Khi mắc ung thư phổi, bạn có thể không muốn tập thể dục. Tuy nhiên, việc tập luyện có thể giúp cải thiện một số triệu chứng như khó thở và mệt mỏi. Điều này có thể khiến bạn bất ngờ, nhưng vận động đúng cách mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Định nghĩa về ung thư phổi
Ung thư phổi là một loại bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào của phổi. Bệnh này xảy ra khi các tế bào phổi tăng sinh một cách không kiểm soát và không thực hiện các chức năng bình thường của chúng. Ung thư phổi thường được chia thành hai loại chính dựa trên hình thái của tế bào ung thư:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC – Non-Small Cell Lung Cancer): Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp ung thư phổi. NSCLC bao gồm các loại phụ như ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma), ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma), và ung thư biểu mô tế bào lớn (large cell carcinoma).
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC – Small Cell Lung Cancer): Chiếm khoảng 10-15% các trường hợp, loại này có tốc độ phát triển và lan rộng nhanh hơn NSCLC, thường liên quan đến việc hút thuốc lá.
Tập thể dục có tác dụng ra sao đối với điều trị bệnh ung thư phổi
Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhịp thở cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng ở phổi hoặc hệ hô hấp. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc hít thở sâu giúp tăng cường khả năng trao đổi oxy, giảm cảm giác khó thở và mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc vận động thường xuyên còn giúp cải thiện sức bền, giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc duy trì lối sống năng động và thường xuyên tập thể dục không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư. Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cơ thể có khả năng chống lại các tế bào ung thư còn sót lại hoặc nguy cơ phát triển ung thư mới.
Béo phì là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tái phát ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa và điều chỉnh hormone trong cơ thể. Nhờ vậy mà các căn bệnh khác bao gồm huyết áp cao và bệnh tiểu đường được kiểm soát và hạn chế tối đa.
Những bài vận động tốt cho người bị ung thư phổi
Tập thở
Cơ hoành nằm giữa phổi và bụng. Bài tập thở bằng cơ hoành giúp cho không khí di chuyển ra vào phổi mà không gây áp lực lên cơ hoành. Bệnh nhân ung thư phổi thường có cảm giác khó thở, dẫn đến khó khăn trong các hoạt động thường ngày. Việc phục hồi nhịp thở sẽ gia tăng sức bền, giúp bạn hoàn thành các bài tập dễ dàng hơn.
Khi thực hiện bài tập này, bạn sẽ hít thở sâu bằng cơ hoành, không phải chỉ bằng ngực. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái. Sau đó, đặt một tay lên bụng và tay còn lại lên ngực.Tiếp theo, hít vào từ từ qua mũi, cảm nhận bụng phồng lên (đây là lúc cơ hoành hoạt động). Bước sau, hãy thở ra chậm rãi qua miệng, cảm nhận bụng xẹp xuống. Bạn hãy lặp lại nhiều lần, tập trung vào việc thở đều và sâu.
Bài tập giãn cơ
Giãn cơ giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến cơ, cải thiện độ đàn hồi và hỗ trợ phục hồi cơ thể. Các bài tập kéo căng phần thân trên hàng ngày giúp mở rộng khoang ngực, tăng dung tích phổi, giúp phổi và cơ hoành hoạt động tự do, từ đó người bệnh dễ thở hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân sau xạ trị, vì xạ trị có thể gây căng cơ và làm tổn thương mô sẹo sau phẫu thuật.
Bài tập kéo căng có thể giúp cải thiện tình trạng cong xương sống do ngồi lâu, giảm ảnh hưởng đến dung tích phổi. Căng cơ cũng hỗ trợ kiểm soát căng thẳng và lo lắng, đặc biệt là khi sống chung với bệnh ung thư phổi. Để duy trì sự linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động, việc căng cơ thường xuyên là rất quan trọng.
Bài tập aerobic
Tập thể dục nhịp điệu hàng ngày là cách hiệu quả giúp người bệnh ung thư phổi cải thiện thể lực, sức khỏe tim mạch và khả năng trao đổi oxy. Các hoạt động như đi bộ, khiêu vũ hay những bài tập yêu thích khác có thể giúp tăng nhịp tim. Người bệnh được khuyến khích tập 150 phút mỗi tuần, nhưng cần bắt đầu với các bài tập nhẹ, mỗi buổi khoảng 10 phút, rồi dần dần nâng mức độ. Các buổi tập có thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào thuận tiện mà không cần đến phòng tập.
Tập thể dục cường độ thấp, như đi bộ, là phương pháp an toàn để bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi bộ quanh phòng, nghỉ ngơi và lặp lại. Dần dần tăng khoảng cách khi cảm thấy tự tin hơn và thực hiện nhiều lần trong ngày. Sử dụng máy đếm bước chân để theo dõi và đặt mục tiêu. Sau đó, từ từ tăng cường độ bằng cách thay đổi nhỏ, như đi cầu thang và đỗ xe xa hơn.
Bài tập luyện sức mạnh
Trải qua quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng mất cơ bắp do các yếu tố như hóa trị, xạ trị hoặc phải nằm và ngồi lâu vì cảm giác mệt mỏi. Các phương pháp điều trị này có thể làm giảm sức mạnh cơ bắp, làm yếu đi khả năng giữ thăng bằng và thậm chí gây loãng xương. Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập luyện sức mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Với sự phát triển của y học, các loại thuốc phục vụ điều trị ung thư phổi ra đời như: TAGRISSO 80,TAGRIX 80, OSIMERT 80, OSICENT 80, OMISGEN 80,PHOSIMER 80, LUCIOSIM 80. Mặc dù việc điều trị ung thư có thể giúp kiểm soát và giảm bớt sự phát triển của tế bào ung thư, nhưng việc tập thể dục vẫn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và chăm sóc sức khỏe tổng thể của bệnh nhân ung thư.