Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm gan B mạn tính

Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B, là bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm gan B sẽ biến thành viêm gan B mạn tính và gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Khi bị viêm gan B mạn tính cần phải thực hiệu điều trị bằng các loại thuốc đặc trị như Tenifo 300, Tenfovix 300mg, Topflovir 300mg.

1. Viêm gan B mạn tính là gì?

Viêm gan B mạn tính là tình trạng gan bị nhiễm trùng kéo dài trên 6 tháng. Virus HBV không bị loại bỏ mà tiếp tục tồn tại một cách âm thầm trong máu và gan của người bệnh. Nếu không được kiểm soát, viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong.

Khả năng viêm gan B chuyển thành mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi của người nhiễm. Người càng trẻ tuổi thì khả năng mắc viêm gan B mạn tính càng cao. Cụ thể, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80-90% trẻ sơ sinh nhiễm HBV trong năm đầu đời và 30-50% trẻ em bị nhiễm trước 6 tuổi sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người trưởng thành mắc bệnh chỉ dưới 5%.

2. Triệu chứng của viêm gan B mạn tính

Hầu hết những người bị viêm gan B mạn tính không có triệu chứng trong nhiều năm. Khi có triệu chứng, chúng thường giống với các dấu hiệu của nhiễm trùng cấp tính.

Nếu người bệnh mắc viêm gan B trong thời gian dài mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng, có khả năng cao đó là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, chứ không còn đơn thuần là bệnh viêm gan.

3. Nguyên nhân lây truyền viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mạn tính cũng do virus HBV gây ra. Các con đường lây nhiễm của virus này tương tự như HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của HBV cao gấp 100 lần so với HIV.

3.1. Lây truyền qua đường máu

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua máu thông qua một số con đường phổ biến sau:

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là trong việc tiêm chích ma túy.
  • Nhận truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu có chứa virus, hoặc sử dụng các dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách.
  • Xăm hình, xỏ khuyên, làm móng hoặc thực hiện các thủ thuật y tế, thẩm mỹ không đảm bảo vệ sinh, có thể làm lây lan virus.
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người bị nhiễm virus.

3.2. Lây nhiễm từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nhiễm HBV có thể truyền virus cho thai nhi, và tỷ lệ lây nhiễm phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh trong thai kỳ. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ lây nhiễm cho con chỉ khoảng 1%. Tỷ lệ này tăng lên 10% nếu nhiễm virus trong 3 tháng giữa thai kỳ và trên 60% trong 3 tháng cuối. Nếu không có biện pháp can thiệp sau sinh, nguy cơ lây truyền cho thai nhi có thể lên đến 90%.

3.3. Lây truyền qua đường tình dục

Viêm gan B có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ khác giới và đồng giới, khi tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu của người nhiễm virus. Tuy nhiên, viêm gan B không lây qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm, ho, hắt hơi, hay khi sử dụng chung đồ ăn uống, chơi đùa, hoặc ăn thực phẩm do người mang virus viêm gan B chế biến.

4. Điều trị viêm gan B mạn tính hiệu quả

4.1. Điều trị ngăn ngừa lây nhiễm HBV 

Nếu bạn nghi ngờ đã tiếp xúc với virus viêm gan B và không chắc chắn mình đã được tiêm phòng hay chưa, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Tiêm globulin miễn dịch trong vòng 12 giờ sau khi tiếp xúc với virus có thể giúp ngăn ngừa bệnh.

4.2. Điều trị viêm gan B mãn tính

Hầu hết những người được chẩn đoán viêm gan B mạn tính sẽ cần điều trị suốt đời. Điều trị không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm ở gan mà còn ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác. Các phương pháp điều trị viêm gan B mãn tính bao gồm:

  • Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B: Những thuốc này giúp ngăn chặn virus và làm giảm tổn thương cho gan. Các loại thuốc phổ biến như Tenifo 300, Tenfovix 300mg, và Topflovir 300mg chứa hoạt chất Tenofovir disoproxil fumarat 300mg. Ngoài ra, trong một số trường hợp, thuốc này có thể được kết hợp với các thuốc kháng virus khác để điều trị và phòng ngừa phơi nhiễm HIV. Các thuốc điều trị viêm gan B mãn tính được sử dụng qua đường uống.

 

  • Thuốc tiêm interferon: Thuốc này kích thích hệ miễn dịch để tiêu diệt virus và các tế bào bị nhiễm. Tuy nhiên, interferon có thể gây các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn và khó thở.
  • Ghép gan: Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng (xơ gan giai đoạn cuối), bác sĩ có thể chỉ định ghép gan. Đây là quá trình thay thế một phần hoặc toàn bộ gan bị hư hỏng của người bệnh bằng gan khỏe mạnh.

Người nhiễm HBV lâu dài mà không được điều trị có thể phát triển thành viêm gan B mãn tính. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong nhiều năm, nhưng khi có thì tình trạng bênh đã khá nặng. Điều trị viêm gan B mãn tính thường bao gồm thuốc ức chế virus HBV và đôi khi là tiêm interferon hoặc ghép gan nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng.