Những điều cần biết về hệ tiêu hóa và dạ dày?

Dạ dày là một phần của hệ tiêu hóa có cấu trúc là một khối cơ nằm ở bên trái phía trên của bụng. Dạ dày nhận thức ăn từ thực quản và tiết ra axit, enzyme để tiêu hóa thức ăn. Sau đây là những bệnh lý thường gặp và xét nghiệm thường gặp trong chẩn đoán các bệnh lý của dạ dày.

1. Bệnh lý thường gặp của dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux): Các thành phần bên trong của dạ dày, bao gồm axit, có thể di chuyển ngược lên thực quản. Bệnh lý này có thể không có triệu chứng hoặc trào ngược có thể gây ợ nóng hoặc ho.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease): Khi các triệu chứng trào ngược trở nên khó chịu hoặc xảy ra thường xuyên thì sẽ được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đôi khi, bệnh lý có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trên thực quản như ung thư.Chứng khó tiêu (Dyspepsia): Chứng khó tiêu có thể xuất hiện trong hầu hết các bệnh lý lành tính hoặc nghiêm trọng ảnh hưởng đến dạ dày.Loét dạ dày: tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày, thường gây đau và/hoặc chảy máu. Loét dạ dày thường do thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) hoặc nhiễm H. pylori gây ra.

Uống quá nhiều rượu 1

Lạm dụng rượu bia quá nhiều dễ dẫn tới viêm loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày-tá tràng: Các bác sĩ xem xét tình trạng loét ở vị trí dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu tiên của ruột non).Viêm dạ dày: Viêm dạ dày, thường gây buồn nôn và/hoặc đau bụng. Viêm dạ dày có thể do rượu, một số loại thuốc, nhiễm H. pylori hoặc các yếu tố khác.Ung thư dạ dày: là một trong những bệnh ung thư thường gặp và ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES): Người bệnh có một hoặc nhiều khối u tiết ra hormone dẫn đến tăng sản xuất axit. GERD nặng và bệnh loét dạ dày có thể xuất hiện do rối loạn hiếm gặp này.Giãn tĩnh mạch dạ dày (Gastric varices): Ở những người bị bệnh gan nặng, tĩnh mạch trong dạ dày có thể phù nề và phình lên do tăng áp lực ổ bụng. Các tĩnh mạch bị giãn này có nguy cơ chảy máu cao, nhưng vẫn thấp hơn so với giãn tĩnh mạch thực quản.Chảy máu dạ dày: Viêm dạ dày, loét hoặc ung thư dạ dày có thể ra chảy máu. Triệu chứng có thể gặp là nhìn thấy máu hoặc chất nôn màu đen hoặc phân có màu đen. Liệt dạ dày (Gastroparesis): Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác có thể làm suy yếu hoặc liệt cơ của dạ dày. Dẫn đến sự tiêu hóa trong dạ dày gặp vấn đề như thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn và khiến người bệnh buồn nôn và nôn.

2. Các xét nghiệm thường gặp trong chẩn đoán bệnh lý dạ dày

Nội soi đường tiêu hóa trên (esophagogastroduodenoscopy hoặc EGD): Một ống mềm dẻo có gắn với một máy quay ở đầu ống được đưa vào đường tiêu hóa thông qua miệng của người bệnh. Nội soi đường tiêu hóa trên cho phép bác sĩ kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non).Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Máy chụp CT sử dụng tia X và máy tính để tạo hình ảnh của dạ dày và bụng.Chụp cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging): máy quét sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao của dạ dày và bụng.

chụp CT đầu

Xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh lý dạ dày

Đo độ pH: Sử dụng một que thử đưa qua mũi để vào thực quản và que thử sẽ đo nồng độ axit có trong thực quản. Kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. X quang thực quản cản quang với Barium (Barium swallow): Sau khi nuốt barium, người bệnh sẽ chụp phim X-quang thực quản và dạ dày. Kỹ thuật này được sử dụng để chẩn đoán loét hoặc các một số bệnh lý khác.Chụp X-quang đường tiêu hóa trên (upper GI series – UGI): Người bệnh sẽ được chụp X-quang phần thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.Tìm hiểu khả năng làm rỗng dạ dày (Gastric emptying study): Bác sĩ thực hiện kỹ thuật nhằm tìm hiểu về việc thức ăn đi qua dạ dày nhanh như thế nào. Thực phẩm trước khi ăn sẽ được dán nhãn bằng hóa chất và sau khi ăn, sẽ được chụp lại để đánh giá. Kỹ thuật này thường được thực hiện cho người bệnh có triệu chứng nôn ói nhiều, đau dạ dày, đau bụng, no nhanh và đánh giá trước phẫu thuật.Sinh thiết dạ dày: Trong khi nội soi, bác sĩ có thể lấy một mảnh mô dạ dày để làm sinh thiết. Kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán người bệnh có nhiễm H. pylori hay không, ung thư hoặc một số bệnh lý khác.Xét nghiệm H. pylori: Do hầu hết những người bệnh có bị nhiễm H. pylori không bị loét để gây ra các triệu chứng khiến người bệnh phải đi khám, nên bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm phân nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hoặc để đánh giá kết quả điều trị đã tiêu diệt hết vi khuẩn H. pylori hay chưa.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các chấn thương bụng kín

Thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng dạ dày

3. Một số phác đồ điều trị bệnh lý dạ dày

Thuốc chẹn histamine (H2): Histamine làm tăng tiết axit dạ dày; chặn histamine có thể làm giảm sản xuất axit và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm loại thuốc này ức chế trực tiếp các bơm axit trong dạ dày. Loại thuốc này phải được sử dụng hàng ngày để có hiệu quả cao nhất.Thuốc kháng axit: Nhóm loại thuốc này có thể giúp chống lại tác dụng của axit nhưng không tiêu diệt vi khuẩn hoặc ngừng sản xuất axit.Nội soi: Trong khi quá trình nội soi đường tiêu hóa trên, bác sĩ có thể thực hiện đồng thời các biện pháp điều trị cần thiết để cầm máu, nếu người bệnh có xuất huyết.Tác nhân vận động (Motility agents): Thuốc có thể làm tăng khả năng co bóp của dạ dày, cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày.Phẫu thuật dạ dày: Các trường hợp chảy máu dạ dày nghiêm trọng, loét vỡ hoặc ung thư, người bệnh sẽ cần phải phẫu thuật thì mới điều trị hiệu quả và cứu sống được người bệnh.Thuốc kháng sinh: Nhiễm H. pylori có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh và thường được sử dụng kết hợp cùng với các loại thuốc khác.

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn