Bệnh lý tăng huyết áp và đau thắt ngực có mối liên hệ thường xuyên và mạnh mẽ với nhau. Theo một thống kê cho thấy có khoảng 15% bệnh nhân tăng huyết áp có biểu hiện đau thắt ngực và ngược lại, khoảng 70% bệnh nhân bị đau thắt ngực có mắc kèm tăng huyết áp. Bên cạnh đó tăng huyết áp và đau thắt ngực cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm điển hình như bệnh mạch vành có tỉ lệ tử vong cao.
1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp
Chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg được xem là bình thường, khi đó máu di chuyển qua cơ thể với một tốc độ nhất định. Nhưng nếu được chẩn đoán với bệnh tăng huyết áp, chỉ số luôn ở trên 140/90 mmHg, máu sẽ di chuyển qua các động mạch ở áp suất cao, tạo sức ép nhiều hơn lên thành mạch, gây tổn hại cho tim và các mạch máu.
Biến chứng của tăng huyết áp có thể bao gồm:
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ tim mạch, gây hình thành xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là tình trạng bệnh lý trong đó các mảng xơ mỡ bám và gây hẹp dần lòng động mạch.Khi tình trạng xơ vữa này xảy ra ở các động mạch vành (động mạch nuôi tim) và ngày càng gia tăng đến một mức độ gây hẹp nặng lòng động mạch sẽ gây nên triệu chứng đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.Bệnh nhân bị tăng huyết áp thường mắc kèm các tình trạng rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn mỡ máu, đề kháng insulin, v.v. cũng được cho là các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch.Tăng huyết áp nếu không được kịp thời phát hiện có thể dẫn đến đột quỵ.
Chỉ có khoảng 5% người mắc tăng huyết áp xác định được nguyên nhân và có khả năng điều trị triệt để bao gồm:
Các bệnh về thận: Hẹp động mạch thận, viêm cầu thận, sỏi thận…Bệnh nội tiết: Đái tháo đường, cường giáp, cường tuyến yên, u tuyến thượng thận…Bệnh tim mạch (tim và mạch máu): Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, hở van tim
Nhiễm độc thai nghén.
95% còn lại không tìm được nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Nhưng người ta nhận thấy, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hiện tại:
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi thuộc nhóm có nguy cơ cao hơn.
Yếu tố gia đình: Nếu gia bố mẹ, anh, chị em của bạn bị tăng huyết áp thì bạn có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn người khác.
Tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn
Lối sống tĩnh tại, ít vận động
Thường xuyên căng thẳng, stress
Hút thuốc lá
Ăn mặn, chế độ ăn nhiều chất béo
Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
Sử dụng các thuốc nội tiết tố.
Ăn mặn cũng là một trong số nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp
2. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và đau thắt ngực
Những bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể bị đau thắt ngực dù động mạch vành không bị hẹp. Nguyên nhân được cho là do suy các vi mạch vành (bất thường về cấu trúc hay suy chức năng của các động mạch vành rất nhỏ).
Các bất thường này được quan sát khi bệnh nhân có tình trạng phì đại cơ tim xảy ra do tăng huyết áp nặng và lâu ngày. Ngoài ra, một số nữ giới ở độ tuổi mãn kinh bị tăng huyết áp cũng có những triệu chứng của đau thắt ngực. Nguyên nhân được cho là do sự suy giảm nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen và ảnh hưởng đến chức năng vi mạch vành.
Khi điều trị những bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đau thắt ngực, cần phân biệt rõ triệu chứng đau thắt ngực là do bệnh phì đại cơ tim do tăng huyết áp hay là một tình trạng hẹp động mạch vành thực sự do xơ vữa gây ra. Từ đó, mới có phương pháp kiểm soát và điều trị phù hợp nhất.
Những bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể bị đau thắt ngực dù động mạch vành không bị hẹp
3. Phòng ngừa, kiểm soát tăng huyết áp
Duy trì chỉ số huyết áp ở mức 120/80mmHg hoặc thấp hơn được xem là mục tiêu lý tưởng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, chỉ số huyết áp mục tiêu có thể sẽ khác nhau:
Với những người trên 60 tuổi, mục tiêu điều trị là huyết áp dưới 150/90mmHgVới những người lớn khỏe mạnh dưới 60 tuổi, huyết áp mục tiêu là 140/90mmHg hoặc thấp hơnNếu có bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường hoặc bệnh động mạch vành hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành, huyết áp mục tiêu là 130/80 mmHg hoặc thấp hơnNếu bạn có rối loạn chức năng tâm thất trái hay suy tim, hoặc có bệnh thận mạn tính nặng, mục tiêu điều trị sẽ là 120/80 mmHg hoặc thấp hơn.
Ngoài ra cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện được chỉ số huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tăng huyết áp bao gồm:
Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.
Tích cực giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2Duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
Hạn chế uống rượu, bia: Với nam, số lượng ít hơn 3 cốc/ngày và không quá 14 cốc/tuần. Với nữ dưới 2 cốc/ngày và tổng cộng ít hơn 9 cốc/tuần. Cốc tiêu chuẩn tương đương với 330ml bia hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml rượu mạnh.
Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào.
Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.
Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
Tránh bị lạnh đột ngột.
Bạn nên ngừng hoàn toàn việc hút thuốc để cải thiện được chỉ số huyết áp
Tăng huyết áp và đau thắt ngực là những biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng bất thường như đau thắt ngực để được tư vấn và tầm soát sớm bệnh qua đó có biện pháp điều trị hiệu quả.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn