Tình trạng đau xương hàm gần mang tai là tình trạng những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm. Xương hàm đảm nhiệm nhiều chức năng như ăn, uống, nói chuyện nên khi bị đau sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động này.
Cảm giác đau nhẹ sẽ đột ngột xuất hiện và sẽ tự biến mất ở thời điểm ban đầu nhưng càng về sau cơn đau xương hàm sẽ càng dữ dội hơn, kéo dài trong nhiều ngày. Lúc này chức năng của xương hàm sẽ bị suy giảm, làm ảnh hưởng tới hoạt động ăn uống cũng như giao tiếp hằng ngày của người bệnh.
Hiện tượng đau xương hàm gần mang tai sẽ xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, người già hay trẻ nhỏ, nam giới hay nữ giới. Đặc biệ, nữ giới ở giai đoạn dậy thì và mãn kinh sẽ có nguy cơ bị đau xương hàm cao hơn.
Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến quý bệnh nhân những thông tin cơ bản nhất và hữu hiệu nhất về Đau xương hàm gần mang tai. Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin hãy vui lòng liên hệ với Nhà thuốc AZ theo số hotline 0929.620.660 hoặc truy cập nhathuocaz.com.vn để được các Dược sĩ Đại học tư vấn một cách nhiệt tình, chính xác và nhanh chóng nhất.
Đau xương hàm gần mang tai là bệnh gì?
Khớp thái dương hàm được biết đến là một vùng khớp nối giữa hộp sọ và vùng hàm dưới. Các khớp này đóng vai trò quan trọng cho quá trình cử động lên xuống của vùng làm dưới khi cơ thể thực hiện các chức năng nhai, nói. Vị trí của 2 khớp này được biết đến là vùng nằm giữa vùng thái dương và vùng mang tai. Bạn chỉ cần há miệng rộng thì sẽ thấy 2 khớp này nổi lên và có thể sờ thấy được dễ dàng.
Tình trạng đau xương hàm được biết là một trong những triệu chứng của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm hoặc cũng có thể là do tình trạng rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm, là một căn bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, bệnh lý này không gây nguy hiểm cho người bệnh, bệnh chỉ gây ra tình trạng đau nhức khó chịu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nhai và nói của người bệnh.
Nếu tình trạng đau nhức kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cũng như tâm lý của người bệnh. Từ đó, sẽ kéo theo nhiều những vấn đề khác của cơ thể.
Nguyên nhân gây đau xương hàm gần mang tai là gì?
- Do các chấn thương gây tổn thương trực tiếp vùng xương hàm như tai nạn hay va đập mạnh vào hàm khiến hàm bị tổn thương;
- Do thói quen sinh hoạt hằng ngày như ăn thức ăn dai, viêm nhai thức ăn, nghiến răng khi ngủ…;
- Do nghề nghiệp: Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc phải tình trạng này thường là ca sĩ, giáo viên, nghệ sĩ violon, nhân viên trực tổng đài…
- Đau xương hàm gần mang tai có thể do bệnh lý viêm khớp dạng thấp gây ra. Bệnh có thể gây ra tình trạng đau nhức khớp ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Trong đó bao gồm khớp thái dương hàm.
- Sau khi nhổ răng, cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức vùng xương hàm gần mang tai.
- Do quá trình mọc răng khôn mà đâm lệch vào phía bên trong khớp thái dương hàm.
- Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác
Triệu chứng thường gặp đau xương hàm gần mang tai
Ngoài tình trạng đau nhức vùng xương hàm gần mang tai thì người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác kèm theo như:
- Đau nhức khi nhai, nói, ngáp, hắt hơi hoặc khi há miệng rộng. Thậm chí, khi bệnh nhân ngậm miệng, hàm dưới không hoạt động vẫn đau âm ỉ.
- Một số trường hợp bị nặng sẽ gây nổi hạch, đỏ và sưng tấy. Gây nên mất cân đối gương mặt. Trường hợp này, cường độ đau nhiều hơn, tái phát thường xuyên hơn.
- Có tiếng lục cục khi xương hàm dưới hoạt động có thể xuất hiện khi đau xương hàm gần mang tai.
- Đau xương hàm gần mang tai làm ảnh hưởng tới các chức năng xung quang gương mặt như: ù tai, nhức đầu, đau răng, chóng mặt…
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân là cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng đau mỏi cơ xương hàm gần mang tai trong quá trình nói hoặc nhai nhiều vì đây cũng có thể là một dấu hiệu cho biết việc rối loạn chức năng thái dương hàm.
Nếu trình trạng đau nhức này kéo dài và ngày một nặng hơn thì bạn cần nên đến ngay các cơ sở y tế hay bệnh viện chuyên khoa để được sự thăm khám và điều trị từ bác sĩ.
Đối tượng có nguy cơ bị đau xương hàm gần mang tai
- Người bị tai nạn va đập mạnh vào hàm làm hàm bị tổn thương.
- Người có thói quen hằng ngày như hay ăn thức ăn dai, nhai kẹo cao su, nghiến răng khi ngủ.
- Người có nghề nghiệp trong các nghề như ca sỹ, giáo viên, nghệ sỹ violon do thường xuyên kẹp đàn hoặc nhân viên trực tổng đài…
- Người thường xuyên bị stress, căng thẳng thần kinh.
- Người bị nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm khớp thái xương hàm.
- Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh thấp khớp
- Người sau khi nhổ răng có thể tới đau xương hàm vì bị ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh.
- Người có răng khôn mọc lệch dẫn đến đâm vào khớp thái dương hàm.
Cách giảm đau phòng ngừa đau xương hàm gần mang tai hiệu quả
Bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp giảm đau và phòng tránh bệnh một cách hiệu quả:
Một số cách giảm đau nhanh mang lại hiệu quả như:
- Chườm nóng;
- Chiếu đèn hồng ngoại;
- Thả lỏng vùng khớp thái dương hàm để giúp giảm áp lực lên vùng khớp này;
- Nghỉ ngơi phù hợp cũng giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức.
- Uống thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm corticod, …
Cách phòng ngừa
- Không nên ăn thức ăn khó nhai;
- Bỏ thói quen ăn kẹo cao su;
- Tránh tuyệt đối há mạnh và đột ngột vùng hàm dưới vì như thế có thể gây tổn thương vùng khớp hàm.
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe
Điều trị đau xương hàm gần mang tai
Việc điều trị bệnh đau xương hàm gần mang tai sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và căn cứ vào các xét nghiệm và quá trình chẩn đoán, từ đó các bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bệnh phù hợp nhất cho từng trường hợp bệnh cụ thể.
- Điều trị nha khoa: Nếu tình trạng đau xương hàm gần mang tai xuất hiện là do các bệnh lý liên quan tới răng miệng thì bệnh nhân sẽ cần phải được thực hiện điều trị với một số phương pháp nha khoa như niềng răng, chỉnh khớp cắn, nhổ răng, …
- Điều trị bệnh bằng thuốc Tây: Bệnh nhân thường được các bác sĩ chỉ định điều trị một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, kháng sinh… Một số trường hợp khác, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu để giúp nâng cao hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.
- Phẫu thuật hàm: Đây sẽ là một trong những phương pháp điều trị cuối cùng khi có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng nghiêm trọng và nếu như các phương pháp điều trị trên không đạt được hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài những phương pháp điều trị bệnh trên, người bệnh cũng có thể kết hợp với các bài thuốc Nam, bài thuốc Đông y để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh người bệnh cũng cần phải chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Lời khuyên khi bị đau xương hàm gần mang tai
- Nên theo dõi, có những trường hợp đau do mỏi cơ xương hàm hoạt động nhiều như nói nhiều, hát nhiều.
- Cũng có thể là triệu chứng do bệnh loạn chức năng khớp thái dương hàm. Nếu bạn cảm thấy bị đau nhiều, đau ngày càng nặng hơn, thời gian tái phát ngắn hơn. Bạn nên đến khoa khớp của bệnh viện lớn để thăm khám kịp thời.
Một số câu hỏi liên quan đến đau xương hàm gần mang tai
Đau xương hàm gần mang tai có nguy hiểm không?
Đây là một bệnh khá phổ biến. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng bệnh gây đau đớn, khó chịu, hạn chế khả năng nhai và nói. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh và kéo theo nhiều bệnh tật và rối loạn khác.
Khi nào đau xương hàm gần mang tai cần điều trị?
Mặc dù phần lớn các cơn đau xương hàm gần mang tai không liên quan đến các trường hợp khẩn cấp như đau tim, tuy nhiên nếu cảm giác khó chịu của bạn nghiêm trọng và/hoặc kéo dài; hoặc nếu cơn đau của bạn kết hợp với các triệu chứng như: đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi hoặc chóng mặt thì hãy nhớ thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Những câu hỏi nào bạn sẽ được hỏi khi đi thăm khám?
Để tìm ra nguyên nhân gây đau hàm của bạn, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về cơn đau của bạn. Chẳng hạn như:
- Cơn đau xương hàm bắt đầu khi nào?
- Mức độ đau hay khó chịu
- Cơn đau có diễn ra liên tục hay không?
- Bạn có bị chấn thương hàm nào gần đây không?
- Các thói quen có thể gây ra đau hàm?
- Thời gian của cơn đau hàm kéo dài khoảng bao lâu?
Những câu trả lời trên có thể sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn.
Các cách khắc phục cơn đau quai hàm gần mang tai tại nhà?
- Chườm nóng và lạnh
Hãy sử dụng túi chườm lạnh trong khoảng 10 phút cho nơi bị đau. Có thể chườm lặp lại sau mỗi 2 giờ nếu thấy cần thiết. Khi chườm lạnh sẽ khiến các dây thần kinh bị tê đi và sẽ không còn nhạy cảm trong việc gửi các thông điệp đau đớn tới não bộ.
Ngược lại, trong trường hợp cảm thấy đau nhức âm ỉ và kéo dài thay vì đau nhói từng cơn thì nên chườm túi chườm nóng. Do nhiệt độ cao sẽ làm tăng lưu thông máu và thư giãn các cơ hàm. Ngoài ra, có thể ngâm một ít khăn trong nước nóng và luân phiên sử dụng chúng áp lên khu vực đau trong khoảng 20 phút.
- Massage
Thực hiện xoa bóp khu vực xung quanh khớp hàm để làm giảm sự căng cứng của cơ và tăng lưu thông máu đến khu vực này cũng là một cách điều trị hiệu quả. Há miệng và chà xát các cơ quanh khớp thái dương hàm cho đến khi chúng hết co cứng. Ngậm miệng lại và lặp lại massage như trên. Lặp lại các động tác massage này nhiều lần trong ngày.
Cũng có thể xoa bóp các cơ đau bằng ngón trỏ ở phía trong khoang miệng. Xoa bóp các cơ liên quan ở hai bên cổ cũng có thể giúp làm giảm căng thẳng gây đau hàm.
- Duy trì tư thế đúng
Nhiều khi tư thế trong sinh hoạt, làm việc sẽ gây đau đau xương hàm gần mang tai. Trong khi ngồi trên ghế, cố gắng ngồi thẳng lưng thay vì cúi về phía trước. Đảm bảo cằm không bị lệch về phía trước ra khỏi trục dọc của cơ thể vì điều này gây căng thẳng cho lưng và cổ của bạn, từ đó dẫn đến đau khớp hàm. Nhiều người hay có thói quen nghe điện thoại bằng cách kẹp điện thoại giữa má và vai để được rảnh tay nhưng đây là một cách sẽ làm căng cơ hàm và cổ.
- Đeo dụng cụ bảo vệ
Nghiến răng lâu ngày sẽ dẫn tới đau, rối loạn khớp thái dương hàm, tổn thương răng, hàm, thậm chí biến dạng mặt. Bạn có thể sử dụng máng chống nghiến răng khi ngủ để bảo vệ hàm răng của mình.
- Thay đổi thói quen ăn uống
Tránh ăn những thực phẩm dai và giòn như sụn, thịt bò, trái cây giòn, các loại hạt cứng… Thay vào đó hãy ăn thức ăn mềm hơn như mỳ sợi, súp và các thực phẩm dễ ăn khác. Tránh việc há miệng thật lớn để cắn hay ngậm thức ăn. Không dùng các đồ uống, đồ ăn chứa caffeine và trà vì các chất này có thể làm tăng căng cơ.
- Bổ sung canxi và magiê
Ăn nhiều thức ăn giàu canxi và magiê. Những khoáng chất này giúp thúc đẩy thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng trong cơ hàm, từ đó giúp điều trị đau xương hàm gần mang tai tại nhà hiệu quả. Một cách khác nữa là bổ sung bằng dạng bột: trộn 500mg canxi và 250mg magiê vào nước và uống vào buổi sáng.
** Lưu ý: Thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc AZ chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên Nhà thuốc AZ xin cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến Đau xương hàm gần mang tai. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ đến SDT 0929.620.660 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập NhathuocAZ.com.vn để biết thêm chi tiết.