Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý gây ra do rối loạn chức năng của ống tiêu hóa, tuy không nguy hiểm đến tính mạng gây ra nhiều trị chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Rất nhiều người thắc mắc liệu hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? Việc điều trị bệnh chủ yếu là giải quyết triệu chứng và giải quyết yếu tố liên quan nên thường dai dẳng.
1. Tổng quan hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS – irritable bowel syndrome) là rối loạn chức năng của toàn bộ ống tiêu hóa nhưng những biểu hiện của bệnh chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Bệnh nhân thường xuyên mắc phải tình trạng rối loạn tiêu hóa (ỉa chảy, táo bón, đau bụng) tái diễn nhiều lần trên 6 tháng mà không tìm được bất kỳ nguyên nhân tổn thương thực thể nào tại đường tiêu hóa. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, gây ra những rối loạn tâm lý của người bệnh.
Cơ chế gây ra hội chứng ruột kích thích:
Những rối loạn chức năng tại ống tiêu hóa trong hội chứng ruột kích thích gây ra do tăng tính nhạy cảm, ruột dễ kích thích hơn với những tác nhân, giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột, gây rối loạn vận động của ruột, tăng nhu động ruột gây ỉa chảy và đau bụng, giảm nhu động ruột gây táo bón.Các yếu tố thần kinh trung ương như: Stress, rối loạn về tinh thần, yếu tố tâm lý là yếu tố dẫn tới sự xuất hiện hay tái phát bệnh. Điều này lý giải cho xu hướng bệnh ngày càng tăng lên khi điều kiện kinh tế và xã hội phát triển.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng ruột kích thích: Biểu hiện những rối loạn trên toàn bộ ống tiêu hóa.
Xuất hiện biểu hiện rối loạn chức năng ống tiêu hóa trên như: Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu gây đầy tức bụng.Ống tiêu hóa dưới: Triệu chứng chủ yếu của bệnh là những rối loạn ở đại tràng, chia thành 3 thể, các thể có thể xuất hiện xen kẽ nhau hoặc đơn độc.Táo bón: Người bệnh thường xuyên bị táo bón, nhận biết bằng dấu hiệu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng, lổn nhổn như phân dê, thường kèm theo đau bụng, đầy chướng.Ỉa chảy: Người bệnh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân thường lỏng nát nhưng không có máu kèm theo phân, đi ngoài thường trên 3 lần. Đôi khi người bệnh phải chạy vội vào nhà vệ sinh.Đau bụng: Người bệnh có những biểu hiện đau bụng và đầy chướng bụng là chủ yếu. Ngoài ra, người bệnh mắc bệnh lâu ngày có thể kèm theo những triệu chứng khác như đau đầu, mất ngủ, rối loạn về tâm lý do lo âu về bệnh tật.
Đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Các biểu hiện cận lâm sàng: do đây là một rối loạn chức năng nên trên cận lâm sàng không phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Xét nghiệm máu thường bình thường.Xét nghiệm phân, cấy phân tìm vi khuẩn, nấm thường âm tính.Sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học niêm mạc đại tràng bình thường.Chụp X.Q khung đại tràng, bình thường hoặc xuất hiện một chút rối loạn co bóp nhu động. Nội soi đại – trực tràng: Đây là phương pháp chẩn đoán có giá trị cao nhất trong chẩn đoán hội chứng ruột kích thích và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác. Nội soi kết quả bình thường.
Như vậy, hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng bệnh, kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng bình thường.
Việc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và chế độ ăn uống tập luyện là chính cho nên nếu thắc mắc hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không, thì câu trả lời là không vì hiện chưa có phương pháp điều trị nguyên nhân mà chỉ điều trị để làm giảm bớt hay kiểm soát triệu chứng của bệnh.
2. Vì sao hội chứng ruột kích thích khó chữa dứt điểm?
Rất nhiều người mắc bệnh muốn tìm kiếm việc cần hội chứng ruột kích thích kéo dài bao lâu? Hay hội chứng ruột kích thích có tự khỏi không?
Để trả lời câu hỏi này thì cần biết bệnh có phương pháp điều trị khỏi không. Tình trạng này có thể điều trị triệu chứng và hạn chế sự tái phát bệnh tuy nhiên khó có thể điều trị dứt điểm được bởi một số lý do sau:
Đây là một rối loạn chức năng không hẳn là tình trạng bệnh lý, không rõ nguyên nhân gây bệnh chỉ có một số yếu liên quan tới các triệu chứng bệnh. Cho nên việc điều trị mà không thể loại bỏ được các yếu tố thuận lợi và được nguyên nhân thì sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần.Ngoài việc dùng thuốc để làm giảm bớt các triệu chứng của người bệnh thì việc nhận biết và loại bỏ các yếu tố thuận lợi như thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện là rất quan trọng trong việc điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, không phải người mắc hội chứng ruột kích thích nào cũng có thể kiểm soát các yếu tố như chế độ ăn uống tránh đồ ăn có sinh hơi, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có gas, nhiều đường, thức ăn để lâu bảo quản không tốt, nếu bị ỉa chảy nên hạn chế đồ ăn có nhiều chất xơ; đảm bảo tập luyện và thư giãn tránh đừng quá căng thẳng, lo lắng. Việc không kiểm soát tốt chế độ ăn uống và căng thẳng là nguyên nhân gây khởi phát bệnh.Bởi bệnh nhân luôn có tâm lý lo lắng vì tại sao bệnh lại tái đi tái lại nhiều lần. Lo lắng bệnh có phải một tình trạng ác tính không, từ đó gây tâm lý căng thẳng trở thành vòng xoắn bệnh lý. Càng lo lắng bệnh lại càng dễ tái phát và khi tái phát lại lo lắng nên việc điều trị cứ kéo dài dai dẳng. Khi được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, cần đưa ra một kế hoạch điều trị hội chứng ruột kích thích và bệnh nhân cần phải được xác định rằng hội chứng ruột kích thích là một bệnh không chữa khỏi mà chỉ ổn định cho bệnh nhân. Như vậy sẽ tránh những lo lắng và tiêu cực gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Hội chứng ruột kích thích khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát
Hội chứng ruột kích thích dễ tái phát và quá trình điều trị kéo dài dai dẳng cho nên cần xác định trước để yên tâm không phải lo lắng. Đây là tình trạng không gây nguy hiểm đến tính mạng cho nên tránh việc quá lo lắng mà làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bản thân.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn