh thừa sắt hoặc bệnh lắng đọng amyloid ở mô cũng có thể góp phần gây ra suy tim.Nguyên nhân gây suy tim cấp tính bao gồm virus tấn công cơ tim, nhiễm trùng nặng, phản ứng dị ứng, bệnh phổi như cục máu đông trong phổi, sử dụng thuốc hoặc bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy tim

Một yếu tố nguy cơ duy nhất cũng có thể đủ để gây ra suy tim, tuy nhiên có những người bệnh phải kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ thì mới gây ra bệnh suy tim. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Huyết áp cao khiến tim hoạt động mạnh hơn.

Bệnh động mạch vành. Động mạch bị thu hẹp có thể hạn chế tim cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể, dẫn đến cơ tim bị suy yếu.

Đau tim. Đau tim là một dạng bệnh lý của động mạch vành nhưng xảy ra đột ngột.

Bệnh tiểu đường. Bị tiểu đường làm tăng nguy cơ huyết áp cao và bệnh động mạch vành.

Một số loại thuốc trị tiểu đường. Các thuốc điều trị tiểu đường như rosiglitazone (Avandia) và pioglitazone (Actos) đã được các nghiên cứu phát hiện có làm tăng nguy cơ suy tim ở một số người bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy, người bệnh không nên ngừng dùng các loại thuốc này. Nếu đang dùng các loại thuốc này, người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bản thân về bệnh lý tim mạch và có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào không.

thuốc tiểu đường

Thuốc trị tiểu đường nếu dùng không đúng liều có thể làm tăng nguy cơ suy tim

Một số loại thuốc. Một số loại thuốc có thể dẫn đến suy tim hoặc các vấn đề khác của tim như thuốc chống viêm không steroid (NSAID); một số loại thuốc gây mê; một số loại thuốc chống loạn nhịp tim; một số loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao, ung thư, bệnh máu, bệnh thần kinh, bệnh tâm thần, bệnh phổi, bệnh tiết niệu, viêm và nhiễm trùng; và các loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác. Người bệnh không nên tự ngừng dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu có thắc mắc về các loại thuốc đang sử dụng, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào không.

Chứng ngưng thở khi ngủ. Không thể thở đúng cách trong khi ngủ vào ban đêm dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Cả hai vấn đề này đều có thể dẫn đến suy tim.

Dị tật tim bẩm sinh

Bệnh hở van tim

Nhiễm virus có thể đã làm tổn thương cơ tim

Lạm dụng rượu

Hút thuốc lá

Béo phì.

Rối loạn nhịp tim

Bệnh suy tim là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cho cơ thể, do đó việc thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn