Chuyển vị các đại động mạch là một khiếm khuyết bẩm sinh hiếm gặp ở tim. Đa số trẻ được phát hiện và điều trị sớm chuyển bị các đại động mạch bằng phương pháp phẫu thuật trong vài tháng đầu sau sinh.
1. Chuyển vị đại động mạch là gì?
Chuyển vị đại động mạch là một bệnh lý tim mạch bẩm sinh xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trong bệnh lý này, hai động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim đến phổi và đến các cơ quan trong cơ thể không được kết nối như bình thường, chúng bị đảo vị trí (chuyển vị).
Trong chuyển vị đại động mạch, các hiện tượng sau sẽ xảy ra:
Động mạch chủ nối với tâm thất phải, trong khi bình thường nó phải nối với tâm thất trái.Động mạch phổi được kết nối với tâm thất trái, trong khi bình thường phải nối với tâm thất phải.
Điều này có nghĩa là:
Máu nghèo oxy (màu xanh) được cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thay vì đến phổi.Máu giàu oxy (màu đỏ) trở lại phổi thay vì cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
Điều này trái ngược với hoạt động bình thường của tim. Tính mạng của trẻ sẽ gặp nguy hiểm nếu không được điều trị.
Chuyển vị đại động mạch có thể xuất hiện một mình hoặc kèm theo các vấn đề tim mạch khác như tắc nghẽn dòng máu chảy từ tâm thất phải đến động mạch chủ, bất thường cấu trúc động mạch vành và thông liên thất.
Bệnh chuyển vị đại động mạch là tình trạng động mạch chủ và động mạch phổi bị hoán đổi vị trí với nhau.
2. Triệu chứng của chuyển vị đại động mạch
Các triệu chứng của chuyển vị đại động mạch bao gồm:
Da tím tái
Hơi thở ngắn
Thiếu cảm giác thèm ăn
Tăng cân kém
Chuyển vị đại động mạch thường được phát hiện ngay khi em bé được sinh ra hoặc trong tuần đầu tiên sau sinh. Nếu các triệu chứng bệnh như màu da bé tím tái, đặc biệt là trên khuôn mặt, xuất hiện sau khi trẻ đã ra viện thì cần đưa bé đi khám trở lại ngay lập tức.
3. Nguyên nhân gây chuyển vị đại động mạch
Chuyển vị đại động mạch xảy ra ở giai đoạn thai nhi đang trong thời kỳ phát triển, trong đó có hoàn thiện cấu trúc và chức năng của tim. Đa số các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố như di truyền, rubella hoặc các bệnh do virus khác mắc phải trong thai kỳ, tuổi mẹ trên 40, mẹ mắc bệnh tiểu đường đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ thai nhi bị chuyển vị đại động mạch
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chuyển vị đại động mạch
Một số các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc chuyển vị đại động mạch ở trẻ sơ sinh:
Bà mẹ mắc bệnh rubella hoặc bệnh virus khác trong thời kỳ mang thai
Bà mẹ uống rượu bia khi mang thai
Bà mẹ hút thuốc lá khi mang thai
Bà mẹ quản lý bệnh tiểu đường kém.
Phẫu thuật giúp điều trị bệnh chuyển vị đại động mạch
5. Biến chứng của chuyển vị đại động mạch
Các biến chứng tiềm ẩn của chuyển vị đại động mạch bao gồm:
Thiếu oxy đến các mô cơ quan: Các cơ quan trong cơ thể bé sẽ nhận được rất ít oxy (thiếu oxy). Trừ khi có sự pha trộn giữa máu giàu oxy và nghèo oxy, nếu không trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao. Suy tim: Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nó có thể phát triển theo thời gian vì tâm thất phải được bơm dưới áp lực cao hơn bình thường. Các cơ tim có thể yếu và cứng theo thời gian. Tổn thương phổi: Quá nhiều máu giàu oxy có thể gây tổn thương phổi, khiến việc hô hấp trở nên khó khăn.
Hở van tim là một biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật chuyển vị đại động mạch
6. Phẫu thuật thường diễn ra vào tuần đầu đời của bé.
Trong suốt phẫu thuật, động mạch chủ và động mạch phổi sẽ được di chuyển đến đúng vị trí của nó: động mạch chủ gắn với tâm thất trái và động mạch phổi gắn với tâm thất phải. Động mạch vành sẽ được gắn nối với động mạch chủ.
Nếu trẻ có thông liên thất hoặc thông liên nhĩ, những lỗ thông này sẽ được đóng trong phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lỗ thông liên thất nhỏ tự đóng lại mà không can thiệp tới nó.
Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật chuyển vị đại động mạch gồm có:
Hẹp động mạch vành
Rối loạn nhịp tim
Cơ tim yếu hoặc cứng cơ dẫn đến suy tim
Hẹp ở các vị trí kết nối các động mạch lớn
Hở van tim
7. Phòng ngừa chuyển vị đại động mạch
Nếu gia đình có tiền sử có dị tật tim hoặc đã sinh em bé có khiếm khuyết tim bẩm sinh, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên về di truyền và tim mạch để được tư vấn trước khi mang thai.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị tốt nhất để có một kỳ mang thai khỏe mạnh. Ví dụ, trước khi mang thai, bạn cần tiến hành tiêm chủng vắc-xin để phòng ngừa bệnh tật cho trẻ và bắt đầu uống vitamin tổng hợp axit folic hàm lượng 400 microgam.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn