Những điều cần biết về viêm dạ dày ruột ở người lớn

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý về nhiễm trùng tiêu hóa gây nên hiện tượng tiêu chảy và một số triệu chứng khác như đau bụng hay buồn nôn.

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ruột ở người lớn

Bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa viêm dạ dày ruột có thể gây tiêu chảy từ nhẹ cho đến nặng, bệnh nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời.

Virus là tác nhân hàng đầu gây nên viêm dạ dày ruột, ở Anh 2 chủng virus gây nên bệnh này là Norovirus và Adenvirus. Virus hiện diện sau khi ta đi vệ sinh, dễ lây lan từ người sang người bằng các tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đụng chạm đồ vật.

Ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn có nhiễm virus cũng có thể gây nên viêm dạ dày ruột. Các tác nhân thường gặp là vi khuẩn Campylobacter, Salmonella và E.Coli. Độc tố do vi trùng tiết ra cũng có thể gây ngộ độc, một số nhóm sinh vật ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trên.

2. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột ở người lớn

Triệu chứng tiêu biểu của đau dạ dày ruột là tiêu chảy kèm theo nôn mửa. Phân lỏng hoặc nhiều nước, bệnh nhân có thể đi ít nhất 3 lần trong 24h. Trong trường hợp bị nhiễm trùng có thể xuất hiện máu nhầy.Đau bụng, tuy nhiên sau khi tiêu chảy cơn đau bụng thường chấm dứt.Đôi khi bệnh nhân có thể có triệu chứng sốt hoặc đau đầu.

nôn ói

Bệnh nhân viêm dạ dày ruột thường bị tiêu chảy kéo dài kèm nôn mửa

Tiêu chảy và nôn ói kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất nước của cơ thể. Trong trường hợp bị nhẹ có thể bổ xung đơn giản bằng cách uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị nặng thì cần tiến hành điều trị nhanh chóng. Một số triệu chứng mất nước có thể kể đến như:

Đau đầu, chóng mặt, đau cơ, mệt mỏi
Đi tiểu ít

Miệng và lưỡi khô

Khi mất nước nặng có thể dẫn đến các tình trạng sau:

Hôn mê

Nhịp tim nhanh bất thường

Người rất yếu.

3. Cách điều trị viêm dạ dày ruột ở người lớn

Cơ thể sẽ trở lại bình thường sau khi hệ miễn dịch của bạn đẩy lùi được những nguy cơ nhiễm trùng. Một số phương pháp điều trị mà bạn có thể thực hiện như sau:

3.1. Uống nhiều nước

Sau mỗi lần bị tiêu chảy nên uống khoảng 200ml nướcNếu có hiện tượng nôn ói xảy ra thì hãy đợi sau 5-10 phút mới uống nước, uống một cách chậm rãi mỗi ngậm nước trong khoảng 2-3 phút.Không nên uống loại nước có chứa nhiều đường, nước ngọt vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.Thuốc bù nước được chỉ định cho những bệnh nhân tuổi cao sức khỏe yếu. Loại thuốc này cần được pha chế cẩn thận theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.2 Chế độ ăn uống

Hãy ăn sớm nhất khi có thể, không nên bỏ bữa và luôn uống nước đủ.Trong giai đoạn đầu tránh những thực phẩm cay, chất béo.Nên bắt đầu bằng bánh mì nguyên cám và gạo.

3.3 Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc chống tiêu chảy là điều không cần thiết, tuy nhiên nếu bạn muốn giảm số lần đi vệ sinh thì nên sử dụng Loperamide. Người lớn mỗi lần dùng 2 viên, sử dụng tối đa trong 24h là 8 viên, không nên sử dụng loại thuốc này trên 5 ngàyCó thể sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để làm giảm tình trạng sốt hoặc đau đầu.Nếu triệu chứng nặng kéo dài và không có dấu hiệu khỏi thì cần đến trung tâm ý tế để tiến hành xét nghiệm.

thuốc

Sử dụng thuốc để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể

4. Các biến chứng của bệnh viêm dạ dày ruột

Tuy rằng ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng nếu bạn không tiến hành điều trị kịp thời, có thể gây nguy hại đến sức khỏe.

4.1 Mất dịch và điện giải

Xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước khi tiêu chảy hoặc nôn, lượng nước má bạn uống hàng ngày không đủ để bù lại lượng nước mất đi.

Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến tụt huyết áp, giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan của cơ thể. Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận.

Cách điều trị an toàn nhất chính là thực hiện truyền tĩnh mạch tại bệnh viện và các trung tâm y tế.

4.2 Biến chứng đến một số cơ quan khác của cơ thể

Bệnh có thể gây nên tình trạng đau khớp, viêm khớp

Các bệnh như viêm da, viêm kết mạc, viêm kết mạc cứng

Sự lan truyền của bệnh đến màng não, tủy xương. Trường hợp rất hiếm chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột do Salmonella spp.

Tuy nhiên các biến chứng này đều ít gặp khi virus là nguyên nhân gây bệnh

4.3 Bất dung nạp Lactose

Bất dung nạp Lactose xảy ra sau khi bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột, do thành ruột của bạn bị tổn thương dẫn đến thiếu men lactose.

Biến chứng này gây nên hiện tượng đầy bụng, đau bụng, tiêu nhiều nước và có khí nếu bệnh nhân uống sữa.

Bệnh sẽ khỏi dần khi thành ruột không bị nhiễm trùng và phục hồi trạng thái.

4.4 Hội chứng tán huyết ure máu

Biến chứng hiếm gặp, chỉ gặp do bệnh đi kèm với viêm dạ dày do chủng E.coli. Gây nên tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu và suy thận. Tuy nhiên bệnh chỉ gặp ở trẻ em mà không xuất hiện ở người lớn.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn