Những điều cần biết về virus viêm gan E

Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm sẽ có khoảng 20 triệu người bị nhiễm virus viêm gan E, trong đó 56.000 trường hợp bệnh nhân đã tử vong do những bệnh lý liên quan đến virus này. Đây là một trong nhiều virus dẫn đến viêm gan và có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của gan.

1. Viêm gan E là gì?

Viêm gan E là bệnh gan do siêu vi viêm gan E (HEV) gây ra. Bệnh này hiếm gặp ở các nước phát triển, nhưng lại phổ biến ở các nước đang phát triển. Hầu hết các trường hợp nhiễm HEV cấp tính. Tuy nhiên, nhiễm trùng cấp tính có thể trở thành mãn tính, nhưng rất hiếm gặp.

Viêm gan E

Viêm gan E là bệnh gan do siêu vi viêm gan E (HEV) gây ra.

2. Viêm gan E phổ biến nhất ở đâu?

Viêm gan E phổ biến nhất ở các nước đang phát triển với điều kiện không đủ nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường kém. Dịch bệnh viêm gan E với số lượng lớn người bị bệnh được phát hiện ở Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Trung Mỹ . Những người sống trong các trại tị nạn và người di cư có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt cao.

3. Các kiểu gen khác nhau của viêm gan E và chúng có thể được tìm thấy ở đâu?

HEV có dịch tễ khác nhau tùy thuộc vào nơi nhiễm trùng. Điều này có thể được quy cho phần lớn là các kiểu gen virus lưu hành ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Bốn kiểu gen của HEV gây bệnh ở người, mỗi loại biểu hiện các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng khác nhau ở các nước đang phát triển.

Các trường hợp viêm gan E thường xuất hiện theo một trong hai cách: hoặc là những vụ dịch lớn và lẻ tẻ ở những khu vực có HEV là đặc hữu (kiểu gen 1 ở châu Á và châu Phi, kiểu gen 2 ở Mexico và tây Phi, và kiểu gen 4 ở Đài Loan và Trung Quốc) hoặc như các trường hợp bị cô lập ở các nước phát triển như Hoa Kỳ (kiểu gen 3). Gần đây, một kiểu gen mới (kiểu gen 7) đã được xác định ở một người nhận ghép gan từ UAE bị nhiễm virus viêm gan E mãn tính, người thường xuyên ăn thịt và sữa lạc đà.

4. Virus viêm gan E lây lan như thế nào?

HEV thường lây lan qua đường phân-miệng. Ở các nước đang phát triển – nơi mà kiểu gen HEV 1 và 2 chiếm ưu thế, nguồn lây nhiễm HEV phổ biến nhất là nước uống bị ô nhiễm. Ở các nước phát triển, các trường hợp riêng lẻ của kiểu gen HEV 3 đã xảy ra sau khi ăn thịt lợn hoặc thịt nai chưa được nấu chín.

Kiểu gen HEV 4 được phát hiện ở Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản cũng có liên quan đến lây truyền qua thực phẩm.

Viêm gan E

Virus viêm gan E lây lan qua đường phân-miệng

5. Động vật có thể truyền virus viêm gan E sang người?

Câu trả lời là có. Viêm gan E có thể lây nhiễm sang người từ một số động vật có vú bằng việc tiêu thụ thịt, nội tạng chưa nấu chín hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

6. Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan E tương tự như các loại viêm gan siêu vi cấp tính khác và gây tổn thương gan, như:

Sốt

Mệt mỏi

Ăn không ngon

Buồn nôn và nôn

Đau bụng

Vàng da

Nước tiểu đậm

Phân màu đất sét

Đau khớp.

Sốt

Virus viêm gan E thường gây sốt

7. Ai dễ bị nhiễm HEV nhất?

Nhiều người bị viêm gan E không xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng cấp tính. Ở các nước đang phát triển, viêm gan E thường xảy ra ở thanh thiếu niên và thanh niên. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng gặp phải bệnh viêm gan tối cấp và gây tử vong.

8. Một người nhiễm HEV trong bao lâu vẫn còn truyền nhiễm?

Thời gian cụ thể của nhiễm trùng HEV chưa được xác định, nhưng sự bài tiết virus trong phân đã được chứng minh từ 1 tuần trước khi bệnh khởi phát và khoảng 30 ngày sau khi vàng da.

9. Viêm gan E nghiêm trọng như thế nào?

Hầu hết những người bị viêm gan E đều có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, viêm gan E có thể là một căn bệnh nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong đạt 10% – 30% ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba.

Viêm gan E cũng có thể gây ra các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng cho những người mắc bệnh gan mãn tính và người được ghép tạng bằng liệu pháp ức chế miễn dịch, dẫn đến bệnh gan mất bù, thậm chí là tử vong.

phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan E cần phải được điều trị đặc biệt

10. Viêm gan E có thể trở thành mãn tính?

Cho đến nay, không có báo cáo về sự tiến triển của viêm gan E từ cấp tính sang viêm gan E mãn tính. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng nhiễm trùng viêm gan 3 kiểu 3 mắc phải ở các nước phát triển đang tiến triển gây viêm gan mãn tính.

12. Ai nên xét nghiệm viêm gan E?

Xét nghiệm viêm gan E nên được thực hiện ở bất kỳ người nào có triệu chứng viêm gan virus, xét nghiệm âm tính với dấu hiệu huyết thanh của viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, virus gan khác.

Bất kỳ ai từng đi du lịch đến vùng dịch viêm gan E hay vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng cần xét nghiệm.

13. Viêm gan E được điều trị như thế nào?

Viêm gan E thường tự khỏi mà không cần điều trị. Không có liệu pháp kháng virus cụ thể cho viêm gan cấp tính E.

Bệnh nhân thường được khuyên nên nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước.Tránh uống rượuTham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây hại cho gan, đặc biệt là acetaminophen.Phụ nữ mang thai viêm gan E cần được nhập viện để theo dõi.

Khám bệnh

Phụ nữ mang thai viêm gan E cần được nhập viện để theo dõi

14. Viêm gan E phòng ngừa như thế nào?

Phòng ngừa viêm gan E chủ yếu dựa vào vệ sinh tốt và sử dụng nguồn nước sạch.

Khách du lịch đến các nước đang phát triển có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách không uống nước chưa lọc.Tránh thịt lợn sống và thịt nai có thể làm giảm nguy cơ lây truyền gen 3 HEV.Globulin miễn dịch không hiệu quả trong việc ngăn ngừa viêm gan E.

15. Có vắc-xin viêm gan E không?

Hiện tại không có vắc-xin được Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn đối với bệnh viêm gan E. Tuy nhiên, vào năm 2012, một loại vắc-xin tái tổ hợp đã được phê duyệt để sử dụng ở Trung Quốc.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn