Sán là gan là bệnh lý mãn tính thường gặp, có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng đến ống dẫn mật và gan nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Nhận biết được cách phát hiện triệu chứng bệnh sán lá gan sẽ đem lại cơ hội điều trị bệnh tốt, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan?
Sán lá gan là một loài ký sinh trùng có hình dạng chiếc lá, có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa và trở thành nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh ở các cơ quan trong cơ thể. Sau khi đi vào cơ thể người, vùng gan và ống mật sẽ là nơi sán lá gan lựa chọn ký sinh.
Bệnh sán lá gan được phân loại thành 2 loại: lớn và nhỏ.
Sán lá gan nhỏ: gồm 3 loài có tên khoa học là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus;
Sán lá gan lớn: gồm 2 loài có tên khoa học là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.
Sán lá gan lớn: lây nhiễm chính cho các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,… Con người nếu ăn phải các loại rau mọc dưới nước (rau muống, rau cần, rau ngổ,…) hoặc uống nguồn nước có chứa ấu trùng thì sẽ bị mắc bệnh. Có thể chia quá trình xâm nhập và gây bệnh ở người. có 2 giai đoạn: Giai đoạn xâm nhập vào gan;Giai đoạn xâm nhập vào ống mật.
Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan và hệ thống ống mật
2. Triệu chứng của bệnh
Trong giai đoạn ủ bệnh, sẽ rất khó phát hiện ra những dấu hiệu bệnh rõ rệt, vì còn phải tùy thuộc vào số lượng ấu trùng mà người bệnh đã ăn phải. Thông thường, đối với sán lá gan nhỏ thì con người phải nhiễm trên 100 con sán mới có triệu chứng rõ rệt.
Vì sán lá gan kí sinh và đẻ trứng trong lá gan và ống mật nên có thể khiến người mắc bệnh có một số triệu chứng sau đây:
Vàng da hoặc da xanh, nhợt nhạt: Khi kí sinh trong cơ thể con người sẽ gây tắc nghẽn, làm nhiễm trùng gan và ống dẫn mật. Vì thế, nếu bệnh nhân nhiễm sẽ có biểu hiện vàng da hoặc da xanh, nhợt nhạt. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp nhiễm thì tình trạng da xanh, nhợt nhạt cũng có thể là do bị nôn nhiều, chán ăn, tiêu chảy;Khó chịu, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy: Đây đều là hậu quả do ống dẫn mật bị tắc gây ra. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng;Đau bụng: Những cơn đau quặn bụng xảy ra khi di chuyển từ ruột đến gan, chui qua Glisson để vào gan hoặc chui đến ống mật và khiến ống mật bị tắc nghẽn;Sụt cân: Việc nhiễm làm người bệnh mất cảm giác ngon miệng, gây chán ăn. Chính vì vậy, người mắc bệnh trong thời gian dài sẽ dễ sụt cân;Nổi ban: Trong giai đoạn đầu khi xâm nhập vào gan, nổi ban trên da là triệu chứng khá phổ biến. Đây là hệ quả xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm trùng mà gây ra ở trên gan;
Ngoài ra, sán lá gan kí sinh gây tắc nghẽn ở các ống mật, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra và làm bệnh nhân có triệu chứng sốt.
3. Phương pháp phát hiện bệnh sán lá gan
Để phát hiện được sán ở lá gan hoặc ở ống mật, có 3 phương pháp bao gồm:
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh (chụp CT, chụp MRI, siêu âm gan): Bác sĩ sẽ phát hiện hình ảnh dày bao gan tương ứng với vị trí tổn thương, các ổ âm hỗn hợp hình tổ ong hoặc hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.Xét nghiệm máu để chẩn đoán miễn dịch học: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm ELISA. Nếu như bệnh nhân mắc hoặc từng mắc sán lá gan thì cơ thể sẽ tự sản sinh ra chất kháng thể kháng lại sán trong huyết thanh và cho ra kết quả xét nghiệm dương tính. Xét nghiệm dịch mật hoặc phân phát hiện trứng : Vì tỷ lệ phát hiện trứng sán rất thấp nên đây là phương pháp mang tính chất tham khảo, người bệnh sẽ cần phải xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục. Ngoài ra, để cho ra kết quả chính xác nhất, bệnh nhân có thể phải kết hợp thêm với các phương pháp chẩn đoán khác.
Bệnh sán lá gan có thể được phát hiện và chẩn đoán bằng các xét nghiệm cận lâm sàng
4. Điều trị bệnh sán lá gan như thế nào?
4.1. Nguyên tắc điều trị
Phát hiện và điều trị sớm, sử dụng thuốc đặc hiệu, đủ liều;Điều trị hỗ trợ khi cần thiết nhằm mục đích nâng cao thể trạng của người bệnh;Chống chỉ định điều trị với những trường hợp phụ nữ đang trong thai kỳ, đang bị bệnh cấp tính, suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…; hoặc cơ địa của người bệnh dị ứng với thuốc cần dùng.
4.2. Các phương pháp điều trị bệnh
Thuốc sử dụng để điều trị bệnh sán lá gan là Triclabendazole;Đối với giai đoạn cấp tính, nếu bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng thì sử dụng thuốc Corticosteroid (ngắn hạn);Đối với các biến chứng như viêm đường mật, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả quá trình điều trị bằng cách giữ lại bệnh nhân mắc ít nhất 3 ngày tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được tái khám sau 3 tháng và sau 6 tháng điều trị.
Sán lá gan là một bệnh lý dễ lây lan và có thể để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân thân có những triệu chứng người bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám, chẩn đoán và tiếp nhận điều trị.
Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929 620 660 hoặc truy cập vào website: https://nhathuocaz.com.vn