Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch tay

Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng tĩnh mạch giãn rộng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng có thể gây mất thẩm mỹ. Suy giãn tĩnh mạch tay không có nguyên nhân rõ ràng, chẩn đoán chủ yếu bằng các triệu triệu chứng lâm sàng.

1. Suy giãn tĩnh mạch tay là gì?

Suy giãn tĩnh mạch bàn tay là tình trạng các tĩnh mạch bàn tay bị suy yếu, giãn rộng và có kích thước lớn hơn bình thường. Người bị suy giãn tĩnh mạch tay thường có các biểu hiện tĩnh mạch nổi to, màu xanh ngoằn ngoèo, nổi nhiều nhất là ở phần mu bàn tay và cổ tay trở xuống. Dãn tĩnh mạch khiến máu từ tĩnh mạch về tim suy giảm.

Thông thường các van mạch máu ở đây hoạt động không tốt, từ đó làm cho máu khó lưu thông hơn bình thường. Hậu quả thường là gây khó chịu và phì đại, các trường hợp nặng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau tĩnh mạch.

2. Một số nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch bàn tay

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường không có nguyên nhân rõ ràng. Các yếu tố gây nên tình trạng này có thể là do:

Độ tuổi: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở bàn tay. Tuổi tác càng cao thì các van tĩnh mạch càng suy yếu, điều này làm cho quá trình lưu thông máu từ tĩnh mạch về tim trở nên khó khăn hơn. Về lâu về dài thành tĩnh mạch trở nên dày hơn, từ đó gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch;

Thiếu cân, suy dinh dưỡng: Đối với người thiếu cân hay suy dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da giảm có thể dễ dàng nhìn thấy các mạch máu;Nhiệt độ : Khi nhiệt độ môi trường tăng, cơ thể sẽ tự thích nghi để làm mát bằng cách bơm máu đến tĩnh mạch gần bề mặt da. Từ đó làm tăng khả năng bị suy giãn tĩnh mạch tay. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống thấp hơn sẽ ít có khả năng giãn tĩnh mạch;

Tập luyện ở chế độ nặng: Huyết áp tăng cao khi tập luyện, đồng thời tĩnh mạch cũng giãn ra. Tuy nhiên chúng sẽ trở lại bình thường khi cơ thể được nghỉ ngơi. Trường hợp tập luyện nặng trong một thời gian dài, tĩnh mạch có khả năng bị suy giãn vĩnh viễn mà không thể phục hồi;

Bẩm sinh: Là do sự di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác;Viêm tĩnh mạch: Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người mắc bệnh nhiễm trùng, chấn thương hoặc rối loạn tự miễn;

Huyết khối tĩnh mạch nông: Là tình trạng các mạch máu nông, ở gần trên bề mặt da bị tắc nghẽn do có các cục máu đông. Người bị huyết khối tĩnh mạch nông thường có triệu chứng đau, khó chịu nhưng không có ảnh hưởng tới tính mạng. Hiện tượng này xuất hiện khi người bệnh bị chấn thương hoặc truyền máu tĩnh mạch kéo dài.

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch tay

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay

3. Một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có các cách điều trị suy giãn tĩnh mạch khác nhau. Do suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, vì vậy có các phương pháp khắc phục sau:

Cắt bỏ phần tĩnh mạch bị suy giãn: Là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần tĩnh mạch bị suy giãn bằng các vết mổ nhỏ;Điều trị xơ cứng: Người ta tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch với mục đích làm cho các thành tĩnh mạch dính vào nhau. Từ đó các tĩnh mạch bị suy giãn sẽ được loại bỏ.Phương pháp Laser: Bằng cách sử dụng nhiệt lượng của các tia Laser (sóng radio, sóng tần cao) để đốt và loại bỏ phần tĩnh mạch suy giãn. Tuốt bỏ và nối tĩnh mạch: Tuốt bỏ một phần tĩnh mạch sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chức năng bơm máu về tim, bởi đã có các tĩnh mạch khác làm việc thay các tĩnh mạch đó. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các tĩnh mạch có kích thước lớn. Đối với trường hợp suy giãn tĩnh mạch do viêm tĩnh mạch, có thể điều trị kháng sinh hoặc các loại thuốc chống viêm kết hợp với giữ ấm bàn tay và để bàn tay lên cao. Với những bệnh nhân có huyết khối, các cơn đau sẽ tự biến mất sau 3-4 tuần. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chức năng kết hợp với quá trình điều trị hoặc các loại kem bôi tại chỗ với những tĩnh mạch ở vị trí gần trên da để có kết quả điều trị tốt nhất. Ở những người bị huyết khối tĩnh mạch nông, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống đông máu.

Suy giãn tĩnh mạch tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các hiện tượng như nổi gân xanh ngoằn ngoèo, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để nhận được tư vấn từ bác sĩ.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn