Thỉnh thoảng có cơn trào ngược dịch từ dạ dày trở lại vào thực quản thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trào ngược axit thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đây là một vấn đề tiêu hóa mãn tính có thể gây ra các biến chứng y khoa.
1. Trào ngược dịch dạ dày thực quản
Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở xảy ra khi acid từ dạ dày bằng một cách nào đó di chuyển ngược lên thực quản. Nếu một người xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dịch dạ dày vào đường thở nhiều hơn hai lần mỗi tuần, họ có thể đang mắc một bệnh gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Theo nghiên cứu của Viện Tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Mỹ hiện có khoảng 20% người dân nước này mắc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1.1. Triệu chứng của bệnh trào ngược dịch dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bệnh nhân cảm thấy nóng rát và khó chịu ở ngực và phần cổ phía sau, cảm giác này thường được gọi là ợ nóng.
Ngoài ra trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn đến cảm giác chua hoặc đắng trong khoang miệng thậm chí có thể đẩy ngược thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày trở lại miệng.
Trong một số trường hợp, GERD có thể gây ra tình trạng khó nuốt, đôi khi còn dẫn đến một số vấn đề về đường hô hấp như ho mạn tính hoặc hen suyễn.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản liên quan đến cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới là một dải cơ tròn ở phía cuối thực quản. Khi hoạt động bình thường, nó sẽ mở ra khi bạn nuốt và sau đó thắt chặt lại khiến cho nước và thức ăn được giữ lại trong dạ dày mà không trào ngược lên.
Một rối loạn khiến cơ thắt thực quản không hoạt động bình thường làm cho dịch tiêu hóa cũng như các thực phẩm tiêu hóa dở bị đẩy ngược trở lại thực quản.
Ợ nóng là biểu hiện thường thấy của trào ngược dạ dày thực quản
1.3. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nếu nghi ngờ một bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và khai thác các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Bên cạnh đó họ có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp sau đây để chẩn đoán chính xác tình trạng trào ngược dạ dày thực quản:
Uống dung dịch Bari: Dung dịch bari được sử dụng như một chất phản quang để ghi lại hình ảnh đường tiêu hóa trên của bệnh nhân qua đó xác định tình trạng GERD.Nội soi trên: Một ống nội soi gắn với một camera nhỏ được luồn vào thực quản để kiểm tra và lấy mẫu sinh thiết nếu cần.Theo dõi pH thực quản: Thông qua một thiết bị đặt trong thực quản, các kỹ thuật viên có thể xác định thời điểm acid dạ dày trào ngược vào thực quản.
1.4. Bệnh trào ngược dịch dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Khoảng hai phần ba số trẻ dưới 4 tháng tuổi và 10% trẻ dưới một tuổi mắc những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh bao gồm: Chán ăn, Khó nuốt, Nghẹt thở, Thường ợ hoặc nấc, Khó chịu trong và sau khi ăn, Giảm cân hoặc phát triển chậm, Ho hoặc tái phát viêm phổi nhiều lần, Khó ngủ
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán phát hiện sớm bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Viêm thực quản
1.5. Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trong hầu hết các trường hợp, GERD không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng vẫn có khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Các biến chứng của GERD bao gồm: Viêm thực quản, Hẹp thực quản, xảy ra khi thực quản thu hẹp hoặc thắt chặt, Tổn thương niêm mạc thực quản, Ung thư thực quản, Hen suyễn, ho mạn tính hoặc các vấn đề về đường hô hấp khác khi acid trong dạ dày trào ngược xâm nhập vào đường hô hấp,Mòn răng, viêm lợi hoặc các vấn đề về răng miệng khác.
2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Có nhiều sự lựa chọn trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bao gồm thay đổi thói quen sinh hoạt, dùng thuốc, phẫu thuật… Dưới đây là một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường được các bác sĩ chỉ định:
2.1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc được áp dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
Thuốc kháng acid
Thuốc kháng histamin H2 hay thuốc chẹn thụ thể H2
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn histamin H2 hay thuốc ức chế bơm proton mạnh hơn. Nếu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, chỉ định phẫu thuật sẽ được thực hiện
Một số loại thuốc điều trị GERD có thể gây ra những tác dụng phụ và cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.
Các loại thuốc kháng histamin H2
2.2. Phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản
Trong hầu hết các trường hợp mắc trào ngược dạ dày thực quản, việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc là đủ để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của GERD. Nhưng đôi khi bệnh trở lên nghiêm trọng thì phẫu thuật sẽ là chỉ định cần thiết.
Bác sĩ sẽ đề nghị chỉ định phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân đã thay đổi lối sống hoặc dùng các loại thuốc điều trị mà không thu lại kết quả. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể phải phẫu thuật trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản đã phát triển các dạng biến chứng.
Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản tương đối đa dạng về lựa chọn. Phẫu thuật thắt chặt cơ thắt thực quản dưới là phương pháp phẫu thuật được xem là tiêu chuẩn trong phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản ngoài ra một số hình thức phẫu thuật khác như nội soi, endo Clinch….
Phẫu thuật Linx cũng là một phương pháp tương đối hiệu quả. Phương pháp này sử dụng một thiết bị đặc biệt tên là Linx chứa các hạt Titan nhỏ quấn quanh cơ thắt thực quản giữ cho cơ này co thắt cũng như đóng mở một cách bình thường.
2.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Ở một số người, những loại thực phẩm và đồ uống sau đây có thể gây ra các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản: Thực phẩm giàu chất béo: Đồ ăn, uống cay, Sô cô la, Trái cây họ cam, quýt, Dứa, Cà chua, Hành, tỏi, Cây bạc hà, Rượu, Cà phê, trà và nước ngọt, Hạn chế ăn hoặc uống những loại thực phẩm kể trên có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
2.4. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Một số biện pháp thay đổi lối sống cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ví dụ: Bỏ thuốc lá, Giảm cân, Chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, Nhai kẹo cao su sau khi ăn, Tránh nằm ngay sau khi ăn, Tránh một số loại thực phẩm cũng như đồ uống làm tăng triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản, Không mặc quần áo quá chật, Nghỉ ngơi, thư giãn bằng các bài tập yoga.
Ngoài ra một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản tương đối hiệu quả như: Hoa cúc, Rễ cây cam thảo, Rễ cây thục quỳ, Cây du trơn
Mặc dù chưa có những nghiên cứu chính thức tuy nhiên nhiều người đã sử dụng những loại thảo mộc kể trên trong bữa ăn và cho biết tình trạng trào ngược dạ dày thực quản đã giảm đáng kể.
Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở là tình trạng bình thường của cơ thể tuy nhiên nếu chúng diễn ra liên tục trong khoảng thời gian kéo dài thì đó có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản thông thường là thay đổi thói quen cũng như lối sống kết hợp với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên khi các phương pháp này không mang lại hiệu quả, các chỉ định phẫu thuật sẽ được xem xét và áp dụng.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn