Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng. Vì một nguyên nhân nào đó, trong ổ bụng xuất hiện nước gây hiện tượng cổ trướng. Thông qua thăm khám các bác sĩ có thể chẩn đoán được những bệnh liên quan đến cổ trướng.
1. Khám lâm sàng hội chứng cổ trướng
Trên lâm sàng, khi khám cổ trướng để có kết luận, cần dựa vào các triệu chứng sau:
1.1 Nhìn
Nhìn ngoài da: Da bụng căng bóng hoặc hơi nề, rốn lồi.Tuỳ theo loại nguyên nhân, có thể có tuần hoàn bàng hệ: Những tĩnh mạch dưới da bụng nổi to, căng, ngoằn ngoèo. Bụng căng bè ra hai bên khi nằm. Bụng xệ ra phía trước và xuống dưới khi đứng hoặc ngồi. Nhìn hình thái bụng: Nếu nước quá căng, có thể phình qua những chỗ cơ thành bụng yếu tạo thành những túi nước ở ngay dưới da (sổ bụng).
Nhìn hình thái bụng, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng cổ trướng ở người bệnh
1.2 Sờ
Sờ bằng hai tay sẽ thấy bụng căng nếu lượng nước nhiều. Tìm dấu hiệu sóng vỗ để xác định lượng nước trong ổ bụng.
Một bàn tay đặt ở giữa bụng (tay người phụ khám hay tay người bệnh).Một bàn tay bên này của thầy thuốc đặt vào một bệnh vùng mạn sườn của người bệnh.Còn một bên kia của thầy thuốc đập vỗ nhẹ vào mạn sườn bên kia của người bệnh.
Nếu trong ổ bụng có nước, tay đặt sẽ có cảm giác như những đợt sóng dội vào sau mỗi lần đập vỗ của tay kia. Dấu hiệu sóng vỗ chỉ có khi lượng nước trong ổ bụng nhiều hoặc trung bình, và là thể tự do.
Khi ổ bụng có nước mà một tạng đặc nào trong ổ bụng to ra (lách gan) nếu ta ấn nhẹ vào tạng đó thì sẽ chìm sâu xuống rồi từ từ nổi lên chạm vào tay, cảm giác như một cục đá lửng lơ trong một cốc nước.
1.3 Gõ
Gõ là phương pháp xác định cổ trướng chắc chắn nhất. Người bệnh nằm ngửa, bác sĩ gõ từ vùng rốn ra xung quanh theo hình nan hoa, nếu có cổ trướng, ta thấy trong ở phần trên và đục ở hai bên đục ở vùng thấp. Giới hạn của vùng đục là một đường cong, mặt lõm quay lên trên. Tùy theo lượng nước nhiều hay ít, mà giới hạn vùng đục rộng hay hẹp.
Gõ giúp bác sĩ xác định chắc chắn nhất tình trạng hội chứng cổ trướng
2. Các dạng cổ trướng
2.1 Cổ trướng toàn thể loại ít nước
Chẩn đoán khó hơn loại nhiều nước. Thông qua nhìn hoặc sờ để tìm dấu hiệu sóng vỗ, khó phát hiện. Chẩn đoán xác định ở đây chủ yếu bằng cách gõ phối hợp với thăm âm đạo trực tràng và nhất là chọc dò cổ trướng hút ra có nước. Trong những trường hợp khó xác định, ta có thể chọc dò ổ bụng hút nước để chẩn đoán.
2.2 Cổ trướng khu trú
Do màng bụng bị dính nhiều chỗ, khu trú nước ở một vùng mà không lan rộng toàn thể ổ bụng. Gõ thấy ổ bụng chỗ đục, chỗ trong xen kẽ nhau. Sờ thấy có những chỗ căng như có nước, chỗ cứng thành mảng hơi đau do màng bụng bị dính. Chọc dò nhẹ nhàng những vùng nghi là có nước có thể hút ra nước.
Khi chọc dò ở bệnh nhân hội chứng cổ trướng khu trú có thể dễ dàng hút ra nước.
3. Các xét nghiệm cổ trướng
Sau khi chọc dò hút nước, ta cần nhận định nước cổ trướng, sẽ có các loại sau đây:
Nước trong, trắng hoặc hơi vàng: Thường là loại nước có lượng protein thấp, gặp trong các bệnh viêm thận, suy tim gây nên cổ trướng.Nước vàng chanh: Thường do có lượng protein cao gặp trong các nguyên nhân viêm hoặc u.Nước có máu: Máu ở đây không đông, thường do các nguyên nhân u hoặc viêmNước đục như mủ: Do viêm có mủ trong ổ bụng, hiếm.Nước đục như nước gạo (dưỡng chấp): Rất hiếm.
Làm phản ứng Rivalta: Mục đích làm phản ứng này để đánh giá lượng protein trong nước cổ trướng, do đó xác định nguyên nhân.Tiến hành: Dùng một cốc thuỷ tinh cho vào 100ml nước cất, nhỏ 4 giọt axit axetic, rồi nhỏ dần từng giọt nước cổ trướng vào.Phản ứng dương tính: Nước cổ trướng nhỏ vào dần dần sẽ trở nên vẩn trắng đục lơ lửng trong cốc nước giống như khói thuốc lá. Như vậy là hiện tượng protein trong nước cổ trướng cao > 30g/lít và nguyên nhân gây nên cổ trướng thường là viêm hay u. Ta gọi chung là nước rỉ viêm.Phản ứng âm tính: Nước cổ trướng rõ vào, không có hiện tượng vẩn đục trắng. Lượng protein ở đây thấp < 30g/lít và nguyên nhân do nước từ mạch máu hay các khoảng gian bào thấm vào ổ bụng. Ta gọi là dịch thấm.
Làm phản ứng Rivalta giúp đánh giá lượng protein trong nước cổ trướng
Các xét nghiệm khác: Định lượng protein.Tìm vi khuẩn (soi và cấy).Tìm tế bào: Hồng cầu, bạch cầu, tế bào ung thư.Định tính và định lượng dưỡng chấp.Tìm các thành phần hoá học khác như urê.
Dựa vào khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh gây cổ trướng. Qua đó kịp thời có phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn